Các đại cử tri Cộng hòa ở 7 bang đã bỏ phiếu dự phòng cho Donald Trump
Ngày 14/12, Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Arizona, Nevada và New Mexico là những bang mà đại cử tri đã chuyển phiếu bầu thay thế cho Tổng thống Donald Trump, trong khi đó các đại cử tri Đảng Dân chủ được chứng nhận ở cùng các bang đã bỏ phiếu cho cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Mặc dù đã có tiền lệ về việc cuộc chiến ‘tay đôi’ giữa các đại cử tri bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử Tổng thống, nhưng số lượng các bang tham gia vào vào cuộc chiến này trong năm nay đã khiến cuộc bầu cử năm 2020 trở thành sự kiện chưa từng được ghi nhận trong lịch sử. Các đảng viên Đảng Dân chủ đã tái hiện lại thành công sự việc tại Hawaii vào năm 1960. Thời điểm đó, đại cử tri Đảng Dân chủ đã thay đổi lá phiếu bầu cho John F. Kennedy, dù thống đốc bang chứng nhận kết quả bầu cử tại khu vực thuộc về Richard Nixon.
Quốc hội cuối cùng đã phải công nhận phiếu bầu của các đại cử tri cho ông Kennedy ngay cả khi ông không được tuyên bố là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, và phải đến 11 ngày sau khi kết quả đại cử tri của ông Nixon được chứng nhận, Kennedy mới được công nhận là người thắng cuộc. Tổng thống Donald Trump và các phe đồng minh bên thứ ba vẫn đang theo đuổi các vụ kiện pháp lý đối cho cuộc bầu cử ở tất cả các bang có liên quan, bao gồm cả vụ kiện được đệ trình ở New Mexico cùng ngày với cuộc bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn.
Trong một thông cáo qua email, Meshawn Maddock, đại cử tri toàn quốc thuộc Đảng Cộng hòa Michigan, cho biết: “Việc cử đi nhiều hơn một nhóm đại cử tri không phải là sự việc chưa từng thấy. Nghĩa vụ của chúng tôi đối với người dân Michigan và Hiến pháp Hoa Kỳ là cử một nhóm đại cử tri khác nếu cuộc bầu cử đang xảy ra tranh cãi hoặc tranh chấp, và rõ ràng mọi thứ đang như vậy.”
Các Đảng viên Cộng hòa ở các bang khác cũng lý giải cơ sở lý luận của họ dựa trên những nguyên do tương tự, nhấn mạnh rằng việc bỏ phiếu của họ sẽ đảm bảo tuân thủ yêu cầu pháp lý của Donald Trump cho cuộc bầu cử, khi vị tổng thống đang theo đuổi các vụ kiện pháp lý trước kết quả của cuộc bầu cử.
Kelli Ward, một trong 11 đại cử tri của Đảng Cộng hòa tại bang Arizona, cho biết bà tin rằng các đại cử tri Đảng Cộng hòa ở tất cả các bang được đề cập đều có chung quan điểm với bà, rằng họ đại diện cho những lá phiếu hợp pháp trong cuộc bầu cử tháng 11. Bà nhận định cuộc tổng tuyển cử năm nay đã bị hủy hoại bởi những bất thường và cáo buộc gian lận xảy ra.
Ngày 14/12, Ward chia sẻ tại chuyên mục “The Nation Speaks” của tờ NTD: “Điều này như một phần trách nhiệm của chúng tôi, để vào ngày 6/1, các đại cử tri chuẩn có thể được công nhận bất cứ khi nào Quốc hội họp trở lại. Nếu các đại cử tri thực sự không được cử đi, thì vấn đề sẽ còn trở nên rắc rối hơn hiện tại”.
Cuộc bỏ phiếu chính thức của các đại cử tri vào ngày 14/12 liên quan đến việc ký kết một loạt bản sao của giấy chứng nhận bỏ phiếu. Những bản sao này sau đó được gửi đến lưu trữ viên Hoa Kỳ, ngoại trưởng, chủ tịch Thượng viện và chánh án tòa án quận tại các quận mà đại cử tri tập hợp. Các đại cử tri của đảng Dân chủ cũng đã gửi các bản sao giấy chứng nhận kiểm chứng có chữ ký của thống đốc mỗi bang.
Jesse Law, đại cử tri hàng đầu cho các đại cử tri tại bang Nevada cam kết bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump, đã chia sẻ với tờ Epoch Times rằng, mỗi đại cử tri sẽ điền vào một số bản sao của giấy chứng nhận bỏ phiếu và gửi chúng cho các bên được yêu cầu qua đường thư đã được chứng thực.
Trong một bức email, văn phòng Ngoại trưởng bang Nevada phát biểu với tờ Epoch Times rằng họ đã nhận được giấy chứng nhận bỏ phiếu từ các đại cử tri Dân chủ, nhưng chưa nhận được từ các đại cử tri Cộng hòa. Văn phòng Ngoại trưởng bang Pennsylvania cũng xác nhận sự việc tương tự.
Trong một bức email, Wanda Murren, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao bang Pennsylvania, đã phát biểu với tờ Epoch Times: “Chúng tôi chỉ có danh sách từ cuộc họp của Cử tri đoàn do Bộ Ngoại giao tổ chức cho nhóm đại cử tri đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đó”.
Đảng Cộng hòa bang Pennsylvania hiện không lập tức đưa ra phản hồi về vụ việc.
Mark Jefferson, giám đốc điều hành của Đảng Cộng hòa bang Wisconsin, chia sẻ trong bức email gửi tới tờ Epoch Times rằng các đại cử tri vẫn chưa gửi giấy chứng nhận. Ông cho biết: “Chúng tôi sẽ trao đổi với các luật sư về phương án hiệu quả nhất để thu nhận các chứng chỉ bầu cử, và chúng tôi hy vọng chúng sẽ được gửi đi”.
Văn phòng Đăng ký Liên bang và Quản lý Hồ sơ Văn khố Quốc gia (OFR), nơi nhận bản sao của các giấy chứng nhận bỏ phiếu và đăng chúng lên một trang web được chỉ định, đã từ chối phản hồi về quy chế xử lý các chứng chỉ bỏ phiếu. Tính đến 5 giờ chiều ngày 15/12, vẫn không có chứng chỉ nào xuất hiện trên trang web.
Trong một email gửi tới tờ Epoch Times, Katerina Horska, giám đốc về chính sách và vấn đề pháp lý, cho biết: “Theo Đạo luật Quyền riêng tư, OFR sẽ không tiết lộ thông tin về các trao đổi mật với những cá nhân. Do đó, chúng tôi không thể tiết lộ về những thông tin mà chúng tôi đã nhận được, ngoại trừ giấy chứng nhận, vốn là một động thái chính thức của bang trong việc chuẩn bị và gửi chứng chỉ bỏ phiếu”.
Kể từ ngày Tổng tuyển cử, TT Trump và các tổ chức bên thứ ba đã theo đuổi các vụ kiện pháp lý trước kết quả bầu cử tại sáu bang. Cho đến nay, không có vụ kiện nào mang lại kết quả khả quan, trong đó gồm cả một vụ thách thức Tòa án Tối cao giữa các tiểu bang, do chính quyền bang Texas đưa ra và được 19 tổng chưởng lý đảng Cộng hòa ủng hộ.
Một số vụ kiện đã cáo buộc về vấn đề gian lận trên diện rộng, bao gồm việc thao túng các máy bỏ phiếu của Dominion Voting Systems. Ngày 14/12, một thẩm phán đã chấp thuận việc thi hành một cuộc kiểm tra pháp y đối với các máy bỏ phiếu điện tử của Dominion tại quận Antrim, bang Michigan. Người đảm nhận công tác kiểm tra kết luận rằng những chiếc máy được thiết kế để gây ra một số lỗi bất thường nhằm thay đổi kết quả bầu cử. Các máy móc đã thiếu đi nhật ký phân xử và bảo mật quan trọng cho cuộc tổng tuyển cử năm 2020, trong khi nhật ký này vẫn có vào những năm trước. Dominion sau đó đã phủ nhận các cáo buộc.
Nhằm phản hồi lại trước kết quả báo cáo, ngày 14/12, TT Trump đã chia sẻ trên Twitter: “Ôi trời. Báo cáo này cho thấy tình trạng gian lận nghiêm trọng. Cuộc bầu cử đã bị thay đổi kết quả”.
Vị tổng thống chia sẻ ngày 15/12: “Hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng đang được phát hiện ở các máy bỏ phiếu. Họ đi quá xa rồi, thật là nực cười. [Tôi] có thể đã giành được một chiến thắng long trời lở đất, nhưng giờ lại nhận lấy một màn thua với cách biệt sát nút. Đây không phải là Hoa Kỳ của trước kia. Những chiếc máy được bảo vệ bởi lực lượng thực thi pháp luật. NÊN ĐỪNG CỐ THAY ĐỔI CHÚNG, đó là một tội ác. Còn nhiều vấn đề nữa sẽ được hé lộ! Những bằng chứng khổng lồ cho thấy nạn gian lận cử tri. Chưa bao giờ quốc gia chúng ta xảy ra những điều như thế này!”
Trong một bài phát biểu ngày 14/12, Joe Biden một lần nữa tuyên bố ông đã giành chiến thắng, bác bỏ những cáo buộc về gian lận bầu cử và kêu gọi Donald Trump nên chấp nhận kết quả. Vị cựu phó tổng thống kiêm thượng nghị sĩ bang Delaware cho biết, các quan chức bầu cử và tình nguyện viên, của cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, “đều biết các cuộc bầu cử mà họ giám sát đảm bảo tính trung thực, tự do và công bằng”.
“Họ đã tận mắt chứng kiến. Và họ sẽ không bị đe dọa để khai báo sai lệch đâu”.
“Tại Mỹ, khi bất kỳ cuộc bầu cử nào xuất hiện những nghi vấn về tính hợp pháp, những nghi vấn đó sẽ đều được giải quyết thông qua một quy trình pháp lý. Và đó chính xác là những gì đang xảy ra hiện nay. Chiến dịch tranh cử của Donald Trump đã tạo ra hàng chục vụ kiện pháp lý để chứng thực kết quả bầu cử. Lời kêu gọi của họ đã được lắng nghe. Và chúng đều không đem lại kết quả gì”.
Hầu hết các vụ kiện hậu bầu cử đều bị bác bỏ không phải do các yếu tố liên quan đến bằng chứng được đưa ra, mà vì nhiều lý do khác nhau. Vụ kiện của Tòa án Tối cao bang Texas đã bị hủy bỏ vì tiểu bang này không thể thiết lập tư cách pháp lý đầy đủ để khởi kiện vụ án. Tòa án sau đó đã không tiến hành xét xử bằng chứng.
Cuộc chiến ‘tay đôi’ khả năng sẽ tạo ra một cuộc kiểm phiếu đại cử tri gây tranh cãi trong Quốc hội. Mỗi nhóm đại cử tri đều có thể phải đối mặt với thách thức pháp lý, dưới sự chấp thuận của một thành viên Hạ viện và một thượng nghị sĩ. Cả hai viện của Quốc hội sau đó sẽ tạm ngưng tiến trình để tranh luận và bỏ phiếu đưa ra hướng giải quyết.
TT Trump khả năng sẽ kêu gọi sự ủng hộ gần như toàn thể trong Thượng viện nhằm ngăn chặn việc chấp thuận các đại cử tri của Joe Biden. Nhưng điều này còn tùy thuộc vào kết quả của cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện ở bang Georgia.
Theo theepochtimes.com