Biến mất bí ẩn của ba nhà thám hiểm trên hành trình tìm kiếm “thành phố đã mất” tại Amazon

28/09/18, 15:00 Bí ẩn

Percy Fawcett tin rằng ẩn chứa trong khu rừng Amazon đang che giấu những di tích về một thành phố có nền văn minh rực rỡ. Ông nung nấu một niềm tin mãnh liệt và quyết định thực hiện chuyến hành trình của mình, và lần đó cũng là chuyến thám hiểm cuối cùng mà mọi người có thể nhìn thấy ông cùng hai người đồng hành.

Khu rừng Amazon. (Ảnh từ Natural News)

Khát vọng chinh phục rừng già và kiếm tìm thành phố đã mất của Trung tá Percy Fawcett đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhà văn trinh thám Sir Arthur Conan Doyle viết nên tác phẩm“The Lost World” (1912) để ca ngợi sự dấn thân dũng cảm của những nhà thám hiểm đến những vùng đất chưa từng được khám phá trên thế giới trong lịch sử.

93 năm sau chuyến thám hiểm cuối cùng của ông, bí ẩn về sự mất tích cũng như cái chết của Trung tá Percy Fawcett đến nay đã trở thành một trong những sự kiện chưa có lời giải đáp trong lịch sử thám hiểm của thế giới.

 

Một trong những bước ngoặt cuộc đời khiến Trung tá Percy Fawcett trở thành nhà thám hiểm đam mê đi tìm thành phố thất lạc trong rừng già Amazon chính là sự kiện diễn ra vào năm 1906, lúc đó Percy Fawcett nhận nhiệm vụ của Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh đến Brazil để lập bản đồ khu vực rừng ở biên giới giữa Brazil và Bolivia.

Những chuyến đi vào rừng sâu, phát hiện những sinh vật kỳ lạ dần nhen nhóm trong Percy Fawcett khát khao chinh phục Amazon, khu vực mà ông từng gọi là “Vùng đất hoang cuối cùng của thế giới”.

Năm 1914, sau khi tra cứu nhiều tài liệu cũ của các nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, Percy Fawcett tin rằng, ở đâu đó trong rừng già Amazon ẩn chứa một thành phố thất lạc và gọi nó với cái tên “Z”.

Tin rằng, rừng già Amazon đang che giấu những di tích về một thành phố có nền văn minh rực rỡ, Percy Fawcett quyết định dấn thân vào chốn thâm sơn cùng cốc, bỏ ngoài tai tất cả những dị nghị cho rằng, ý tưởng về thành phố Z cùng cuộc thám hiểm của ông đều là điên rồ.

Chuyến thám hiểm Amazon tạm hoãn khi Thế chiến I xảy ra. Percy Fawcett trở về Anh để phục vụ cho quân đội với vai trò sĩ quan dự bị trong đội pháo binh Hoàng gia.

Năm 1925, sau quãng thời gian nghiên cứu tài liệu và khảo cổ vùng Amazon ở Brazil, Percy Fawcett lên đường thực hiện chuyến thám hiểm đi tìm thành phố Z mà ông mong chờ bấy lâu. Đi cùng với ông là cậu con trai cả Jack Fawcett và bạn thân của cậu – Raleigh Rimell.

Cả đoàn thám hiểm rừng Amazon năm đó đều không nghĩ rằng đó là chuyến đi cuối cùng của mình. Số phận và cái chết của họ cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ.

Trong rừng già Amazon có rất nhiều sinh vật chết chóc, có thể khiến chuyến thám hiểm của Percy Fawcett kết thúc bất cứ lúc nào. (Ảnh từ pinimg)
 

>>> Phát hiện di tích của Thành phố Hầu Vương được ghi chép trong truyền thuyết

Ngày 20/4/1925, chuyến thám hiểm vào rừng già cuối cùng của Percy Fawcett khởi hành từ thành phố ven sông Cuiabá (Brazil).

Ngoài hai người bạn đồng hành, đi theo Percy Fawcett còn có hai người Brazil thông thao đường, hai con ngựa, tám con la và một con chó.

Chuyến đi gặp vô vàn điều khó khăn bởi, trước mắt họ không chỉ là địa hình như mê cung dày đặc cây rừng mà còn là con sông với hàng đàn cá ăn thịt piranha hung tợn và phần lãnh thổ chứa nhiều nguy hiểm từ các bộ tộc bản địa sống hoang dã.

Nhưng đó chỉ là phần nguy hiểm về sau, bởi xuyên suốt chuyến đi, cả đoàn bị côn trùng và các sinh vật quái dị của khu rừng tấn công. Những con muỗi rừng khát máu và vắt đói quấy nhiễu những giấc ngủ chập chờn của cả đoàn.

Chân của Raleigh Rimell bị bọ chét cắn đến mức sưng tấy, khiến cho tiến độ di chuyển của cả đoàn bị ảnh hưởng. Với quyết tâm cao độ chinh phục rừng già Amazon, Percy Fawcett đề ra mục tiêu, cả đoàn phải đi được quãng đường rừng là 20km mỗi ngày.

 

Ngày 29/5/1925, cả đoàn tới khu vực gọi là “Dead Horse Camp” (tạm dịch: Trại ngựa chết), nơi Percy Fawcett buộc phải bắn con ngựa bị thương của mình.

Tại đây, đội của Percy Fawcett nói tạm biệt với hai người dẫn đường Brazil để họ quay trở lại Cuiabá. Trước khi người bản xứ rời đi, Percy Fawcett nhờ họ chuyển lá thư của mình cho người vợ ở quê nhà.

Cứ thế, ba người tiến sâu vào khu rừng chưa từng được nhà thám hiểm nào đặt chân…

Bẵng đi 2 năm, vào năm 1927, người ta không hề hay tin tức về Percy Fawcett và 2 người đồng hành của ông.

“Jack, con chúng ta, đang trở nên mạnh mẽ mỗi ngày. Em không phải lo lắng về bất cứ chuyện không hay nào xảy đến với anh và con…” – người vợ Nina Fawcett đọc đi đọc lại những dòng thư ngắn ngủi mà chồng gửi cho suốt hai năm qua.

Chưa bao giờ bà ngừng hy vọng chồng và con trai mình sống sót trở về. “Không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy ba nhà thám hiểm đã chết!”, Nina Fawcett khẳng với báo chí như vậy. Bà vẫn tin như vậy cho đến tận cuối đời!

Chuyến thám hiểm nghiệt ngã vào rừng già Amazon: Cả đoàn biến mất, không ai lý giải nổi - Ảnh 4.

Tuy nhiên, hai năm sau chuyến thám hiểm bặt vô âm tín của Trung tá Percy Fawcett, truyền thông bắt đầu rộ lên những đồn đoán xung quanh sự biến mất bí ẩn của ông và hai người còn lại.

Họ suy đoán rằng cả ba đã chết trong rừng. Nguyên nhân thì nhiều vô kể. Có người cho rằng, họ bị thú dữ trong rừng tấn công, rồi chết vì đói rét hay lạc đường. Có người lại cho rằng, Percy Fawcett vẫn còn sống và trở thành thủ lĩnh của một bộ tộc ăn thịt sinh sống dọc theo sông Xingu.

Quyết tâm đập tan những đồn đoán vô căn cứ xoay quanh chuyến thám hiểm của Trung tá Percy Fawcett, vào năm 1928, thành viên của Hiệp hội Địa lý Hoàng gia là George Miller Dyott tuyên bố lên đường tìm kiếm nhà thám hiểm người Anh mất tích Percy Fawcett ở rừng già Amazon.

Trở về, George Miller Dyott tuyên bố, đoản thám hiểm do Percy Fawcett dẫn đầu đã bị những người Aloique Indians giết chết. Tuy nhiên, do không có bằng chứng thuyết phục nên tuyên bố của George Miller Dyott đã bị bác bỏ ngay sau đó.

Chuyến thám hiểm nghiệt ngã vào rừng già Amazon: Cả đoàn biến mất, không ai lý giải nổi - Ảnh 5.
Điều gì thực sự xảy ra với chuyến thám hiểm của Percy Fawcett? Bí ẩn này đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. (Ảnh từ soha)

>>> Nghiên cứu mới: Maya sụp đổ vì không qua khỏi hạn hán

Nhiều năm sau chuyến thám hiểm không thành của George Miller Dyott, những bí ẩn xoay quanh đoàn thám hiểm của Percy Fawcett thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà thám hiểm và giới điều tra trên toàn thế giới.

Vì muốn làm sáng tỏ số phận của Trung tá người Anh mà hàng trăm người đã dấn thân vào chốn rừng già Amazon. Điều tồi tệ là, có tới 100 người được báo cáo là đã chết trong rừng hoặc biến mất không dấu vết trong vùng rừng thiêng nước độc Amazon.

Điều gì thực sự xảy ra với chuyến thám hiểm của Percy Fawcett?

Càng về sau, các nhà nghiên cứu lập luận rằng, bệnh sốt rét rừng và nhiễm ký sinh trùng cũng như đói, khát đã khiến đoàn thám hiểm ba người tử nạn trước khi “chạm” đến thành phố Z mà Percy Fawcett cho là tồn tại.

Một đầu mối hiếm hoi xuất hiện vào năm 2005, khi nhà báo người Mỹ David Grann thực hiện đúng lộ trình mà Percy Fawcett đã đi vào Amazon.

Trên chuyến hành trình của nhà báo này, ông đã gặp gỡ và nói chuyện với bộ lạc da đỏ sính sống lâu năm trong rừng. Họ kể lại rằng, họ đã gặp đoàn thám hiểm 3 người và cảnh báo cả đoàn về sự nguy hiểm của một bộ lạc có tên Kalapalos, hay còn gọi là “người da đỏ khốc liệt”.

Khi không thấy những người da trắng quay trở lại, bộ lạc da đỏ tin rằng họ đã bị người Kalapalos phục kích và giết hại.

93 năm kể từ khi Percy Fawcett khởi hành chuyến đi vào rừng Amazon cuối cùng của mình, số phận của Percy Fawcett và đoàn thám hiểm đi tìm thành phố Z của mình vẫn chưa được giải đáp hoàn chỉnh.

Chuyến hành trình bí ẩn này cũng gây cảm hứng cho đạo diễn James Gray tạo nên tác phẩm điện ảnh có tên “The Lost City of Z” (năm 2016). Tác phẩm một phần dựa trên cuốn sách của nhà báo người Mỹ David Grann có tên “The Lost City of Z: A Tale of Deadly Obsession in the Amazon”.

Chuyến thám hiểm nghiệt ngã vào rừng già Amazon: Cả đoàn biến mất, không ai lý giải nổi - Ảnh 6.
Poster của bộ phim “The Lost City of Z” (năm 2016). (Ảnh từ soha)

Bài viết sử dụng nguồn: History.com

>>> Ngôi đền Jupiter ở Li Băng: Kích cỡ đồ sộ đến mức vượt quá công nghệ hiện nay

Theo Soha

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này