Bí ẩn ma quái chưa được giải thích của ngọn hải đăng Flannan

26/09/18, 14:24 Bí ẩn

Nói đến hải đăng là nói đến sự cô độc hẻo lánh, còn những người trông coi ngọn hải đăng thường gắn liền với cuộc đời đơn độc và tách biệt xã hội. Có lẽ vì thế nên vụ mất tích của ba người trông coi ngọn hải đăng Flannan ở Scotland càng có lý do để được bao phủ thêm bức màn huyền bí. 

Bí ẩn ma quái chưa được giải thích của ngọn hải đăng Flannan.1
Ngọn hải đăng Flannan ở Scotland với vụ mất tích bí ẩn đầu thế kỷ 20. (Ảnh: The Vintage News)

Sự biến mất đột ngột của ba người trông coi ngọn hải đăng Flannan ở vùng Outer Hebrides (ngoài khơi bờ biển phía Tây của Scotland) vẫn luôn là một điều bí ẩn. Đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân sự việc và nhiều giả thuyết được đưa ra. Lẽ tất nhiên, có lẽ vì hải đăng chưa bao giờ là một môi trường làm việc an toàn và dịch vụ y tế cấp cứu thường không thể tiếp cận nhanh chóng khi tai nạn xảy ra.

Câu chuyện này xảy ra vào đầu thế kỷ 20 và đã trở thành một sự kiện bí ẩn đáng lo ngại nhất thời đó. Nơi xảy ra sự việc là ngọn hải đăng Flannan được xây năm 1899 trên hòn đảo không người ở Eilean Mòr, với chiều cao khoảng 23 mét. Nó bao gồm khu phức hợp đường sắt và sân nhỏ để tiếp tế nhiên liệu.

Ngọn hải đăng này có 3 nhân viên điều hành là Thomas Marshall, James Ducat (hai người điều hành chính) và Donald MacArthur (điều hành phụ, thỉnh thoảng hỗ trợ). Trước khi sự việc xảy ra người nhân viên thứ tư đã nghỉ việc và lên bờ công tác.

Lúc đó, ngọn hải đăng đóng vai trò hết sức quan trọng để hướng dẫn tàu thuyền đi qua Đại Tây Dương và tiến về phía cảng biển ở thành phố Leith, Scotland.

Tuy nhiên vào ngày 15/12/1900, điều kỳ quặc đã xảy ra. Khi con tàu hơi nước Archor trên đường di chuyển từ Philadelphia băng ngang qua nhưng lại không thấy ánh sáng của ngọn hải đăng.

Ba ngày sau đó, khi con tàu cập cảng Leithe sự kiện bất thường này mới được ghi nhận.

Nhưng điều không may là do thời tiết quá xấu nên chiếc thuyền cứu trợ có mặt trên một hòn đảo gần đó (của vùng Lewis) đã phải trì hoãn đến ngày 26/12/1900 mới đến được hải đăng Flannan.

Khi đến, những người cứu trợ khẳng định ngọn hải đăng đã không có người điều khiển trong nhiều ngày.

Lúc thuyền trưởng Jim Harvie của tàu cứu hộ Hesperus đến, ông không tìm thấy bất cứ ai. Thay vào đó, một vài điểm bất thường trên đảo được ghi nhận. Đáng lẽ các nhân viên điều hành Flannan phải chờ thuyền cứu hộ Hesperus trên bến tàu, vì đó là quy định bắt buộc.

Ngoài ra cũng không có bất kỳ chiếc hộp đựng nhu yếu phẩm nào có mặt tại điểm neo tàu, ngay cả cờ hiệu cũng không có, cho thấy không có người canh giữ hải đăng nào chào đón chiếc thuyền cứu hộ mang theo vật tư nguyên liệu đến.

Tại thời điểm đó thủy thủ đoàn của tàu Hesperus nhận ra rằng có điều khác thường đã  làm tắc nghẽn mọi hoạt động ở đảo. Họ nhanh chóng kiểm tra ngọn hải đăng và nhận thấy cổng vào và cổng dẫn đến khu vực chính bị đóng .

Các thuyền viên của Hesperus còn trông thấy những chiếc giường không được trải ga, cho thấy chắc chắn có điều gì đó đã làm gián đoạn giấc ngủ của mọi người vào giữa đêm. Chưa kể những thiết bị đồng hồ cơ khí dừng lại hoàn toàn, có lẽ một sự cố đã xảy ra trước đó.

Họ cũng thấy bộ dầu bôi da chưa được sử dụng, bộ quần áo không thấm nước mà những người trông coi ngọn hải đăng mặc để đi ra ngoài khi thời tiết xấu vẫn còn nguyên vẹn.

Sau cuộc kiểm tra đặc biệt, thuyền trưởng của tàu Hesperus gửi ngay một bức điện tín đến Hội Đồng Hải Đăng Phía Bắc. Nội dung bức thư nêu rõ:

“Một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra ở ngọn hải đăng Flannans. Ba người canh giữ bao gồm Ducat, Marshall và Occasional đã biến mất khỏi hòn đảo…  Tại đây có nhiều đồng hồ chết và các dấu hiệu khác cho thấy tai nạn đó đã xảy ra trong khoảng 1 tuần trước. Những nhân viên tội nghiệp có lẽ đã bị thổi bay lên vách đá hoặc bị chết đuối trong lúc gắng bảo vệ cần trục”.

Bí ẩn ma quái chưa được giải thích của ngọn hải đăng Flannan.2
Ảnh chụp từ trên cao của ngọn hải đăng Flannan. (Ảnh qua Pinterest)

Nhưng rồi mỗi ngày trôi qua những người đàn ông vẫn bặt vô âm tín. Trong khi đó người ta kết luận rằng ở phần phía Tây của hòn đảo đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của những cơn bão vì có dấu hiệu khu vực neo tàu ở phía tây dường như đã bị sóng gió gây thiệt hại nặng nề.

Vào ngày 29/12/1900, Hội Đồng Hải Đăng phía Bắc đã cử một đoàn quản lý đến để điều tra chính thức. Dẫn đầu đoàn là ông Robert Muirhead.

Cuộc điều tra kết luận rằng bộ dầu bôi da được tìm thấy là của anh Donald MacArthur.

Phân tích nhật ký của người trông giữ hải đăng cho thấy mục cuối cùng được ghi chép vào ngày 15/12/1989.

Theo đó Muirhead nhận ra rằng cơn bão gây ra thiệt hại lớn đã đổ bộ vào phía Tây trước khi ba người đàn ông biến mất bí ẩn.

Sự tái dựng các sự kiện của ông cho thấy Ducat và Marshall đã đến các địa điểm neo tàu để sửa chữa trong giờ ăn tối ngày 15/12/1989.

Cùng khoảng thời gian đó anh MacArthur ở lại trông coi ngọn hải đăng, bởi có quy định yêu cầu luôn phải có một người trực tại đây.

Nhưng có điều gì đó đã khiến anh MacArthur phải rời khỏi ngọn hải đăng mà không kịp lấy áo mưa. Đây cũng là thời điểm mà ba người đàn ông biến mất vĩnh viễn.

Lời giải thích mà ông Muirhead đưa ra cũng gợi ý rằng: Ba người đàn ông đã trở thành nạn nhân của đợt sóng dâng cao. Đợt sóng này có thể đã quật họ vào những tảng đá sắc nhọn.

Và dù rất có khả năng thi thể của những người hày đã bị chìm sâu dưới đáy Đại Tây Dương, nhưng sự mất tích bí ẩn của họ đã châm ngòi cho những cuộc tranh luận khắp cả nước.

Người ta đưa ra các giả thuyết khác nhau trên mặt báo. Trong đó không thiếu các ý tưởng cho rằng có một thế lực huyền bí, ma thuật nào đó đã bắt ba người này đi. Hoặc cũng có thể họ bị cướp biển bắt cóc. Nhưng tất cả giả thiết đó đều thiếu bằng chứng thuyết phục.

Câu chuyện bí ẩn đã được lan rộng hơn sau khi nó trở thành bất tử cùng bản Ballad được ca nhạc sĩ Wilfrid Wilson Gibson sáng tác năm 1912. Thậm chí có bài thơ nhấn mạnh rằng những người đàn ông đã trở thành nạn nhân của một trò hèn hạ xấu xa.

Từ bản Ballad này đã sản sinh ra hàng loạt suy đoán hoang đường khác, bám chặt vào những người canh giữ ngọn hải đăng bị mất tích trong nhiều thập kỷ tiếp theo.

Nhanh chóng sau đó, một sự kiện tương tự xảy ra đã được liên tưởng đến sự mất tích của 3 người trông coi ngọn hải đăng. Đó là khi hành khách và đoàn thuyền viên của con tàu có tên Mary Celeste (tàu của thương nhân người Mỹ) cũng biến mất bí ẩn.

Cách đây khoảng 28 năm trước, con tàu ma đã được phát hiện khi đang trôi dạt ở giữa đại dương mà không có một ai trên tàu.

Chính vì những tin đồn này mà việc Hội Đồng Hải Đăng miền Bắc bổ nhiệm người giữ hải đăng mới trở nên khó khăn hơn gấp bội. Điều đó khiến bóng tối phủ đầy lên ngọn hải đăng Flannan.

Thời gian qua người ta cố giải thích cho được tại sao ba người này biến mất. Điển hình như cuốn sách gần đây của nhà tự nhiên học nổi tiếng có tên John Love mang tựa đề Natural History Of Lighthouses (Lịch sử tự nhiên của các ngọn hải đăng).

Bí ẩn ma quái chưa được giải thích của ngọn hải đăng Flannan.2
Ba người đàn ông bị mất tích bí ẩn ở hải đăng Flannan. (Ảnh qua Mental Floss)

Trong cuốn sách, tác giả phủ nhận tất cả những quan điểm rùng rợn về vụ mất tích ba người điều hành ngọn hải đăng. Thay vào đó ông quả quyết họ là nạn nhân của làn sóng dữ.

Ông Love nói khi được tờ Sunday Post phỏng vấn năm 2015: “Không cần phải gọi đó là sự độc ác hay huyền bí. Bởi sự kiện này hoàn toàn là do hoạt động mạnh mẽ và bi thảm của thiên nhiên gây ra. Những người đàn ông đã bị làn sóng cuốn trôi vào các vùng biển gồ ghề một cách bất thường”. Ông cũng cho biết thêm rằng, có lẽ MacArthur cảm thấy lo lắng khi những người bạn  vắng mặt quá lâu, nên ông đa ra ngoài kiểm tra.

Ông Love còn lưu ý là những người canh giữ ngọn hải đăng không quen với tình hình mưa bão mùa Đông của hòn đảo bởi vì công trình này chỉ mới được xây dựng khoảng 1 năm trước khi vụ việc xảy ra.

Nhưng dù thế nào đi nữa thì sự biến mất của ba người trông coi ngọn hải đăng vẫn để lại dấu ấn vĩnh cữu cho vùng Edwardian Britain, nơi gắn liền với một ngọn hải đăng hiu quạnh, sự biến mất bí ẩn và sự hoành hành của nhiên nhiên.

>>> Phát hiện dấu vết bí ẩn ở đáy Thái Bình Dương, phải chăng người ngoài hành tinh đã đến?

>>> Không phải Ai Cập, Sudan mới là quốc gia có nhiều kim tự tháp nhất!

Tú Văn, theo TVN

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này