Đảng Cộng hòa Pennsylvania tiếp tục kiện lên Tòa án tối cao Hoa Kỳ, phản đối kết quả bầu cử

16/12/20, 10:40 Thế giới
The US Supreme Court is pictured on February 1, 2020 in Washington, DC. (Photo by Daniel SLIM / AFP) (Photo by DANIEL SLIM/AFP via Getty Images)

Hôm 15/12, một nhóm đảng viên Cộng hòa ở tiểu bang Pennsylvania một lần nữa đã thúc giục Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tiếp nhận vụ kiện của họ, thách thức kết quả bầu cử năm 2020 ở bang này, Epoch Times đưa tin.

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tại Washington, DC vào ngày 1/ 2/2020
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tại Washington, DC vào ngày 1/ 2/2020. (Ảnh qua AFP)

Trước đó, Tòa án cấp cao nhất của quốc gia từ chối yêu cầu của nhóm này, liên quan đến việc ngăn Pennsylvania thực hiện các bước chứng nhận kết quả bầu cử năm 2020. Vào thời điểm đó, luật sư của nhóm, Greg Teufel, cho biết vụ việc vẫn chưa kết thúc vì các nguyên đơn đang có kế hoạch gửi đơn chính thức, yêu cầu tòa án xem xét lại vụ kiện.

Luật sư Greg đã nộp đơn yêu cầu một văn bản chứng thực vào ngày 11/12, được tòa án tuyên bố vào ngày 15/12, lập luận rằng Tòa án Tối cao Pennsylvania đã sai khi bác bỏ vụ kiện của họ chỉ vì các nguyên đơn nộp hồ sơ trễ.

“Tòa án này không nên làm ngơ trước các luật bầu cử vi hiến cho phép làm loãng số phiếu quy mô lớn và có tác động đáng kể đến kết quả bầu cử, như Tòa án Tối cao Pennsylvania đã làm,” đơn kiện nêu rõ.

Vụ kiện hiện tại, được xác nhận là vụ Kelly kiện Pennsylvania, lập luận rằng Đạo luật 77, cho phép bất kỳ cử tri nào bỏ phiếu qua thư đã vi phạm hiến pháp của Pennsylvania. Các nguyên đơn lập luận rằng hiến pháp tiểu bang cấm bỏ phiếu vắng mặt ở Pennsylvania ngoại trừ nằm trong 4 trường hợp hạn chế.

Vụ kiện cáo buộc rằng luật tiểu bang này là “một nỗ lực bất hợp pháp nhằm vượt quyền bỏ phiếu vắng mặt được quy định trong Hiến pháp Pennsylvania, mà trước hết là không tuân theo thủ tục cần thiết bằng cách sửa đổi hiến pháp cho phép mở rộng.”

Đơn kiện đã được đệ trình bởi một nghị sĩ Đảng Cộng hòa – Hạ nghị sĩ Mike Kelly của bang Pennsylvania và nhiều ứng cử viên quốc hội GOP.

Được biết hồi cuối tháng 11, một thẩm phán thuộc khối thịnh vượng chung Pennsylvania – Patricia McCullough, đã ban hành lệnh tạm thời ngăn tiểu bang thực hiện các bước tiếp theo để hoàn thành chứng nhận cuộc đua tổng thống. Bà cho rằng bên khởi kiện dường như đã thiết lập khả năng thành công vì họ khẳng định rằng Hiến pháp không cung cấp cơ chế cho cơ quan lập pháp cho phép mở rộng bỏ phiếu vắng mặt chứ không phải sửa đổi hiến pháp.

Bà cũng nhấn mạnh rằng bên khởi kiện tuyên bố các thủ tục bỏ phiếu qua thư được quy định trong Đạo luật 77 mà tiểu bang này tự ý soạn thảo năm 2019, là trái với quy định của Hiến pháp Pennsylvania, quy định về việc bỏ phiếu vắng mặt.

Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Pennsylvania đã phán quyết rằng các nguyên đơn đã chờ đợi quá lâu trước khi hạt của hội đồng bầu cử được yêu cầu chứng nhận kết quả bầu cử để đưa ra vụ kiện, điều này có thể dẫn đến việc tước quyền của hàng triệu cử tri Pennsylvania đã bỏ phiếu qua thư.

Một nhân viên bầu cử đếm các lá phiếu gửi qua thư được tính ở Quận Chester, Pennsylvania vào ngày 4/11/2020. (Ảnh qua Reuters)

Trong đơn khởi kiện, luật sư cho rằng đó là tình huống không có lợi cho thân chủ của mình, họ muốn khởi kiện trường hợp trái pháp luật này.

“Pennsylvania không cho phép các đại cử tri và ứng cử viên đưa ra các thách thức hiến pháp bằng các các luật chỉnh sửa việc tiến hành các cuộc bầu cử liên bang. Một đại cử tri hoặc ứng cử viên không được đưa ra thách thức trước cuộc bầu cử vì không đáp ứng được các yêu cầu thường trực,” ông viết, đề cập đến quyền hợp pháp hoặc vị thế để khởi kiện.

“Để khắc phục tác hại đầu cơ như vậy đòi hỏi phải đợi cho đến sau khi cuộc bầu cử diễn ra. Nhưng bây giờ tác hại đó đã trở thành hiện thực và không còn là suy đoán nữa thì, điều đó là quá muộn,” ông nói thêm.

Nhóm nguyên đơn đã yêu cầu tòa án tuyên bố Đạo luật 77 là vi hiến để ngăn chặn những tác hại sau này do. Nó cũng yêu cầu tòa án ban hành lệnh trừng phạt để giảm nhẹ những tác hại hiện tại mà luật tiểu bang này đã gây ra.

Họ lập luận rằng khi Tòa án Tối cao Pennsylvania bác bỏ vụ kiện mà họ đã đưa ra để ngăn cản luật pháp khỏi bất kỳ cuộc tấn công nào và gián tiếp sửa đổi Hiến pháp Pennsylvania trong khi Tòa án Tối cao Pennsylvania không có thẩm quyền làm như vậy.

Họ lập luận rằng việc tìm cách sửa đổi hiến pháp trên thực tế là vi hiến.

Thiện Thành 

Theo theepochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?