‘Bây giờ hoặc không bao giờ’: Người biểu tình Hong Kong tuyên bố họ không còn gì để mất

04/09/19, 10:48 Trung Quốc

Tức giận trước thái độ không khoan nhượng của chính phủ Hong Kong đối với tình trạng bất ổn đang ngày càng leo thang, Jason Tse đã lập tức từ bỏ công việc ở Úc và lên máy bay về tham gia phong trào biểu tình mà anh luôn tin là cuộc chiến sinh tử cho tương lai Hong Kong…

‘Bây giờ hoặc không bao giờ’: Người biểu tình Hong Kong tuyên bố họ không còn gì để mất
Jason Tse trong một đường hầm được trang trí bằng những ghi chú phản đối, được gọi là Bức tường Lennon, tại Hong Kong ngày 10/8/2019. (Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)

Hong Kong đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi được Anh quốc trao trả cho Bắc Kinh 22 năm trước. Nhiều người dân nơi đây ngày càng lo lắng khi Trung Quốc đang gia tăng mức độ kiểm soát lên thành phố này.

Trong cuộc chiến giành linh hồn cho Hong Kong, mặc dù phải đối mặt với chính quyền Bắc Kinh khét tiếng độc tài, chuyên chế, nhưng nhiều người biểu tình quyết tâm bảo vệ tự do của thành phố này bằng mọi giá.

Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã nhiều lần một mực từ chối các yêu cầu của người biểu tình. Phong trào dân chủ hiện đang ngày càng phát triển mạnh dù cho Bắc Kinh đã triển khai lực lượng bán quân sự gần biên giới trong những tuần gần đây.

“Đây là thời khắc ‘bây giờ hoặc không bao giờ’ và đó là lý do tại sao tôi quay trở về”, Anh Tse, 32 tuổi nói. Anh cũng cho biết kể từ khi tham gia các cuộc biểu tình từ tháng 7, anh đã đi tuần hành một cách bình hòa và trở thành một nhà hoạt động trên mạng xã hội Telegram.

“Nếu giờ chúng tôi không thành công thì quyền tự do ngôn luận, và tất cả các quyền con người của chúng tôi đều sẽ không còn nữa. Chúng tôi cần phải kiên trì”, Tse giãi bày.

“Nếu giờ chúng tôi không thành công thì quyền tự do ngôn luận, và tất cả các quyền con người của chúng tôi đều sẽ không còn nữa. Chúng tôi cần phải kiên trì”. (REUTERS/Thomas Peter)

Một giáo viên 40 tuổi giấu tên cũng tuyên bố: “Chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu. Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của chúng tôi là chính phủ Trung Quốc. Đối với chúng tôi thì đây là chuyện sống còn”.

Kể từ khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, các nhà phê bình cho rằng Bắc Kinh đã từ bỏ cam kết duy trì quyền tự trị và tự do của Hong Kong dưới hình thức “một quốc gia, hai chế độ”.

Phong trào phản đối Bắc Kinh đã giảm nhiệt kể từ sau năm 2014, khi chính quyền trấn áp được ‘cuộc cách mạng ô dù’ chiếm lĩnh đường phố Hong Kong suốt 79 ngày. Tuy nhiên giờ đây nó đang tiếp tục bùng phát và đang ám ảnh các nhà chức trách Bắc Kinh.

“Nếu chúng tôi chết, anh cũng chết”

“Chúng tôi đã thua một cách hết sức tồi tệ trong cuộc cách mạng năm 2014. Lần này nếu không phải vì những người biểu tình bị buộc phải dùng đến bạo lực, thì dự luật dẫn độ đã được thông qua rồi”, một người biểu tình bí danh Mike, 30 tuổi, làm việc trong ngành truyền thông nói.

Anh cũng đề cập đến cuộc biểu tình ôn hòa 79 ngày vào năm 2014 dẫn đến việc các nhà lãnh đạo phong trào bị bắt bớ và bỏ tù không thương tiếc. 

“Điều đó chứng minh rằng, ở một mức độ nào đó thì bạo lực cũng sẽ hữu dụng”.

Jason Tse giơ tấm bảng với dòng chữ “Diệt chủng bởi chính quyền Trung Quốc và Hong Kong” tại sân bay ở Hong Kong vào ngày 12/8/2019. (REUTERS/Thomas Peter)

Có đến gần 900 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình gần đây. Tuy nhiên các viễn cảnh án tù dài dường như khiến rất ít người biểu tình nản lòng, bởi nhiều người trong số họ vẫn đang sống với gia đình trong những căn hộ siêu nhỏ.

“7.000 [đô la Hong Kong] cho một căn nhà như một phòng giam và các anh cho rằng chúng tôi sợ ở tù ư?”, một bức vẽ nguệch ngoạc gần một địa điểm biểu tình viết. 

7.000 đô la Hong Kong (tương đương gần 21 triệu VND) là số tiền phải trả hàng tháng để thuê một căn phòng nhỏ trong một căn hộ chung cư tập thể ở Hong Kong.

Một người biểu tình tên Cheng, 28 tuổi, làm việc trong ngành khách sạn nói: “Bạn chỉ có thể đứng lên và lôi cái chính phủ này xuống hoặc phải mãi sống trong sự bố thí của họ. Bạn không có lựa chọn nào khác”. 

“Hãy tưởng tượng nếu chuyện này thất bại. Bạn có thể hình dung được chế độ độc tài Cộng sản đó sẽ còn bành trướng hơn nữa… Và nếu chúng tôi chết, các anh cũng sẽ chết cùng chúng tôi thôi”, Cheng nói khi nhắc đến chính quyền Bắc Kinh.

“Đồng hồ đang điểm rồi”, Cheng nói thêm, đề cập đến năm 2047 khi chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ trong vòng 50 năm hết hiệu lực. 

‘Không phải Trung Quốc’

Khi Bắc Kinh cố tìm cách đưa Hong Kong tiến gần Trung Quốc đại lục hơn thì nhiều cư dân thành phố này lại ngày càng dội lại.

Một cuộc thăm dò hồi tháng 6 của Đại học Hong Kong cho thấy 53% trong số 1.015 người được hỏi nói rằng mình là người Hong Kong, trong khi chỉ 11% nhận là người Trung Quốc, đây là mức thấp kỷ lục kể từ năm 1997.

Giờ đây, khi việc sở hữu căn nhà ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới chỉ còn là giấc mơ, nhiều thanh niên Hong Kong cho biết họ đã không còn trông đợi gì nhiều vào tương lai, bởi Bắc Kinh ngày càng gia tăng kiểm soát.

“Chúng tôi thực sự không có gì để mất”, Scarlett, một dịch giả 23 tuổi nói.

“Hong Kong không phải Trung Quốc”. (Ảnh: Eduardo Leal/Bloomberg)

Trên khắp thành phố xuất hiện ngày càng nhiều bức vẽ thể hiện sự phản đối của người biểu tình với những thông điệp như: “Hong Kong không phải Trung Quốc” và “Nếu các bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh”.

Tse cũng cho biết anh tin rằng bạo lực là cần thiết vì chính phủ sẽ không chịu lắng nghe những cuộc biểu tình ôn hòa.

“Tôi nghĩ về mặt chiến thuật, chúng ta nên gia tăng mức độ bạo lực. Tôi thực sự đã nói với vợ tôi rằng nếu những người biểu tình cần thành lập một đội quân thì tôi cũng sẵn sàng tham gia”, anh nói.

Thiện Thành (Theo Reuters)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới