Biểu tượng chữ Vạn đã thay đổi như thế nào sau khi Hitler mượn dùng?

11/04/17, 08:17 Thế giới tâm linh

Biểu tượng chữ “卍” (Vạn) từng xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa cổ xưa trên thế giới. Trong Phật giáo, biểu tượng này mang một ý nghĩa rất tốt đẹp, thế nhưng nó đã bị “bôi bẩn” khi Đức Quốc xã biến nó thành biểu tượng của quỷ dữ.

Biểu tượng Swastika đã bị Hitler thêm vào với ý nghĩa chết chóc. (Ảnh: Ngaynay)

Gọi là “chữ”, nhưng thực ra cả hai đều là những biểu tượng. Người Việt gọi hai biểu tượng này bằng hai tên gọi khác nhau, nhưng người Tây phương đều gọi là Swastika, vì cả hai có hình thức bề ngoài hoàn toàn giống nhau.

Một số tài liệu Phật giáo, thậm chí cả một số Bách khoa toàn thư, đã cố gắng chứng minh rằng hai biểu tượng này có hình dạng khác nhau – khác nhau về chiều quay và khác nhau về tư thế thẳng đứng hoặc nghiêng: Chữ Vạn quay thuận chiều, “chữ thập ngoặc” của Đức Quốc xã quay ngược chiều; Chữ Vạn thẳng đứng, “chữ thập ngoặc” đổ nghiêng.

Nhưng thực tế không đúng như thế: Chữ “Vạn” của Phật giáo sử dụng cả hai chiều quay trái ngược nhau, “chữ thập ngoặc” của Đức Quốc Xã sử dụng cả hình đứng lẫn hình nghiêng. Tóm lại về hình thức bề ngoài, hai biểu tượng này hoàn toàn giống nhau. Vì thế, cần tìm hiểu vì sao có sự “trùng lặp” khó hiểu như vậy. Tuy nhiên, tìm hiểu lịch sử của Swastika chúng ta sẽ thấy rằng:

  • Swastika đã xuất hiện từ thời cổ đại, ngay từ đầu nó không chỉ là biểu tượng của riêng Phật giáo, mà là biểu tượng của rất nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau.
  • Swastika của Đức Quốc Xã hoàn toàn không liên quan gì đến chữ Vạn của Phật giáo, mà chỉ liên quan đến Swastika của người Aryan.
Swastika được biết đến nhiều với biểu tượng chữ Vạn trong Phật giáo.

Swastika là một trong những biểu tượng cổ xưa nhất mà loài người đã sử dụng. Nó đã được phát hiện trên những di chỉ khảo cổ có độ tuổi ít nhất hơn 3.000 năm tại khu vực thung lũng nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris và một số vùng trong thung lũng Indus.

Swastika là một từ Ấn Độ cổ mang nghĩa là một sự vật hay một sự việc tốt lành, hoặc có trạng thái tốt lành.

Swastika cũng xuất hiện trên các bình gốm và những đồng xu cổ trên đống đổ nát của thành T’roa (Troy), chứng tỏ nó đã được sử dụng ít nhất từ 1.000 năm trước Công nguyên.

Trải qua hàng ngàn năm, Swastika đã có mặt ở hầu khắp các lục địa Á, Âu, Mỹ. Vì thế, Swastika có rất nhiều tên gọi khác nhau như trong riếng Hán gọi là “wan” (Vạn), tiếng Hy Lạp là tetraskelion, tiếng Pháp – croix gammé và tiếng Anh gọi là fylfot..

Biểu tượng chữ thập ngược đã bị Hitler 'bôi bẩn' như thế nào? - ảnh 3
Biến thể của Swastika trong một số nền văn hóa khác nhau.

Phật giáo là nơi khởi nguồn của biểu tượng Swastika tại Châu Á. Trong các kinh Phật, Swastika thường xuất hiện ngay ở phần mở đầu. Trong tiếng Hán, chữ Vạn biểu thị cái bao trùm tất cả và sự vĩnh hằng .

Tại Nhật Bản, chữ Vạn của Phật giáo được gọi là manji, thể hiện sự hài hoà và cân bằng âm dương trong vũ trụ.

Tại Nam Âu, khu vực tiếp giáp với châu Á, dấu vết Swastika cũng đã được tìm thấy trong các công trình kiến trúc thuộc nền văn hoá Byzantine – nền văn hoá thuộc khu vực Biển Đen và Địa Trung Hải kéo dài từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến tận thời Trung cổ.

Dấu vết Swastika cũng xuất hiện trong các đền đài thuộc nền văn hoá Celtic, nền văn hoá có xuất xứ từ Tây và Trung Âu từ khoảng 1.000 năm trước Công nguyên kéo dài mãi đến nhiều thế kỷ sau Công nguyên, ảnh hưởng sâu rộng khắp Âu châu.

Biểu tượng chữ thập ngược đã bị Hitler 'bôi bẩn' như thế nào? - ảnh 4
Biến thể của Swastika trong nhiều tôn giáo và các lĩnh vực khác nhau.

Cuối thế kỷ 19, nhà khảo cổ học nổi tiếng Heinrich Schliemann, người đã khám phá ra Swastika trên đống đổ nát của thành T’roa, đã đi đến một kết luận vô cùng quan trọng rằng Swastika là một biểu tượng đặc trưng của người Aryan.

Đầu thế kỷ 20, Swastika của người Aryan đã trở thành một biểu tượng chung của chủ nghĩa dân tộc Đức. Nhưng Swastika chỉ chính thức trở thành biểu tượng của quỷ dữ kể từ khi Hitler chính thức sử dụng biểu tượng đó.

Hitler say mê với những lý thuyết về chủng tộc Aryan, coi người Do Thái là kẻ thù của người Aryan và phải chịu trách nhiệm về những khủng hoảng trong nền kinh tế Đức.

Biểu tượng Swastika đã được tìm ở những cổ vật có niên đại hàng nghìn năm trước Công nguyên.

Đến những năm 1920, khi Hitler trở thành lãnh tụ Đảng Quốc xã, ông ta thấy đảng này cần phải có một lá cờ và biểu tượng riêng của nó.

Năm 1923, Hitler bị phạt tù 5 năm vì một hành động chống chính phủ. Trong tù, Hitler đã viết tác phẩm “Mein Kampf” (Cuộc đấu tranh của tôi), trong đó viết: “Lá cờ mới phải là một biểu tượng của cuộc đấu tranh riêng của chúng ta, đồng thời có hiệu quả cao như một áp phích tuyên truyền”.

Biểu tượng Swastika đã trở thành biểu tượng của Đức Quốc xã.

Hitler thiết kế ra hình ảnh cụ thể của lá cờ đó, trong đó Swastika của người Aryan được đặt chính giữa trên một hình tròn màu trắng. Ông ta viết trong tác phẩm Mein Kampf: “Màu trắng thể hiện tư tưởng dân tộc, biểu tượng Sawstika thể hiện sứ mạng đấu tranh vì thắng lợi của người Aryan, đồng thời nói lên sự chiến thắng của tinh thần sáng tạo, một tinh thần đã và sẽ mãi mãi chống lại bọn Do Thái”.

Chẳng bao lâu sau, Mein Kampf đã nhanh chóng trở thành cuốn “kinh thánh” của Đảng Quốc xã, chứa đựng tất cả các giáo điều của chủ nghĩa Quốc xã, bao gồm cả những kỹ thuật tuyên truyền và kế hoạch làm thế nào để trước tiên chiếm lĩnh nước Đức, sau đó là chiếm lĩnh châu Âu.

Sau này chủ nghĩa phát xít bành trướng ra toàn thế giới và lá cờ chữ thập ngược của Hitler đã trở thành biểu tượng kinh hoàng của rất nhiều người dân Do Thái.

Như vậy, có thể thấy đích thân Hitler đã chọn Swastika của người Aryan làm biểu tượng cho Đảng Quốc xã. Từ năm 1933, khi Đảng Quốc xã thắng cử ở Đức, Hitler trở thành quốc trưởng của Đế chế thứ III, thì Swastika trở thành biểu tượng của cả nhà nước Quốc xã và quân đội Quốc xã. Kể từ đó, Swastika bị coi là biểu tượng của quỷ dữ. Sau Thế chiến II, Swastika bị cấm phô bày tại rất nhiều nước Âu châu.

Trong thời đại hiện nay, khi sự giao lưu trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, các sắc tộc, các vùng địa lý, các truyền thống văn hoá khác nhau ngày một phát triển, thì hai nhận thức khác nhau về Swastika đã gây nên những hiểu lầm và va chạm rất đáng tiếc, thậm chí có nơi đã xảy ra xung đột.

Chỉ có một cách duy nhất thanh toán sự hiểu lầm và xung đột này là mọi người phải biết rõ lịch sử của Swastika, để có thể phân biệt được đâu là Swastika của cái Thiện, đâu là Swastika của quỷ dữ. Vì thế, lịch sử là một khoa học rất cần thiết đối với nhận thức nói chung.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!