Bệnh thành tích đã ‘giết chết’ tương lai con cái chúng ta như thế nào?

27/05/19, 16:12 Việt Nam
Bệnh thành tích đã chèn ép tương lai con cái chúng ta như thế nào?. (Ảnh qua baomoi)

Rốt cuộc các bậc phụ huynh có từng tự hỏi, chúng ta đang yêu thương con, hay đang yêu thương chính ước mơ và kỳ vọng của bản thân mình?

Bệnh thành tích đã 'giết chết' tương lai con cái chúng ta như thế nào? - H1
Bệnh thành tích đã chèn ép tương lai con cái chúng ta như thế nào? (Ảnh qua baomoi)

“Học cho con chứ học cho ai?”

Cứ đến cuối năm học, lên các trang mạng xã hội là chóng mặt lên vì đủ thể loại giấy khen, bằng khen… được các vị phụ huynh (phần nhiều là các bà mẹ) đưa lên ‘khoe’, và đi kèm với hình ảnh là những lời khen, lời tung hô “có cánh” của những người khác làm cho bố mẹ nở hết cả mặt mũi.

Trộm nghĩ, không biết các con của chúng ta đang học cho chúng, hay học cho bố mẹ chúng đây?

Tâm lý phụ huynh ai cũng muốn con học giỏi, chăm ngoan, điểm cao, được nhờ vả sau này khi con lớn, được nở mặt nở mày với thiên hạ. Cha mẹ cho rằng như thế là tốt nhất cho con, nên “ép” con phải học thêm, học nhiều thầy cô để “theo kịp kiến thức” mà không hiểu rằng chính bản thân họ đang gây áp lực lớn đối với con mình. Có những bà mẹ mắng con: “Học cho con chứ học cho ai?” nhưng thực ra chính họ đang ép con học để thỏa mãn ước mơ của bản thân.

Cả ngày chỉ biết học và… học. Ngày học, tối học và dứt khoát, học chưa thuộc bài chưa thể rời lớp. Phải luôn cố gắng sao để không bị trách phạt, có điểm số tốt hơn để được học lớp đầu khối, để không phụ sự ‘kỳ vọng’ của gia đình.

Cả ngày chỉ biết học và… học. Ngày học, tối học và dứt khoát, học chưa thuộc bài chưa thể rời lớp.
Cả ngày chỉ biết học và… học. Ngày học, tối học và dứt khoát, học chưa thuộc bài chưa thể rời lớp. (Ảnh minh họa)

Có những ông bố ra điều kiện: “Nếu con được vào trường chuyên, muốn cái gì bố cũng cho” mà không hiểu rằng ước mơ lớn nhất tuổi học trò của con là học hành bình thường nhất có thể như chính quy luật tự nhiên của nó.

Thực tế mỗi đứa trẻ đều sở hữu một loại thông minh riêng biệt có thể không giống những đứa trẻ khác và cũng có thể không giống cha mẹ. Vậy thì, cha mẹ đừng cố gắng bắt con phải giỏi giống như bạn bè đồng trang lứa và cũng đừng bắt con phải giỏi như cha mẹ đã từng. Nếu làm thế, cha mẹ đã vô tình “thui chột” tài năng của con. Hãy để con sống cuộc đời của con, làm những điều thuộc về khả năng của con và thành công với giấc mơ của con.

Hãy để con sống cuộc đời của con, làm những điều thuộc về khả năng của con và thành công với giấc mơ của con. (Ảnh qua langmoi)

Cô Trịnh Thị Bích Vân, giáo viên dạy toán Trường THPT chuyên Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), người không quan tâm đến việc con có là học sinh giỏi hay không, chia sẻ bản thân cô từng đứng lên trong buổi họp phụ huynh xin cho con xuống hạnh kiểm khá.

Cô Vân là mẹ của nam sinh Chu Đức Anh (20 tuổi, giành học bổng 4 năm học trị giá tương đương 2,3 tỉ đồng tại ĐH Minerva – Mỹ) cho biết, cô chưa bao giờ thấy việc con mình đạt học sinh (HS) giỏi, hay HS khá là quan trọng. “Có lần tôi đi họp phụ huynh cho Đức Anh, thấy cô giáo kể một loạt lỗi của con, xong vẫn cho con hạnh kiểm tốt, học lực giỏi, tôi nói xin cho con là hạnh kiểm khá, để con về tu dưỡng thêm, nếu không khi về nhà tôi mắng con, con cãi là con vẫn được tốt đó thôi, thì tôi biết nói sao. Xin cô cứ tuyên bố trước cả lớp là cháu chỉ được khá”, cô Trịnh Thị Bích Vân kể lại.

Theo cô Vân, “bệnh thành tích” trong học đường và ngoài xã hội không giảm, có nguyên nhân từ chính nhiều phụ huynh luôn chăm chăm đòi hỏi kết quả, thứ hạng học tập của con. “Tôi muốn nhắn gửi tới các ông bố bà mẹ, thay vì suốt ngày cho con đi học thêm, hãy dạy con biết tự tìm tòi, biết hướng con đến những giá trị cốt lõi của học là để hiểu biết, chứ không phải vì điểm số. Và hãy dũng cảm cho con không được là HS giỏi”, cô Vân chia sẻ.

“Con tôi chăm học lắm”…nhưng nó phải đánh đổi bằng tuổi thơ, sức khỏe và thậm chí tính mạng

Bệnh thành tích đã 'giết chết' tương lai con cái chúng ta như thế nào? - H2
Không ít ông bố, bà mẹ chứng kiến sáng ra con đờ đẫn vì cả đêm thức trắng học tập. (Ảnh qua giaoduc)

Không ít ông bố, bà mẹ chứng kiến cảnh con mình gục đầu ngay trên chồng sách vở thiếp đi, hay chứng kiến sáng ra con đờ đẫn vì cả đêm thức trắng hoặc giật mình hoảng sợ trong giấc ngủ… nhưng thay vì chia sẻ với con, thì bố mẹ lại tỏ ra hài lòng, ngộ nhận rằng con “tự giác, chăm học”; tự hào, hãnh diện khoe với đồng nghiệp, hàng xóm “con tôi chăm học lắm”.

Thực tế hiện nay, nền giáo dục đang chạy đua thành tích, quá đề cao điểm số nên đã gây không ít áp lực đối với con em mình. Áp lực “đổ” lên đầu những đứa trẻ tội nghiệp không chỉ từ bài học quá nhiều, từ thầy cô yêu cầu quá cao, mà ngay cả gia đình cũng đòi hỏi, kỳ vọng ngoài sức học thực tế của các em.

Rất nhiều học sinh không chỉ đang bị “cướp” mất tuổi thơ mà còn cả sức khỏe, thậm chí… tính mạng bởi những kỳ vọng về thành tích học tập của bố mẹ.

Rúng động nhất là vào năm ngoái 10/4/2018, cái chết của em H.T.C học sinh lớp 10E3 Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh) là một thí dụ đau lòng. Em đã đứng trên mái tôn lầu 4 dãy phòng học của trường để kết thúc đi sinh mệnh của mình chỉ vì quá áp lực đến mức không thể chịu đựng được nữa.

Đáng tiếc không chỉ em C, còn rất nhiều những cái chết thương tâm khác xảy ra với các em kèm những lá thư xin lỗi gửi đến cha mẹ và bạn bè đầy nỗi ám ảnh, khiến các bậc cha mẹ cần phải thật sự nhìn lại những hành vi của mình.

Được biết, giai đoạn 2011 – 2015, theo kết quả điều tra y tế học đường gần nhất của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng học sinh có ý định tự tử đang ngày một tăng cao. Cứ 5 học sinh lại có 1 em từng có ý định tự tử. Tại TP Hồ Chí Minh, mỗi năm Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận gần 20 trường hợp trẻ em uống thuốc độc tự tử.

Thật ra điểm số cao nhất chính là sự tiến bộ của con

Bệnh thành tích đã 'giết chết' tương lai con cái chúng ta như thế nào? - H3
Điểm số cao nhất chính là sự tiến bộ của con. (Ảnh qua TN)

Ông Thiều Quang Thịnh, giáo viên Trường THPT Long Thới (H.Nhà Bè, TP.HCM), kể lại thông qua buổi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm trình chiếu những hình ảnh hoạt động vui chơi ở trường, tham gia ngoại khóa, đã có phụ huynh xúc động khi thấy con mình có thể tự tin đứng hát trước mọi người. Vị phụ huynh đó đã chia sẻ với giáo viên, “đó là “điểm số” cao nhất mà tôi thấy được từ sự tiến bộ của con”.

Ông Thịnh cho rằng, điểm số không phải là tất cả. Nó chỉ mang giá trị ở từng thời điểm và không thể phản ánh hết năng lực của một con người. Tuy nhiên, có một thực tế lâu nay ở nước ta, điểm số không chỉ là thang đo về khả năng học tập của HS mà đó còn là sự “cân đo, đong đếm”, “hơn thua” của các bậc phụ huynh về giá trị của con em mình. Nhưng hiện nay, giáo dục chuyển sang phát triển năng lực HS thì công cụ này không còn phù hợp với sự đổi mới. Vẫn sử dụng điểm số là thang đo nhưng chúng ta phải nhìn nhận về giá trị con người, năng lực HS ở các góc độ bao quát và đầy đủ hơn chứ không chỉ ở kết quả học sinh giỏi.

Chúc Di (t/h)

 

 

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?