Bí ẩn kho báu Hố Giang

16/08/15, 21:45 Tin Tổng Hợp
(ĐSPL) - Hàng chục năm nay, ở thôn Thành Sơn Tây, người dân vẫn rỉ tai nhau, trên Hố Giang có kho vàng của vua Chăm Pa. Câu chuyện được đồn đại khắp nơi, người dân địa phương và ở những vùng khác kéo nhau lên đây để đào bới, với tham vọng đổi đời. Tuy nhiên, họ đều thất vọng ra về nhưng cuộc tìm kiếm kho báu bí ẩn vẫn không dừng lại.

(ĐSPL) – Hàng chục năm nay, ở thôn Thành Sơn Tây, người dân vẫn rỉ tai nhau, trên Hố Giang có kho vàng của vua Chăm Pa. Câu chuyện được đồn đại khắp nơi, người dân địa phương và ở những vùng khác kéo nhau lên đây để đào bới, với tham vọng đổi đời. Tuy nhiên, họ đều thất vọng ra về nhưng cuộc tìm kiếm kho báu bí ẩn vẫn không dừng lại.

Có gì trong hang Ồ Ồ?

Hố Giang là một địa điểm nằm trong dãy núi ở phía tây thôn Thành Sơn Tây (xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Tên Hố Giang là do người dân trong vùng phát âm “v” thành “d” chứ tên thật là Hố Vang, vì quanh năm mọi người nghe tiếng nước suối chảy.

Toàn cảnh Hố Giang.

Trước kia, Hố Giang nằm lọt giữa rừng, còn bây giờ, từ đập Hố Giang ở dưới chân núi chỉ cần đi xe máy khoảng 1km đã đến nơi. Đập vào mắt đầu tiên là hình ảnh một bức tranh sơn thủy hữu tình. Suối Hố Giang tuyệt đẹp, những tảng đá khổng lồ nằm nối tiếp, chồng lên nhau. Có những tảng dựng đứng lên như một tấm bia khổng lồ.

“Hòn đá chữ” là một tảng đá tự nhiên nằm giữa dòng chảy của suối, chỉ lộ thiên vào mùa nước cạn. Mặt phẳng của “hòn đá chữ” rộng khoảng hơn 2m, dài hơn 3m. Gọi là “hòn đá chữ” vì trên mặt phẳng hòn đá có những dòng Phạn ngữ được khắc gần như đặc kín. Có tổng cộng 15 hàng chữ, nhưng do bị nước xói mòn nên phần lớn chữ đã bị bào mòn, sáu dòng đầu đã bị mất nét và mất từng đoạn, chín dòng sau cũng bị mờ và mất nét khá nhiều, nên không thể đọc được.

Quanh “hòn đá chữ” còn vô số những dấu vết như bàn chân của một người và nhiều dấu vết , nhiều lỗ tròn trên bề mặt phiến đá. Người dân trong vùng giải thích đó là dấu chân và vết gậy của người khổng lồ ngày xưa gánh đất, vật liệu đi xây kho báu.

Dân gian truyền lại rằng, đó là chữ do người Chiêm Thành khắc từ lâu đời. Theo TS. Đinh Bá Hòa, Giám đốc bảo tàng Tổng hợp Bình Định, những dòng chữ Phạn được chạm khắc trên “hòn đá chữ” cách đây nhiều thế kỷ, đã được chụp ảnh gửi tới các cơ quan hữu trách ở Hà Nội. Song, cho đến nay vẫn chưa có hồi âm. Cũng có thể những dòng chữ Phạn ngữ được thực hiện theo những quy luật bí mật riêng, vì vậy chưa thể giải mã.

Dưới chân “hòn đá chữ” khoảng dăm mét có một hang ngầm rất sâu, dường như không đáy, đường kính miệng hang chừng 1m. Bao nhiêu thế kỷ đã đi qua với những mùa mưa nắng khắc nghiệt, nhưng bao giờ miệng giếng cũng chìm sâu dưới hai ba tấc nước. Dân địa phương kể rằng, trong những dịp hạn hán kéo dài, mỗi khi trời sắp mưa, lòng giếng sâu vọng lên những tiếng ồ ồ rất dữ dội. Từ các làng xung quanh, có thể nhìn thấy cầu vồng bảy sắc rực rỡ hiện ra trên “hòn đá chữ”, nên người dân còn gọi là hang Ồ Ồ.

Sự thật kho báu của vua Chăm Pa

Hàng chục năm nay, thôn Thành Sơn Tây người dân vẫn rỉ tai nhau rằng, ở trên Hố Giang có kho vàng của vua Chăm Pa. Câu chuyện được đồn đại khắp nơi, người dân địa phương và ở những vùng khác kéo nhau lên đây để đào bới, với tham vọng đổi đời. Cuối cùng, họ đều thất vọng ra về, còn Hố Giang thì bị đào xới cả lên. Đến nay, cơn sốt kho báu ở Hố Giang vẫn chưa dừng lại. Cứ mỗi khi mưa lũ đi qua, rất đông người lại kéo về đây, vì họ cho rằng, sau trận lũ, kho báu sẽ theo nước trồi lên.

“Hòn đá chữ” bí ẩn.

Khi chúng tôi hỏi chuyện về Hố Giang, bà Nguyễn Thị Hải (75 tuổi, ngụ thôn Thành Sơn Tây, xã Hoài Châu) xua tay bảo: “Lên tìm kho báu trên đó chứ gì? Bao nhiêu người lên đó tìm mà có gì đâu. Lên chi mắc công”. Chúng tôi cố giải thích, thì bà Hải mới tin chúng tôi là PV đến tìm hiểu về Hố Giang. Theo bà Hải, tin đồn Hố Giang có kho báu xuất phát từ câu chuyện lưu truyền từ xa xưa. Có một cậu bé nhà nghèo, nghe lời đồn đoán về kho báu nên mải miết đi tìm để đổi đời. Một hôm cậu phát hiện hang đá lớn ở Hố Giang, trong hang đầy ánh hào quang tỏa ra từ những pho tượng bằng vàng. Chìm trong mê hoặc, cậu bé đi vào sâu trong hang cho đến khi cửa hang bất ngờ khép lại, kho báu vĩnh viễn chìm trong bí mật.

“Từ câu chuyện này, thế hệ sau cho rằng, ở Hố Giang ẩn chứa kho báu của vua Chăm Pa nên kéo lên tìm. Nhưng hàng chục năm nay, có ai tìm được chút vàng nào đâu. Vậy mà họ vẫn không dừng lại, cứ một trận lũ đi qua là người vây kín Hố Giang rồi”, bà Hải nói.

Khi chúng tôi hỏi về tin đồn có kho báu của vua Chăm Pa ở Hố Giang, ông Võ Văn Phụng, Trưởng thôn Thành Sơn Tây chỉ cười và khẳng định, tất cả những câu chuyện về kho vàng dưới Hố Giang đều hoang đường, do người đời dựa vào câu chuyện xưa, những dấu hiệu trên các tảng đá và “hòn đá chữ” trên suối Hố Giang mà thêu dệt nên. “Hố Giang nằm trong lòng núi có tên Mạch Vàng từ xa xưa, lại có “hòn đá chữ” bí ẩn nên nhiều người suy đoán trong núi có kho vàng của người Chăm. Cũng có người vì quá tin là núi có vàng nên cứ nghĩ tên Hố Giang là do cách phát âm của từ Hố Vàng mà ra”, ông Phụng giải thích.

Tư liệu cổ viết gì?

Theo ông Phụng, những năm 1971 – 1972, máy bay Mỹ ném bom làm bật ra những bức tường thành xây bằng gạch Chăm, nằm sâu trong vùng núi Hố Giang. Người dân đến mang gạch này về dùng. Nhiều người còn kể rằng, đã thấy những đoạn tường thành xây bằng gạch Chăm ẩn trong lòng đất. Chính những đoạn tường thành này, cộng với “hòn đá chữ”, giếng nước trong lòng Hố Giang khiến nhiều người tin đó là những ký hiệu dẫn đến kho báu.

Trong các tư liệu về Hố Giang được thư viện Tổng hợp Bình Định lưu giữ, có bài viết của nhà văn Từ Quốc Hoài giả định vùng Hố Giang này là kinh đô sơ tán của vua Chiêm Thành (tên của Vương quốc Chăm Pa) trong cuộc chiến chống quân Nguyên vào cuối thế kỷ XIII. Theo ý kiến này thì trong cuộc chiến xâm lăng của quân Nguyên bắt đầu diễn ra vào năm 1282, quốc vương Chiêm Thành là Indravarman V cho đốt kho lương, bỏ trống kinh thành Đồ Bàn, cùng quân sỹ cố thủ tại một vùng núi hiểm trở.

Dựa vào những dấu tích của người Chămpa còn lưu lại trên những vùng núi hiểm trở của dải đất Vijaya (Bình Định), nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết, vùng núi hiểm trở được Indravarman V chọn làm kinh đô sơ tán có thể là hai nơi đáng lưu ý. Một là, vùng núi Bà án ngữ phía Đông thành Đồ Bàn, nơi có Hòn Chuông nổi tiếng. Hai là, vùng Hố Giang nằm về phía Bắc kinh đô Đồ Bàn khoảng 70km, với rất nhiều đèo dốc hiểm trở. Quân Nguyên muốn đi đến được vùng Hố Giang phải hành quân mất nhiều ngày giữa vùng rừng núi đầy sơn lam chướng khí.

“Đó chỉ là giả thuyết, vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu. Nếu thật sự Hố Giang là nơi sơ tán, thì ở đây cũng không có bất kỳ kho báu nào. Vì sơ tán là một việc cấp bách nên không có thời gian để mang theo vàng hay bất kỳ đồ gì quý giá”, TS Đinh Bá Hòa nói.

Giải mã hòn đá chữ

TS Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, cho biết: “”Hòn đá chữ” chính là bia Thành Sơn, được người Pháp thống kê từ năm 1932 cùng với 18 văn bia Chăm Pa khác ở tỉnh Bình Định. Dựa vào đặc điểm nét chữ vuông (nét chữ Chăm tròn ra đời muộn hơn nét chữ vuông) trên “hòn đá chữ”, các nhà khoa học cho rằng, văn bia này được ghi từ thế kỷ XII…”.

NHƯ Ý

Video đang được quan tâm:

Theo Đời Sống & Pháp Luật

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Cuộc chiến ly kỳ thoát khỏi người khổng lồ

Ad will display in 09 seconds

Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Cuộc chiến ly kỳ thoát khỏi người khổng lồ

    Cuộc chiến ly kỳ thoát khỏi người khổng lồ

  • Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

    Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

    Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?