Bộ GD&ĐT dự kiến không “công khai lý lịch khoa học thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước”
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã dự kiến bỏ quy định “công khai lý lịch khoa học thành viên Hội đồng Giáo sự nhà nước” trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động hội đồng giáo sư các cấp.
Vào chiều ngày, 18/2 vừa qua, ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, Cục này đã hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của các cấp Hội đồng giáo sư (gọi tắt là Thông tư sửa đổi) và gửi Vụ Pháp chế của Bộ xem xét, trước khi trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ban hành.
Trước đó, theo dự thảo được công bố lần đầu (ngày 14/1), Bộ GD&ĐT dự kiến bãi bỏ điểm e khoản 3 Điều 7 của Quy chế mà Bộ này ban hành tại Thông tư số 04/2019/TT-BGDĐT ban hành ngày 28/3.2019
Nghĩa là Bộ sẽ bãi bỏ yêu cầu “công khai” danh sách thành viên của Hội đồng Giáo sư nhà nước trên trang Thông tin điện tử, cùng với bản tóm tắt lý lịch khoa học của mỗi thành viên.
Ngay sau đó, một số nhà khoa học ngạc nhiên trước nội dung dự kiến sửa đổi này và cho rằng, đây là một bước thụt lùi, bãi bỏ tính minh bạch và công khai mà Chính phủ đang theo đuổi và thực thi.
Trước sự ngạc nhiên và đánh giá dư luận, Ban soạn thảo dự thảo Thông tư sửa đổi đã khôi phục nội dung điểm e khoản 3 Điều 7.
Tuy nhiên, thay vì yêu cầu công khai tóm tắt lý lịch khoa học của mỗi thành viên trong Hội đồng Giáo sư nhà nước, thì giờ Bộ GD&ĐT chỉ yêu cầu công khai lý lịch khoa học những người là ủy viên Hội đồng giáo sư nhà nước.
Giải về điều này, ông Trần Tuấn Anh, Chánh văn phòng Hội đồng giáo sư nhà nước cho biết, theo quy định hiện hành, thành viên Hội đồng giáo sư nhà nước gồm 32 người, trong đó có 4 lãnh đạo Hội đồng (1 chủ tịch và 3 phó chủ tịch do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) bổ nhiệm. Còn 28 ủy viên trong Hội đồng giáo sư nhà nước là do bầu.
Do đó, 4 lãnh đạo Hội đồng do Thủ tướng bổ nhiệm sẽ không phải công khai lý lịch khoa học, còn 28 ủy viên gồm cả các Chủ tịch Hội đồng ngành, liên ngành đều phải công khai lý lịch khoa học theo quy định.
Ông Trần Tuấn Anh cũng cho biết thêm, hiện dự thảo phiên bản mới nhất đã được gửi Vụ Pháp chế thẩm định, trước khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chính thức.
Trước đó, trong đợt phong giáo sư vào cuối tháng 11 năm 2019, một trong số các ứng viên “trượt” Giáo sư đã lên tiếng với cộng đồng các nhà khoa học.
Trong đó, một số người có tổng điểm công trình khoa học cũng như tổng điểm nghiên cứu khoa học rất cao, không chỉ gấp nhiều lần so với mức điểm quy định mà còn cao so với ngay cả trong chính ngành mà ứng viên được xét.
Phải kể đến 2 ứng viên “trượt” ở ngành vật lý. Ngành này có 11 ứng viên Giáo sư, thì ứng viên có tổng điểm công trình khoa học cao nhất là 70,51, cao nhì là 70,20, cao gần gấp đôi các ứng viên thấp nhất cùng trong ngành, cao gấp 3,5 lần tiêu chuẩn cứng. Nhưng cả 2 ứng viên này đều “trượt”
Đối với ngành y, trong số 2 ứng viên “trượt” Giáo sư của ngành y cũng có 1 ứng viên tổng điểm công trình khoa học cao thứ 2 trong số 10 ứng viên Giáo sư của ngành này.
Từ Nguyên (t/h)