Bí ẩn chuông lặn đầu tiên của ngành khảo cổ được giải mã sau gần 500 năm

21/04/15, 05:00 Bí ẩn

Lời thề giữ im lặng đã bảo vệ bí mật đằng sau một phát minh tài tình gần 500 năm. Những bí ẩn đằng sau chiếc chuông lặn tuyệt vời Guglielmo de Lorena sẽ vẫn mãi là một ẩn đố kỹ thuật, nếu không có sự quan tâm của một nhà nghiên cứu hàng hải tò mò.

Một cái đầu chuông được thợ lặn thế kỷ 16 sử dụng trong các hoạt động cứu hộ. Những cuốn sách này đến từ văn bản trên một tàu cứu hộ và bao gồm cả thông tin về việc lặn dưới nước. Ảnh chụp năm 1562.

Bài viết “Bí mật Guglielmo: Bí ẩn về chiếc chuông lặn đầu tiên được dùng trong ngành khảo cổ học dưới nước” của Tiến sĩ Dr.Josheph Eliav, được công bố trên Tạp chí Lịch sử Kỹ thuật và Công nghệ Quốc tế, đưa ra lời giải cho bí ẩn từ lây nay, đó là làm cách nào mà hai người đàn ông trong những năm 1500 có thể ở sâu dưới nước trong nhiều giờ liền để khảo sát xác tàu cổ và quay trở về mặt đất với những hiện vật tuyệt vời.

Một người Ý là Guglielmo de Lorena đã phát minh ra cái chuông lặn đầu tiên. Hiện vật này xứng đáng là thiết bị tiếp khí mang tính cách mạng, nó giúp lưu thông không khí trong khi vẫn duy trì áp suất cố định, cho phép người thợ lặn có thể ở dưới nước trong hàng giờ liền.

Vào tháng 7/1535, khi phát hiện có một con tàu La Mã bị đắm trong hồ Nemi, Guglielmo de Lorna và cộng sự là Francesco de Marchi đã sử dụng sáng chế này để kiểm tra và ghi chép về vụ chìm tàu hồ Nemi. Những sà lan ở đây từng được dùng làm nền thả nổi trên sông cho các hoàng đế La Mã nổi tiếng của Caligula trong thế kỷ I sau Công Nguyên.

Phần còn lại của thân một con tàu trong hai tàu thu hồi từ hồ Nemi. Những người lao động nhỏ xíu ở xung quanh cho thấy quy mô khổng lồ của nó.

Chuông lặn đã có một lịch sử hàng hải lâu đời, và là một trong những thiết bị lặn sớm nhất dùng để làm việc và thăm dò dưới nước. Công nghệ này được triết gia Aristotle mô tả lại bằng tiếng Hy Lạp trong thế kỷ 4 trước Công Nguyên.

Mặc dù kỹ thuật lặn đã được sử dụng từ thời cổ đại để tìm ngọc trai, bọt biển và thực phẩm, và những người thích mơ mộng như Leonardo da Vinci đã sớm đề xuất việc dùng ống thông hơi và các thiết bị thở dưới nước để khám phá bí ẩn dưới biển sâu, nhưng Eliav viết rằng chuông lặn Guglielmo là thiết bị thở dưới nước đầu tiên được sử dụng trong khảo cổ học.

Tiến sĩ Joseph Eliav, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Hàng hải Leon Recanati, Đại học Haifa, Israel, viết:

Chuông lặn Guglielmo không phải nỗ lực đầu tiên trong việc cứu hộ tàu chìm, nhưng nó đáng để chúng ta học tập. Guglielmo de Lorena và Francesco de Marchi xứng được khen ngợi vì họ là những người tiên phong trong ngành khảo cổ học dưới nước với việc sử dụng thiết bị thở. Chuông lặn trước đây từng được sử dụng cho mục đích quân sự và cứu hộ, thậm chí người ta còn cho rằng Đại đế Alexander đã dùng nó trong cuộc chiến vây hãm thành Tyre. Các tác giả ở thời kỳ cận đại, trong đó có cả Leonardo da Vinci, đã mô tả rất nhiều các thiết bị khác nhau để cung cấp dưỡng khí cho thợ lặn dưới nước, chủ yếu là mặt nạ hay nắp chụp với ống thông hơi dài, nhưng chuông lặn này là thiết bị thở dưới nước đầu tiên được dùng trong khảo cổ học.

Tranh Đạo Hồi ở thế kỷ 16 vẽ Alexander Đại Đế hạ xuống nước trong một cái chuông lặn.

Khả năng ở dưới nước thời gian lâu chưa từng có giờ đã xuất hiện lần đầu tiên.

Fancesco de Marchi giữ hồ sơ chi tiết ghi lại việc lặn của họ, nhưng ông đã thề giữ im lặng về cơ chế hết sức quan trọng cho phép không khí được trao đổi trong chuông. Ông cũng mô tả lại các phần còn lại của chuông, nhằm giúp các nhà nghiên cứu hiện đại thấy có cái nhìn sơ lược về thế giới của các nhà khảo cổ học đại dương vào thế kỷ 16.

Theo mô tả của De Marchi, quả chuông là thùng gỗ sồi được bọc vòng sắt, rất nặng. Bên ngoài được bôi trơn và hàn kín như một con tàu. Các thợ lặn có thể nhìn xuyên qua chuông nhờ mảnh tinh thể lớn bằng lòng bàn tay gắn ở thành chuông.

De Marchi viết: “Từ thắt lưng trở lên, người ta sẽ cảm thấy như đang trong một cái lò nướng, nhưng từ khuỷu tay trở xuống thì cảm giác thật tuyệt vời”.

Giả thuyết về cơ chế cung cấp khí thở. (Nguồn Hội nghiên cứu lịch sử và công nghệ Newcomen 2015).

Vì vậy quả chuông rất thuận tiện cho các nhà nghiên cứu, vì nó không những có thể giúp họ lặn dưới nước thời gian lâu và được thở tự do, mà nó còn cho phép họ mang theo những thứ xa xỉ như thức ăn.

Trong bài báo của mình, TS Eliav đã phân tích các văn bản lịch sử và đưa ra bằng chứng về giải pháp van rút khí của Guglielmo de Lorena.

Cuối cùng, cái chuông lặn cũng có thể đẩy khí thở ra và đưa vào không khí trong lành, đồng thời áp suất vẫn được duy trì để giữ mực nước bên trong không tăng lên. Eliav cho rằng Guglielmo đã có được giải pháp tuyệt vời cách đây 200 năm trước, trong khi một hệ thống tương tự của Edmund Halley mới được được công nhận năm 1714.

Trong nhiều thập kỷ qua, các thợ lặn đã nỗ lực không ngừng để điều tra các vụ đắm tàu cổ, nhưng những điều kiện nguy hiểm gây ra do độ sâu tột cùng của con tàu chìm đã ngăn cản các nhà nghiên cứu khám phá đầy đủ các địa điểm này. Tuy nhiên, bộ đồ lặn mới Exosuit được phát triển có thể cho phép các thợ lặn xuống đến độ sâu 300 m trong nhiều giờ tại một thời điểm mà không cần giảm sức ép khi trở lại mặt đất, với bộ đồ này các nhà khảo cổ biển cuối cùng cũng có thể quay trở lại xem xét các con tàu nổi tiếng.

Chuyên viên lặn an toàn của WHOI, Edward O’Brien “chuyển động trong khoảng không” trong bộ đồ lặn Exosuit, treo lơ lửng dưới tàu Hải quân Hy Lạp trong dự án Trở lại Antikythera năm 2014. Nguồn: Brett Seymour/ Trở lại Antikythera 2014.

Nghiên cứu hàng hải và khảo cổ học dưới biển vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, kế thừa di sản của những người đi trước, đang tạo ra những phương pháp tài tình để khám phá biển sâu và vị trí của những kho báu bí ẩn.

Thanh Phong, dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!