Bắc Kinh tăng cường tuyên truyền ‘chống Mỹ cứu nước’

31/07/20, 10:30 Trung Quốc
A People's Liberation Army (PLA) soldier (R) yawns as he stands guard on Tiananmen Square in Beijing on June 4, 2020. - This year marks 31 years since the Tiananmen crackdown on June 4, 1989. (Photo by NICOLAS ASFOURI / AFP) (Photo by NICOLAS ASFOURI/AFP via Getty Images)

Chính quyền Bắc Kinh gần đây đã lắp đặt các áp phích chống không kích trên đường phố, trong khi phương tiện truyền thông nhà nước kêu gọi chính quyền Trung Quốc phát triển thêm tên lửa hạt nhân để nhắm vào Mỹ, Epoch Times đưa tin.

Một binh sĩ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngáp khi đứng bảo vệ trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 4/6/2020. (Ảnh qua Getty Images)

Áp phích tránh không kích

Lần cuối cùng áp phích tránh không kích xuất hiện ở Trung Quốc là vào cuối những năm 1960, khi tình cảm chống Mỹ của Trung Quốc tăng cao trong bối cảnh tuyên truyền chính trị của Cách mạng Văn hóa.

Một video được quay vào ngày 25/7, đã ghi lại cảnh các nhân viên đang lắp đặt áp phích mới ở quận Haidian, Bắc Kinh – Thủ đô với dân số khoảng 21,54 triệu cư dân.

Các áp phích chứa thông tin về cách tự bảo vệ mình trong các cuộc không kích, bao gồm cả cách tìm và vào nơi trú ẩn.

“Chính phủ đã cung cấp thông tin này và chúng tôi rất lo lắng,” ông Wu, cư dân Bắc Kinh nói với Đài Á Châu Tự Do vào ngày 27/7.

Đầu tháng này, ngày 10/7, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã thông báo trên trang web của mình rằng một văn phòng chính phủ trung ương sẽ cử nhân viên đến thăm gia đình của những người lính đang bảo vệ các khu vực biên cương.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường không tham gia vào cuộc sống riêng tư của binh lính. Cử chỉ bất thường này khiến một số nhà quan sát Trung Quốc suy đoán rằng Bắc Kinh đang có kế hoạch huy động binh lính thực hiện một nhiệm vụ nguy hiểm nào đó.

Video: Các nhân viên đang lắp đặt áp phích tránh không kích ở Trung Quốc ngày 25/7/72020

Ngữ khí hung hăng

Sau quyết định của Mỹ và của Trung Quốc về việc đóng cửa lãnh sự quán của nhau, Hu Xijin, tổng biên truyền thông lá cải Global Times (Thời báo toàn cầu), đã viết trên Weibo, nền tảng truyền thông xã hội giống như Twitter, một thông điệp ủng hộ cuộc chiến giữa hai nước.

Hu tuyên bố rằng vì mối quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi, Bắc Kinh nên nhanh chóng tạo ra đủ tên lửa hạt nhân, đủ để đe dọa Hoa Kỳ. Chúng ta nên làm việc cả ngày lẫn đêm, ông viết trong một bài đăng ngày 26/7.

Gần đây, Du Wenlong – nhà bình luận quân sự thuộc chiến dịch tuyên truyền toàn cầu của chính quyền Trung Quốc, và Song Zhongping – nhà bình luận quân sự tại đài truyền hình CCTV, đều đưa ra những bình luận rằng rất có thể Mỹ và Trung Quốc sẽ xung đột ở Biển Đông .

Vào ngày 13/7, Mỹ đã chính thức bác bỏ các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông, nơi chính quyền này tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ đường thủy.

Các quốc gia khác, chẳng hạn như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều có các yêu sách cạnh tranh chủ quyền ở Biển Đông. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tìm cách củng cố các yêu sách của mình trên tuyến đường thủy chiến lược bằng cách xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo và rạn san hô.

Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc diễu hành tới chợ Tân Phát Địa, hiện đang bị đóng cửa ở Bắc Kinh vào ngày 13/6/2020. (Ảnh qua AFP)

Vào ngày 23/7, Economic Daily (Nhật báo Kinh tế) ủng hộ Bắc Kinh đưa tin rằng một ban tham mưu, liên kết với đảng chính trị Kuomintang thân Bắc Kinh, tổ chức National Policy Foundation, đã phân tích rằng căng thẳng ở eo biển Đài Loan đã đạt mức cao nhất trong 25 năm. Mục tiêu của ĐCSTQ là Mỹ, theo báo cáo.

ĐCSTQ tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, mặc dù hòn đảo tự trị này có hệ thống chính trị, quân sự và tiền tệ riêng biệt. Các quan chức Mỹ đã nhiều lần lên án lời lẽ hung hăng của Bắc Kinh và các lực lượng quân sự Mỹ đã theo dõi các cuộc diễn tập quân sự  gần Đài Loan của Trung Quốc.

Chương trình truyền hình có chủ đề chiến tranh

Vào ngày 17 /7, chính quyền trung ương Trung Quốc đã ra lệnh cho các đài truyền hình của họ phát các chương trình về Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai và các chương trình phim và chương trình truyền hình có chủ đề chiến tranh khác để khơi dậy tình cảm chống Mỹ của người dân Trung Quốc.

Cục Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc, một cơ quan cấp bộ của chính phủ, quản lý báo chí, xuất bản, đài phát thanh, phim ảnh và truyền hình ở Trung Quốc, đã công bố các quy tắc phát sóng mới, giải thích rằng các đài nên phát sóng các chương trình truyền hình với chủ đề về người Trung Quốc chiến đấu kháng Nhật trong thời gian Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai; quân đội Trung Quốc chiến đấu bên cạnh các lực lượng Bắc Triều Tiên chống lại quân đội Hàn Quốc do Hoa Kỳ hỗ trợ trong Chiến tranh Triều Tiên; và những câu chuyện tích cực thúc đẩy ý tưởng rằng chính quyền đã ngăn chặn đại dịch COVID-19 hiệu quả như thế nào.

Để đạt được hiệu quả tốt hơn, chính quyền yêu cầu mỗi kênh truyền hình phát các chương trình ngắn, không có chủ đề chiến tranh khác, để thu hút người xem.

Video: Phim Trung Quốc Miêu Tả Người Nhật như “Ác Quỷ”

Vào ngày 23/7, chính quyền đã ban hành một nhiệm vụ khác, nói với các đài truyền hình không phát sóng các chương trình “vi phạm nhận thức chung, như tự ý giải thích hoặc đùa cợt về lịch sử, hoặc là giải trí quá mức.”

Trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã sản xuất nhiều bộ phim và các chương trình truyền hình về chiến tranh, thường là những tác phẩm lịch sử bạo lực, thổi phồng quá mức. Một số cảnh kỳ quặc bao gồm một chiếc bánh hấp đột nhiên biến thành một quả bom; Những người lính Trung Quốc dùng tay trần xé xác một người lính Nhật; và binh lính Trung Quốc sử dụng lựu đạn để hạ máy bay bay cao hơn họ 2.500 feet (762m).

Lần cuối Bắc Kinh khuyến khích chương trình như vậy là vào tháng 5/2019, trong bối cảnh căng thẳng chiến tranh thương mại leo thang. Cục tuyên truyền của chính quyền trung ương đã ra lệnh cho tất cả các kênh phim truyền hình quốc gia và đài truyền hình vệ tinh các tỉnh phát sóng mỗi ngày một bộ phim về cuộc chiến của Trung Quốc với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên.

Bầu không khí tuyên truyền rầm rộ này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, với sự xung đột về các vấn đề từ Biển Đông, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, đến sự hoành hành của virus Vũ Hán.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?