Bắt cá bằng chim cốc – Phương pháp đánh cá độc đáo lưu truyền ngàn năm của người Nhật

24/08/18, 14:15 Tri thức

Cách đây khoảng 1.300 năm, người Nhật đã sử dụng phương pháp bắt cá truyền thống vô cùng độc đáo có tên là Ukai, trong đó người ta dùng chim cốc được huấn luyện để bắt cá. Phương pháp đánh cá độc đáo này vẫn được lưu truyền đến nay. 

Ukai là phương pháp đánh cá bằng chim cốc có lịch sử 1.300 năm ở Nhật Bản. (Ảnh qua Pinterest)

Ngày nay, khách du lịch vẫn có thể chiêm ngưỡng tận mắt kỹ thuật này khi tới thành phố Gifu nằm ở miền Trung đất nước hoa anh đào.

Tuy nhiên, thay vì để bắt cá phục vụ cho cuộc sống như trước đây, kỹ thuật bắt cá độc đáo này chủ yếu phục vụ mục đích giáo dục và biểu diễn, như một nét đẹp văn hóa được người Nhật Bản kế thừa, gìn giữ.

Ngư dân sử dụng chim cốc để bắt cá ở thành phố Gifu, miền Trung Nhật Bản. (Ảnh qua JapanTravel)

Trong suốt hàng ngàn năm qua, mỗi độ hè về chim cốc lại giúp đỡ ngư dân thu hoạch cá trên sông. Phương thức đánh cá này phổ biến ở các vùng sông Nagara, Hozu và Uji. Tuy không phải phương thức đánh bắt hiệu quả nhất nhưng lại là loại hình đánh bắt nghệ thuật nhất.

Đối với phương pháp truyền thống này, người bắt cá sẽ dùng sợi dây buộc vào cổ những con chim cốc đã được huấn luyện kỹ lưỡng. Đây là loài chim biển có kỹ năng săn cá hết sức điêu luyện nên được ngư dân Nhật Bản chọn làm bạn đồng hành trong mỗi buổi đánh cá.

Chim cốc có chiếc mỏ vừa to vừa dài nên có thể đựng cá săn được ngay trong mỏ. Ngoài ra, ngư dân còn khéo léo buộc dây quanh cổ để chúng chỉ có thể nuốt được những con cá nhỏ. Cùng lúc, chim cốc có thể giữ 6 con cá trong mỏ mình.

Các thợ đánh cá sẽ hô to “Ho Ho” trong lúc thả chim cốc xuống nước bắt cá. Thông thường mỗi thuyền sẽ có khoảng 10 đến 12 con chim cốc và một vài thợ đánh cá hỗ trợ nhau gỡ cá. Khi chim mò cá ngậm đầy trong mồm, chúng được kéo lên gỡ cá khỏi cổ họng và lại tiếp tục thả xuống nước để bắt.

Ngoài ra, người đánh cá thường sử dụng kỹ thuật này vào ban đêm với ngọn đuốc rực sáng để thu hút cá khiến cả dòng sông biến thành một khung cảnh lung linh, huyền ảo, gợi nhớ về thời đại hoàng kim Edo.

Hàng loạt thuyền đánh cá khiến cả dòng sông biến thành một khung cảnh lung linh, huyền ảo. (Ảnh qua ZEKKEI Japan)

Ngọn đuốc được đặt trong giỏ sắt chứa gỗ thông và bùi nhùi rơm để thắp lửa, thợ bắt cá sẽ quấn khăn vải trên đầu để bảo vệ đầu khỏi lửa nóng, mình mặc váy rơm để giữ ấm cơ thể và đi dép rơm để tránh trơn, trượt.

Mỗi đêm, một con chim cốc có thể bắt 6 con cá Ayu, loại cá có giá trị kinh tế cao, và để trong cổ họng để mang về cho chủ. Khối lượng cá bắt được tổng cộng trung bình từ 0,5-2 kg.

Phương pháp cổ xưa vẫn được lưu truyền và tồn tại đến tận ngày nay

Phương pháp này nổi tiếng đến nỗi nó được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới của UNESCO.

Theo truyền thuyết, lãnh chúa samurai Oda Nobunaga đã thu nạp những thợ đánh cá ukai giỏi dưới trướng của mình. Oda rất thích xem ngư dân trổ tài ukai và thề sẽ bảo tồn truyền thống này. Những thợ ukai lành nghề sẽ được phong danh hiệu Usho (bậc thầy đánh cá bằng chim cốc của hoàng gia). Khi nhà thơ nổi tiếng Matsuo Basho quan sát cảnh đánh cá ukai trên sông, ông đã xuất khẩu thành thơ để tặng truyền thống đặc sắc của ngư dân.

Năm 1890, Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (Imperial Household Ministry) đã bổ nhiệm một nhóm những người đánh cá nhỏ để giữ cho truyền thống này tiếp tục tồn tại, họ sẽ biểu diễn trên các dòng sông ở thành phố Gifu để phục vụ du khách du lịch từ tháng 5 đến tháng 11.

Đồng thời, dưới sự bảo trợ của Hoàng gia, sông Nagara vẫn giữ được sự trong sạch, cho phép việc đánh bắt cá bằng chim cốc diễn ra liên tục qua các thời đại.

Cảnh đánh cá bằng chim cốc được vẽ lại trong các tác phẩm hội họa cổ của Nhật Bản. (Ảnh qua Matsuo Basho)

Những người đánh cá bằng phương pháp này chỉ có thể đạt danh hiệu cao quý “Bậc thầy đánh cá bằng chim cốc của hoàng gia” khi họ có mối quan hệ máu mủ với bậc thầy tiền nhiệm trước. Điều này sẽ khuyến khích phương pháp truyền thống được tiếp tục lưu truyền cho các đời con cháu trong gia đình, dòng họ và giúp nó tồn tại bên cạnh các phương pháp bắt cá hiện đại, hiệu quả hơn.

Yamashita Tetsuji, một bậc thầy đánh cá bằng chim cốc cho biết: “Chúng tôi chăm sóc những con chim cốc cho đến khi chúng chết. Những con chim này giống như gia đình của chúng tôi vậy”.

Những người đánh cá sống với chúng và xem chúng là những người bạn, người trợ thủ và thành viên trong gia đình họ. Giữa chim cốc và người đánh cá có một mối quan hệ mật thiết và tình cảm rất đặc biệt.

>>> Sự tích con quạ Philippines: Hối hận muộn màng của cô nàng lười biếng và ích kỷ

>>> Hoa lài – Loài hoa đến từ Phật quốc, hương thơm kỳ diệu truyền tụng ngàn năm

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng