Cá bị cắt đầu, xẻ đôi vẫn quẫy mình dữ dội khiến dân mạng hoảng sợ

26/12/17, 15:01 Chuyện lạ

Mới đây, trên mạng xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh tượng một con cá đã mất đầu và bị xẻ đôi vẫn quẫy mình đến mức gần văng khỏi khay đựng. Hình ảnh này nhanh chóng được lan truyền rộng rãi và khiến nhiều người hoảng sợ.

Phần thân cá mất đầu vùng vẫy như cá sống. (Ảnh: Twitter)

Tài khoản Lord Flaconegro chia sẻ video một con cá “không thể chết” trên mạng xã hội Twitter hôm 19/12, thu hút hơn 143.000 lượt thích và 64.000 lượt chia sẻ, theo IFL Science.

Trong video, con cá bị cắt bỏ đầu và xẻ dọc làm đôi, nhưng vẫn quẫy mình dữ dội trên mặt bàn trong một gian bếp ở Mỹ. Con cá vùng vẫy mạnh tới mức gần như rơi ra ngoài khay đựng.

 

Đây không phải con cá duy nhất vẫn quẫy mình dù đã bị cắt đầu. Trước đây từng có một số trường hợp tương tự được ghi nhận.

Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Các nhà khoa học cho rằng, con cá không còn hoạt động não cũng như bất kỳ dấu hiệu nào khác của sự sống. Con cá cũng không có cảm giác đau do nó không còn sống. Chuyển động vùng vẫy của con cá chỉ là kết quả từ những phản xạ vô điều kiện mạnh mẽ của cơ thể nó.

Sau khi con cá chết, nơron vận động cơ bên trong các mô còn một lượng nhỏ điện thế màng. Não của con cá đã chết từ lâu nhưng phần cột sống và dây thần kinh trên cơ thể vẫn còn hoạt động. Các cơ trong cơ thể cá chứa adenosine triphosphate, nguồn năng lượng chính cho phép cơ bắp co rút.

Khi chạm tay vào thân cá, phần tủy sống của cá bị kích thích sẽ tiếp tục gửi những tín hiệu đến cơ, tạo phản xạ co cơ. Cùng với đó, các cơ bắp trong cơ thể cá vẫn giữ năng lượng sẽ giúp chúng thực hiện những “điệu nhảy” quẫy mình.

Hầu hết mô thực chất vẫn hoạt động. Trao đổi chất trong tế bào gần như bình thường, điện thế màng tồn tại ở tế bào thần kinh khá hoàn chỉnh. Ngay cả khi chức năng não mất đi, các mô sẽ vẫn đáp lại kích thích“, một giáo sư hóa học ở Đại học Virginia giải thích trên kênh Discovery News.

Tại Nhật Bản còn có một món ăn “sống động” với phần xúc tu của con mực cử động như đang còn sống có tên Odori-don, hay còn được biết đến là món mỳ gạo mực nhảy múa.

Và nguyên lý hoạt động của con mực này cũng giống như các con cá trên. Tuy nhiên trong trường hợp này, việc rắc muối hoặc nước tương mới là điều thúc đẩy co rút cơ ở con mực. Muối ngấm vào cơ thể và làm thay đổi điện thế ở màng tế bào thần kinh, kích thích cơn co rút mạnh, khiến xúc tu của con mực chuyển động như trong video.

Tú Văn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?