Bất ngờ phong tỏa Đại Liên, người dân thiếu thức ăn nhưng mua rau cũng bị bắt
Sau khi làm an lòng dân trước đại dịch, chính quyền Trung Quốc mới đây bất ngờ phong tỏa toàn bộ Vịnh Đại Liên khiến người dân không kịp chuẩn bị lương thực. Trong khi người dân cho biết họ đang thiếu thức ăn, thì những bà nội trợ đi mua rau cũng bị cảnh sát bắt đi. Thậm chí, có người còn bị đè xuống đất và khóa cổ.
Vào cuối tháng 7, một ca dương tính với virus Vũ Hán được phát hiện tại Công ty Thủy sản Khai Dương Đại Liên, khiến toàn bộ Vịnh Đại Liên, nơi đặt trụ sở của công ty, nhanh chóng bị phong tỏa, tất cả các xí nghiệp đóng cửa và cộng đồng thực hiện cách ly hoàn toàn.
Tính đến ngày thứ 3, có hơn 74.000 hộ gia đình ở Vịnh Đại Liên đã bị cô lập tại nhà, tất cả các khu dân cư ở Vịnh Đại Liên đã bị cách ly, và các trung tâm mua sắm, siêu thị cũng bị đóng cửa.
Có người tiết lộ rằng một số cư dân ở Tiền Quan, Vịnh Đại Liên đã bị bắt giữ bởi rất nhiều cảnh sát chỉ vì họ không thể mua rau để bảo vệ quyền lợi của mình. Đoạn video do nguồn tin này cung cấp cho thấy một số bà nội trợ đã bị cảnh sát bắt đi.
Từ đoạn video có thể thấy rằng, những người phụ nữ bị bắt với tay bị bẻ quặt sau lưng, và một số bị còng tay. Hơn nữa, ‘4 cảnh sát cùng nhau đè một người phụ nữ xuống đất, thậm chí còn dùng khửu để khóa cổ người phụ này sau khi cô đã bị khóa tay’.
Một cư dân lấy hóa danh (vì lo sợ bị liên đới) là Lâm Mạnh, sống tại khu Lệ Thủy Hào Đình trong Vịnh Đại Liên nói rằng: “Chúng tôi chỉ có một mạng lưới cung cấp này. Ngày 30/7, họ cung cấp một nghìn món ăn mà bị hàng chục nghìn người giật lấy. Người già đáng thương chỉ có thể ở nhà“.
Ông Trần, cư dân của Cộng đồng Kim Địa Nghệ Cảnh ở Vịnh Đại Liên, tiết lộ với Epoch Times rằng, cộng đồng của ông đã bị cách ly từ sáng 23/7. Chính quyền đưa ra thông báo đóng cửa khu vực này lúc 5 giờ sáng, trong khi dân chúng chưa hề có chuẩn bị tích trữ lương thực.
Tại thời điểm đó, người ta nói rằng lệnh phong tỏa sẽ được gỡ bỏ hai ngày sau khi xét nghiệm xong, nhưng sự thật không phải như vậy: “Họ làm an lòng chúng tôi rằng sẽ có đồ tươi mỗi ngày. Nhưng một lúc là rau bán hết sạch, nguồn cung không đủ. Hoa quả, thịt, hải sản cũng không hề có. Cái khu bán đồ kia đã trống cả tuần rồi, không có thức ăn“.
Ông Trần nói thêm rằng, các sự cố bạo lực thường xuyên xảy ra sau khi khu vực này bị phong tỏa. Nhân viên bảo vệ đã nhiều lần đập phá tài sản của nhân dân, và thêm rằng: “Người ta nói chặn liền chặn, trong khi không có gì bảo đảm cho cuộc sống của chúng tôi. Làm thế nào họ có thể để mọi người hợp tác với họ. Tôi thì còn có thể, chứ có những người già không thể thích nghi được thì họ làm thế nào đây?“
Ông tiếp tục than thở rằng, năm nay là như vậy rồi, có thể sống là tốt rồi.
Lương Phong(t/h)