Bắc Kinh tích cực mở rộng tuyên truyền ra nước ngoài

25/11/17, 10:28 Trung Quốc

Chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang hợp tác và sử dụng phương tiện truyền thông nước ngoài để thúc đẩy các chương trình chính trị.

1
Tờ báo China Daily bản tiếng Anh ngày 1/2. (Ảnh: Getty)

Trong môi trường truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ ở Trung Quốc, các cơ quan ngôn luận nhà nước như Tân Hoa Xã và Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dễ dàng truyền bá các quy tắc của Đảng đến người xem. Chế độ kiểm duyệt truyền thông gay gắt ở đất nước đông dân nhất thế giới này đang theo dõi hàng loạt các bài phát biểu khác nhau, từ báo in cho tới màn ảnh nhỏ hay các trang web. Rồi qua đó 1,3 tỷ người Trung Quốc tiếp nhận thông tin đã qua kiểm duyệt về tất cả các vấn đề cộng đồng.

Đặc biệt trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để phát sóng các bản tin tường thuật đến xã hội tự do các nước khác, bao gồm cả Mỹ.

Bị thị trường rộng lớn nhưng kiểm soát chặt chẽ ở Trung Quốc lôi cuốn, các phương tiện truyền thông chủ đạo có uy tín của phương Tây đã chấp nhận ảnh hưởng của chế độ này trong phạm vi chấp nhận của họ.

Một bài báo trên tờ Wall Street Journal nêu lên rằng, truyền thông nhà nước Trung Quốc và các công ty liên quan đã xâm nhập vào Mỹ. Ví dụ như phim tài liệu “Trung Quốc: Thời của ông Tập” (China: Time of Xi) do nhánh châu Á của Discovery Channel sản xuất với sự hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Truyền thông Quốc gia các châu lục Trung Quốc (CICC).

US-CHINA-SECURITY-TRADE-SUMMIT
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trò chuyện tại khu bất động sản Mar-a-Lago ở West Palm Beach, bang Florida, ngày 7/4/2017. (Ảnh: Getty)

“Trung Quốc: Thời của ông Tập” nói về tài lãnh đạo của ông Tập Cận Bình. Bộ phim dành những lời khen có cánh cho các chính sách của ông Tập và sự ngưỡng mộ từ các học giả và chính khách nước ngoài đối với ông. Phim này chẳng thấy đề cập gì đến sự lộng hành của hệ thống độc tài ở Trung Quốc.

CICC được điều hành bởi bộ tuyên truyền của ĐCSTQ và rõ ràng nó là chẳng có danh tiếng gì trong hoạt động làm phim tài liệu.

Một công ty nhà nước khác là Tập đoàn Truyền hình Quốc tế Trung Quốc (CITC) có gần 70 chi nhánh trên khắp thế giới, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Úc.

Trong một bài báo đăng trên trang web của Bộ Văn hoá Trung Quốc, CITC đã thành lập “Cộng đồng hợp tác quốc tế về truyền hình Con đường tơ lụa” vào năm 2016. Cộng đồng này đã hợp tác với hàng chục công ty từ 33 quốc gia tham gia dự án phát triển cơ sở hạ tầng “Một vành đại, một con đường” – đự án phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ mà chính quyền ông Tập Cận Bình xem là yếu tố quyết định chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Theo báo cáo, hơn 10 phim tài liệu do Trung Quốc sản xuất và các chương trình khác đã được phát sóng tại các khung giờ chính trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc và phương tiện truyền thông qua Internet của 20 quốc gia.

Theo báo cáo “Hướng dẫn xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ văn hoá” trên trang web của Cục Thuế Trung Quốc, mục tiêu trọng tâm của ngành truyền hình bao gồm “có được tiềm năng thuận lợi để mở rộng”. Báo cáo kêu gọi tăng số lượng sản phẩm và đẩy mạnh phân phối chương trình văn hoá, cũng như thiết lập mạng lưới phân phối và tuyên truyền toàn diện ở nước ngoài.

Lỗ hổng

Theo báo cáo hàng năm mới nhất của Uỷ ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Trung Quốc của Mỹ, Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước. Đồng thời, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc nhanh chóng mở rộng ra nước ngoài. Mặc dù Chính phủ Mỹ đã phòng bị để hạn chế hoạt động của các hãng truyền thông phục vụ cho chính phủ nước ngoài bằng Đạo luật Đăng ký Đại lý Nước ngoài (FARA), nhưng vẫn có lỗ hổng là luật này không bao gồm các cá nhân hợp tác với các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc ở Mỹ.

Trong ví dụ về tờ China Daily, tờ báo tiếng Anh do ĐCSTQ điều hành, chỉ những giám đốc điều hành hàng đầu mới bị yêu cầu đăng ký với chính quyền Mỹ.

Theo Reuters, Đạo luật FARA lần đầu tiên được thông qua vào năm 1938 hướng dẫn chống lại tuyên truyền của Đức Quốc xã ở Thế chiến II. Đạo luật này yêu cầu chính phủ nước ngoài, các đảng chính trị và các nhà vận động hành lang mà họ thuê tại Mỹ phải đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ.

Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc hiện diện ở Mỹ để phổ biến các tuyên truyền nhằm xây dựng hình ảnh tốt về chế độ độc tài này, ngoài ra nó còn làm làm tăng nguy cơ về an ninh.

Trong báo cáo ngày 4/5 của mình, nhà phân tích Đông Á Sarah Cook của Tổ chức Freedom House viết rằng: “Những người và tổ chức đăng ký đến từ Trung Quốc được ít người biết đến, nhưng chúng tôi biết rõ rằng Trung Quốc đang thu thập thông tin tình báo và đẩy mạnh chiến tranh thông tin”.

Đóng giả các tổ chức truyền thông bình thường hoạt động tại Mỹ, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ chính là các mạng lưới thu thập thông tin để thông báo cho Trung Quốc kế hoạch chiến lược và theo dõi các nhà bất đồng chính kiến ​​ở nước ngoài.

Mua quyền lực mềm

Ở nơi mà người dân có quyền tự do chỉ trích hệ thống độc tài như ở Mỹ, sự thâm nhập của truyền thông Trung Quốc thể hiện nước này muốn giành một chỗ đứng về mặt ý thức hệ trong xã hội phương Tây.

Kể từ những năm 2000, ĐCSTQ đã mở hàng trăm “Học viện Khổng Tử” trong các trường phổ thông và đại học trên thế giới. Các học viện này được ĐCSTQ giới thiệu là nơi giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá, sau đó đã gặp phải những lời chỉ trích nặng nề từ các nhóm hoạt động nhân quyền và các nhà bất đồng chính kiến. Họ đã ​​chỉ ra rằng, các học viện này liên kết trực tiếp với các văn phòng ở nước ngoài của ĐCSTQ, và được ĐCSTQ chỉ đạo về ý tưởng, chính sách tuyền dụng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự cởi mở về học thuật.

Ảnh hưởng của ĐCSTQ còn lan đến cả Hollywood. Vào cuối năm 2016, Tập đoàn Wanda của Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD vào ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ, gây ra mối lo ngại về việc vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ, cũng như làm ảnh hưởng đến các ý tưởng trong sản xuất phim.

Một số bộ phim gần đây đã bị chỉ trích vì tránh những chủ đề nhạy cảm về Trung Quốc. Một trong những ví dụ đáng chú ý nhất là “Bình minh đỏ” (Red Dawn). Trong phim, lực lượng đối lập là quân đội Triều Tiên, chứ không phải quân đội Trung Quốc như dự định ban đầu.

Bạch Vân, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng