Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy chủng người tí hon tại Ireland
Gần đây, các nhà khảo cổ thuộc Đại học Dublin, Ireland, đã khai quật được 3 bộ xương có kích cỡ chỉ từ 47-61 cm, của một chủng người chưa từng được biết đến trước đây tại một khu rừng vùng Đông Ireland.
Các hài cốt có kích thước từ 47 đến 61 cm có lẽ là từ một chủng người hoàn toàn khác với con người hiện đại, được xác định tồn tại cho đến thế kỷ 12 hoặc 13 SCN.
Những bộ xương đã lộ ra sau một cơn mưa lớn, và đã được ba em nhỏ địa phương đang chơi trong khu vực tìm thấy. Các cậu bé liền liên lạc với cảnh sát, nghĩ rằng họ đã tìm thấy xác của trẻ em bị giết.
Chuyên viên giám định y khoa được gọi ngay đến hiện trường, và nhanh chóng hiểu ra rằng đây không phải là một vụ án tội phạm hiện đại, mà thay vào đó là một khu vực khảo cổ bất thường.
Ông đã liên lạc ngay với Trường đại học Dublin để nhờ giúp đỡ, và trường này đã cử giáo sư Edward James McInnes tới phân tích sự việc được phát hiện.
Các xác chết được phát hiện là của hai cá thể nữ và một cá thể nam. Chúng được phát hiện cùng với một số lượng nhỏ các đồ tạo tác và vật dụng gần bờ sông Boyne.
Nhóm các nhà khảo cổ học do giáo sư McInnes dẫn đầu đã đặt tên cho loài người này là Homo minusculus, có nghĩa là ‘người tí hon’.
Nhiều loại dụng cụ bằng đá nhỏ và vũ khí đã được tìm thấy gần hài cốt các cá thể, gồm một chiếc rìu, hai con dao, một mũi giáo và thậm chí cả hai chiếc kim may nhỏ.
Các nhà khoa học nhận định rằng các vật dụng nhỏ này cho thấy Homo Minisculus chỉ đạt đến trình độ công nghệ tương đương với những người săn bắt hái lượm thời tiền sử, vì không thấy có đồ gốm hoặc đồ kim loại nào được tìm thấy tại hiện trường.
Ngoài ra, còn tìm thấy nhiều xương của các động vật nhỏ khác bao gồm sóc, thỏ, chuột chũi và nhím, đã được tìm thấy gần khu vực chủng người tí hon sinh sống, trong đó có nhiều vết tích bếp núc nấu ăn.
Các phân tích niên đại khác nhau được thực hiện trên xương và các hiện vật, đã chỉ ra rằng họ đã ở khu vực đó trong khoảng thời gian từ năm 1145 và 1230 SCN, có nghĩa là loài người nhỏ bé này đã cùng tồn tại với con người hiện đại nhiều hơn 45.000 năm.
Khám phá diệu kỳ này cho thấy nhiều câu chuyện kể từ thời Trung Cổ mà các nhà sử học cho là hư cấu, thực sự đã dựa trên các dữ kiện thực tế.
Homo minusculus có thể đã từng truyền cảm hứng cho những câu chuyện về những yêu tinh nhỏ, những chú lùn nhỏ bé rất phổ biến trong văn hoá dân gian châu Âu.
Lý do cho kích thước nhỏ lạ thường của chủng người này vẫn còn là một bí ẩn, theo giáo sư McInnes, nó có thể liên quan đến sự khan hiếm các nguồn tài nguyên trong thời kỳ băng hà gần đây nhất kéo dài những năm cuối của Kỷ Pleistocene, từ khoảng 110.000 đến 12.000 năm trước.
Tuy nhiên, trong truyền thuyết Phương Đông, thì có 3 chủng người khác nhau đã được Thần tạo ra trên Trái đất với 3 loại kích thước là Tiểu Nhân, Trung Nhân và Đại Nhân. Cho đến thời hiện đại này, chỉ còn Trung Nhân là còn tồn tại.
>>> Dấu chân “siêu ngoại cỡ”: Bằng chứng về sự tồn tại của người khổng lồ thời cổ đại?
Vào năm 2003, Homo Floresiensis, chủng người có chiều cao khoảng 1,1m cũng được phát hiện trên đảo Flores ở Indonesia, là một phân loài người được cho là đã tuyệt chủng khoảng 30,000 năm trước.
Kết quả phát hiện mới này chứng minh rằng nhiều chủng người khác nhau đã thực sự tồn tại cùng với con người hiện đại chúng ta trong hàng ngàn năm.
Vậy là, chúng ta thực sự không phải là những “ngôi sao” duy nhất trên Trái đất mang tên con người.
Theo Đại Kỷ Nguyên