Biden tuyên bố hợp tác với TQ nếu đắc cử, nguyên nhân vì ‘không còn con đường nào khác’
Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden cho biết, nếu đắc cử, ông sẽ hợp tác với Trung Quốc. Điều này cho thấy lập trường “tiền hậu bất nhất” của vị cựu phó tổng thống vì trước đó ông từng tuyên bố sẽ cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
“Cách tiếp cận của chúng tôi với Trung Quốc sẽ tập trung vào việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Mỹ, khôi phục sức mạnh của chúng tôi ở trong nước và đổi mới các liên minh và sự lãnh đạo của chúng tôi ở nước ngoài,” cựu phó tổng thống đã viết trong một bài báo đăng ngày 22/10 trên World Journal, một tờ báo Trung Quốc ít được biết đến ở New York.
“Chúng tôi sẽ nỗ lực cộng tác với Trung Quốc khi vấn đề đó có lợi cho chúng tôi, bao gồm cả vấn đề sức khỏe cộng đồng và biến đổi khí hậu.”
Ông đã đưa ra cam kết tương tự trong cuộc tranh luận tổng thống với Tổng thống Donald Trump cùng ngày.
“Tôi sẽ tái gia nhập Hiệp định Paris và khiến Trung Quốc tuân theo những gì họ đã đồng ý,” ông nói.
Biden cũng đề xuất làm sâu sắc thêm quan hệ của Mỹ với Đài Loan.
Chiến dịch Biden đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận của Epoch Times.
Theo thỏa thuận Paris, Trung Quốc – với tư cách là quốc gia Cấp 2 – đã cam kết đạt mức tối đa lượng khí thải carbon vào khoảng năm 2030 và không có nhiều trách nhiệm bắt buộc trong việc giảm phát thải sớm.
Trung Quốc cũng có thể hưởng lợi từ các khoản đóng góp từ các nước Cấp 1 được chỉ định trong Thỏa thuận Paris.
Một báo cáo của Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội vào tháng 10/2019 cho thấy Hoa Kỳ đã cam kết chi 3 tỷ USD kể từ năm 1994 cho Quỹ Khí hậu Xanh và đã giải ngân tổng cộng 2,7 tỷ USD, bao gồm 1 tỷ USD dưới thời chính quyền Obama.
Quỹ Khí hậu Xanh là là công cụ gây quỹ cho Thỏa thuận Paris.
Chính quyền Trump đã chính thức tuyên bố vào tháng 6/2019 về việc Hoa Kỳ rút khỏi Thỏa thuận Paris không ràng buộc, còn được gọi là Hiệp định Khí hậu Paris, và Hoa Kỳ sẽ không còn đóng góp cho Quỹ Khí hậu Xanh.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Trump nói rằng hiệp định đang chuyển việc làm của Hoa Kỳ ra nước ngoài trong khi không bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
“Theo thỏa thuận, Trung Quốc sẽ có thể tăng lượng khí thải này trong một số năm đáng kinh ngạc — 13. Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn trong 13 năm. Chỉ riêng lượng khí thải carbon từ Trung Quốc trong 14 ngày cũng sẽ quét sạch lợi nhuận từ Mỹ,” ông Trump nói.
Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc đã che đậy sự bùng phát của virus Vũ Hán và tiếp tục ngăn chặn Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác có được dữ liệu và thông tin cần thiết về loại virus này.
Nguyên nhân đằng sau gây tranh cãi
Thời gian gần đây, New York Post đã công bố các bằng chứng Hunter Biden, con trai của Joe Biden đã có nhiều vụ làm ăn với các công ty Trung Quốc, có quan hệ với ĐCSTQ.
Ngoài ra, cộng sự cũ của Hunter – Tony Bobulinsky cũng đã cung cấp bằng chứng cho thấy trên thực tế, cựu phó tổng thống đã trực tiếp tham gia vào các giao dịch kinh doanh của Hunter ở nước ngoài, bao gồm các âm mưu hối lộ với chính quyền cộng sản Trung Quốc
Bobulinsky cho biết anh đã được Hunter Biden và anh trai của cựu phó tổng thống Jim Biden giới thiệu vào ngày 2/5/2017, trước Hội nghị Milken Toàn cầu ở Beverly Hills, California.
“Tối hôm đó, chúng tôi đã thảo luận về lịch sử của Biden, các kế hoạch của gia đình Biden với người Trung Quốc, những người mà ông ta rõ ràng quen thuộc, ít nhất là ở cấp cao,” anh nói ở Memphis, Tennessee, trước cuộc tranh luận cuối cùng giữa Tổng thống Trump và Joe Biden.
“Tôi từng nghe Phó Tổng thống Biden nói rằng ông chưa bao giờ nói chuyện với Hunter về công việc kinh doanh của mình. Điều đó không đúng vì đó không chỉ là việc của Hunter và tôi đã tận mắt chứng kiến . Họ nói rằng họ đang đặt cược nhà Biden và di sản của nó,” Bobulinski nhấn mạnh.
Theo tài liệu mà Epoch Times có được, Tony Bobulinski – Giám đốc Điều hành của một công ty có tên là SinoHawk Holding, nói rằng quý ngài Biden là “ông lớn” được đề cập trong một trong những email bị rò rỉ của con trai ông.
Email cho biết “Ông Lớn” sẽ nhận được 10% từ gói bồi thường được đề xuất từ tập đoàn năng lượng Trung Quốc CEFC.
Bobulinski cho biết công ty do ông sở hữu là đối tác giữa CEFC do Diệp Giản Minh, người có mối liên hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc và gia đình Biden, làm chủ tịch.
Theo hồ sơ công ty gửi cho Ngoại trưởng Delaware, Sinohawk Holdings LLC được thành lập vào ngày 15/5/2017, 2 ngày sau khi email bị rò rỉ.
Một vấn đề gây tranh cãi nữa là truyền thông cánh tả và những gã khổng lồ công nghệ luôn ưu ái hết mức với gia đình Biden, điển hình như việc Twitter gắn nhãn các bài đăng của New York Post, có chứa những tiết lộ về các vụ làm ăn của gia đình Biden với Ukraine và Trung Quốc. Twitter cũng khóa tài khoản chính thức của New York Post 12 ngày qua và yêu cầu tờ báo phải xóa 6 bài đăng về những bê bối của nhà Biden, mới có thể lấy lại quyền truy cập vào tài khoản của mình.