Bắc Kinh sẽ đối mặt với phản ứng toàn cầu vì dịch Vũ Hán, tương tự vụ thảm sát Thiên An Môn

05/05/20, 16:01 Thế giới

Một báo cáo nội bộ của chính quyền Bắc Kinh cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với làn sóng thù địch đang ngày càng tăng của thế giới vì sự bùng phát đại dịch Vũ Hán, đồng thời cũng sẽ dẫn đến mối quan hệ đối đầu giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, những người nắm giữ thông tin về bản báo cáo tiết lộ với Reuters.

Cuộc đàn áp Thiên An Môn trở thành bất tử bởi bức ảnh ‘Người đàn ông xe tăng’. (Ảnh qua AP)

Báo cáo trên được Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc gửi đến các nhà lãnh đạo hàng đầu Bắc Kinh bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu tháng trước, kết luận rằng tình hình chống Trung Quốc khắp toàn cầu đang ở mức cao nhất kể từ sau sự kiện đàn áp Thiên An Môn vào năm 1989, các nguồn tin cho biết.

Do đó theo báo cáo, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với làn sóng chống Trung Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo vì hậu quả từ đại dịch Vũ Hán. Các nhà lãnh đạo chính phủ Trung Quốc cần phải có sự chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể, bao gồm cả cuộc chiến tranh vũ trang giữa hai cường quốc thế giới, theo những người quen thuộc với nội dung của báo cáo. Những người này yêu cầu được từ chối xác nhận danh tính do tính nhạy cảm của báo cáo.

Được biết, báo cáo nội bộ này do Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR), một cơ quan cố vấn liên kết với Bộ An ninh của Nhà nước, cơ quan tình báo hàng đầu của Trung Quốc biên soạn.

Mặc dù Reuters không chứng kiến tận mắt bản tài liệu tóm tắt, nhưng những người hiểu biết trực tiếp về bản báo cáo đã mô tả về những phúc trình của nó.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters liên quan đến bản báo cáo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Tôi không có thông tin nào liên quan [đến bản báo cáo].”

Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc cho biết họ cũng không có thông tin chi tiết về bản báo cáo và không đưa ra lời bình luận nào.

CICIR, một nhóm chuyên gia cố vấn có sức ảnh hưởng kéo dài đến năm 1980, thuộc Bộ An ninh Nhà nước và tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách an ninh và đối ngoại, cũng không trả lời yêu cầu bình luận về báo cáo.

Tuy Reuters không thể xác định mức độ nghiêm trọng được mô tả trong bản báo cáo, phản ánh vị thế mà các nhà lãnh đạo nhà nước Trung Quốc đang nắm giữ cũng như mức độ sẽ gây ảnh hưởng đến chính sách của đại lục. Nhưng việc đưa ra báo cáo đã cho thấy Bắc Kinh đang đứng trước một vấn đề có tính uy hiếp cực lớn, đe dọa đến kế hoạch mà Trung Quốc coi là đầu tư chiến lược ở nước ngoài và quan điểm về an ninh của họ.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời điểm hiện tại được xem là giai đoạn tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, thể hiện qua việc không tin tưởng và ma sát ngày càng sâu sắc từ các cáo buộc của Hoa Kỳ liên quan đến hoạt động thương mại và công nghệ không công bằng với Trung Quốc, cùng với các tranh chấp khác ở Hồng Kông, Đài Loan và các vùng lãnh hải ở khu vực Biển Đông.

Một bệnh nhân vừa qua đời, sắp được chuyển tới nhà xác Bệnh viện Trung tâm Brooklyn, New York ngày 30/3. (Ảnh qua Reuters)

Trong những ngày gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đang phải đối mặt với chiến dịch tái tranh cử khó khăn hơn vì virus Corona đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người dân và tàn phá nền kinh tế Mỹ. Ông Trump đã tăng cường chỉ trích lên Bắc Kinh và đe dọa áp thêm mức thuế quan mới lên Trung Quốc. Trong khi đó, chính quyền của ông cũng đang xem xét các biện pháp đáp trả Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch bùng phát, các quan chức Hoa Kỳ cho biết.

Tuy nhiên, nhiều người tin tưởng vào chính quyền Bắc Kinh lại cho rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy, luận điệu này đã trở nên quyết đoán hơn khi nền kinh tế của Trung Quốc đã phát triển lớn mạnh.

Người am hiểu về báo cáo tiết lộ, bản báo cáo kết luận Washington coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa đến nền kinh tế và an ninh quốc gia Hoa Kỳ, đồng thời cũng là thách thức đối với nền dân chủ phương Tây. Báo cáo cũng cho biết Hoa Kỳ đang nhắm đến việc hạ bệ Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Trung Quốc, bằng cách làm suy yếu niềm tin của công chúng.

Các quan chức Trung Quốc có “trách nhiệm đặc biệt” là thông báo cho người dân của họ và thế giới về mối đe dọa do virus corona gây ra “vì họ là người đầu tiên biết rõ tình hình virus”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus cho biết khi trả lời phỏng vấn từ Reuters.

Tuy không trực tiếp đề cập đến các đánh giá trong bài báo cáo nội bộ của Trung Quốc, bà Ortagui cho biết thêm: những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm làm câm lặng các nhà khoa học, các nhà báo, công dân và truyền bá thông tin làm trầm trọng thêm những nguy cơ của cuộc khủng hoảng sức khỏe này.

Người phát ngôn của Hoa Kỳ Hội đồng Bảo an Quốc gia từ chối bình luận.

Hậu quả

Theo Reuters, bài báo cáo nội bộ cảnh báo rằng quan điểm chống Trung Quốc do ảnh hưởng của virus corona có thể khiến các nhà đầu tư phản đối dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, và từ đó Washington có thể tăng cường hỗ trợ tài chính và quân sự cho các đồng minh trong khu vực, làm cho tình hình an ninh ở châu Á trở nên bất ổn hơn.

Ba thập kỷ trước, sau hậu quả của cuộc đàn áp Thiên An Môn, Hoa Kỳ và nhiều chính phủ phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc bao gồm cấm hoặc hạn chế bán vũ khí và chuyển giao công nghệ.

Trung Quốc ngày nay đã hùng mạnh hơn nhiều so với trước kia.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã cải tổ chiến lược quân sự của Trung Quốc để tạo ra một lực lượng chiến đấu được trang bị vũ trang tối tân để chiến thắng các cuộc chiến hiện đại. Ông Tập đang mở rộng lực lượng không quân và hải quân của Trung Quốc, thách thức sự thống trị quân sự ở châu Á hơn 70 năm của Hoa Kỳ.

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu với lực lượng Hải quân Trung Quốc ngày 12/04/2018. (Ảnh qua Reuters)

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi sự hợp tác, với khẩu hiệu “sự phát triển vững chắc và ổn định của mối quan hệ Mỹ-Trung” phục vụ lợi ích của cả hai nước và cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố cho biết thêm: “bất kỳ lời nói hoặc hành động nào liên quan đến việc thao túng chính trị hoặc sự kỳ thị dưới lý do đại dịch Vũ Hán, bao gồm cả việc tạo cơ hội để gây bất hòa giữa các quốc gia, đều không có lợi cho hợp tác quốc tế chống lại đại dịch.

Chiến tranh lạnh

Một trong những người am hiểu về báo cáo cho biết báo cáo này được một số người trong cộng đồng tình báo Trung Quốc coi là Novikov Telegram phiên bản Trung Quốc. Được biết, Novikov Telegram vốn là một công văn năm 1946 của Đại sứ Liên Xô tại Washington, Nikolai Novikov, nhấn mạnh sự nguy hiểm liên quan đến tham vọng kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ sau Thế chiến thứ hai.

Công văn của Novikov là một phản ứng của Moscow đối với “Long Telegram” của nhà ngoại giao Hoa Kỳ George Kennan rằng Liên Xô không thấy khả năng chung sống hòa bình với phương Tây, và việc ngăn chặn tham vọng đó là chiến lược dài hạn tốt nhất.

Hai tài liệu đã giúp tạo tiền đề cho tư duy chiến lược xác định cả hai mặt của Chiến tranh Lạnh.

Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ cáo buộc đàn áp thông tin ban đầu về virus, lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, và cố ý hạ thấp rủi ro của dịch bệnh.

Bắc Kinh đã nhiều lần phủ nhận che giấu thông tin hoặc mức độ nghiêm trọng của virus Vũ Hán.

Trung Quốc tuyên bố họ đã cố gắng ngăn chặn sự lây lan của virus tại đại lục và đang cố gắng khẳng định vai trò hàng đầu của mình trong cuộc chiến toàn cầu chống lại dịch Covid-19. Điều đó thể hiện qua sự thúc đẩy tuyên truyền, quyên góp và bán vật tư y tế cho Hoa Kỳ và các quốc gia khác, cùng với chia sẻ chuyên môn về cách ứng phó với dịch bệnh.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với phản ứng dữ dội đang ngày một gia tăng từ các nhà phê bình, những người kêu gọi buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về vai trò trong công tác ứng phó đại dịch.

Tổng thống Trump cho biết Mỹ đã ngưng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ông chủ Nhà Trắng cho rằng WHO “rất thiên vị” Trung Quốc. các quan chức WHO đã bác bỏ lập luận này.

Trong khi đó, chính phủ Australia đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc và sự lây lan của virus.

Tháng trước, Pháp cũng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối một ấn phẩm trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc chỉ trích việc xử lý virus corona của phương Tây.

Theo thống kê của Reuters, virus Vũ Hán đã xuất hiện ở 212 quốc gia vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho hơn 3 triệu người trên toàn cầu và khiến hơn 250.000 người thiệt mạng.

Thiện Thành (Theo Reuters)

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Sự thật về sổ sinh tử giúp Diêm Vương xử án

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

    Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Sự thật về sổ sinh tử giúp Diêm Vương xử án

    Sự thật về sổ sinh tử giúp Diêm Vương xử án

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?