Ba nhân vật nhờ có tâm đại nhẫn mà làm được việc lớn trong thiên hạ

25/06/16, 06:31 Cổ Học Tinh Hoa

Nhẫn luôn là đức tính cao quý và tốt đẹp nhất của con người. Trong lịch sử, có nhiều tấm gương nhờ có tâm đại nhẫn mà có thể làm được việc lớn trong thiên hạ. Dưới đây là ba người như thế.

 Nhân vật Chu Du trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. (Ảnh: Internet)
Nhân vật Chu Du trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. (Ảnh: Internet)

Từ xưa đến nay, Bậc Đế Vương vì đại nhẫn mà được thiên hạ, tướng lĩnh vì nhẫn mà được lâu dài, thương nhân vì nhẫn mà được giàu sang phú quý, người thường vì nhẫn mà có được tri kỷ.

Trong cuốn “Lưu hầu luận” của Tô Thức có đoạn viết: “Kẻ mà được gọi là hào kiệt, ắt phải có tiết khí hơn người. Nhân tình có chỗ không thể nhịn được, bởi vậy, kẻ thất phu gặp nhục thì tuốt kiếm tương đấu, cái đó chưa đủ gọi là dũng. Những bậc đại dũng trong thiên hạ, trái lại, thình lình gặp những việc kinh thiên động địa cũng không kinh sợ, vô cớ gặp những điều ngang trái cũng không oán giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão của họ rất lớn và chí của họ ở rất xa”.

Một người khi gặp vấn đề về lợi ích của bản thân hay bị người khác làm nhục, nghe phải những lời nói kịch liệt công kích mà có thể thản nhiên nhẫn chịu, không động tâm oán giận thì đó là một loại đại trí tuệ. Người như vậy, họ có thể dùng tâm thái bình thản, khoan dung đại lượng để đối đãi với ý kiến và sự phê bình của người khác đối với mình.

“Nhẫn” cũng không phải dễ dàng làm được, nhưng ở vào lúc suy sụp trong cuộc đời, hay lúc bị vũ nhục, đối diện với được và mất, vinh và nhục, lý trí dùng bình tĩnh thong dong, khoan dung, nhẫn nại để ứng đối thì thông thường sự tình sẽ xuất hiện chuyển biến, mở ra một cảnh tượng mới. “Nhẫn” là một cách hữu hiệu để “rời xa họa, chiêu mời phúc”.

Chúng ta cùng xem một số điển tích về “nhẫn” trong lịch sử Trung Hoa.

1. Lâu Sư Đức

Triều đại nhà Đường, em trai của Lâu Sư Đức được bổ nhiệm làm quan thứ sử ở Đại Châu, nhưng ông ta lại là người rất háo thắng. Trước lúc đi nhận chức, Lâu Sư Đức nói với người em trai rằng: “Ta là tể tướng, đệ cũng được phong làm thứ sử Đại Châu. Huynh đệ chúng ta nhận được ân sủng của quốc gia quá nhiều nên sẽ có người ghen ghét đố kỵ. Đệ có cách nào bảo toàn được tính mạng không?”.

Người em liền nói: “Sau này nếu như có người nhổ nước bọt vào mặt đệ thì đệ cũng chỉ cần lau đi là xong thôi chứ không phản ứng lại họ. Như thế là có thể tránh được phiền phức. Huynh cứ yên tâm”.

Lâu Sư Đức nói: “Đây chính là điều ta lo lắng nhất! Khi người ta nhổ bọt vào mặt đệ là lúc người ta tức giận đệ nhất. Đệ lau nước bọt đi chứng tỏ đệ bất mãn, phản kháng. Như vậy sẽ khiến họ càng thêm tức giận. Đệ nên cười mà nhẫn nhịn, không lau nước bọt mà để nó tự khô”.

Về sau “Thóa diện tự kiền” (nước bọt trên mặt tự khô) trở thành thành ngữ nổi tiếng của Trung Hoa. Ví dụ này chỉ ra rằng, khi bị người khác vũ nhục nên cực độ mà nhẫn nại, tuyệt đối không được phản kháng, bất mãn.

Chân dung tể tướng Lâu Sư Đức. (Ảnh: Internet)
Chân dung tể tướng Lâu Sư Đức. (Ảnh: Internet)

Lâu Sư Đức từng tiến cử Địch Nhân Kiệt làm tể tướng nhưng Địch Nhân Kiệt không biết. Sau khi Địch Nhân Kiệt lên làm tể tướng thường xa lánh ông.

Võ Tắc Thiên từng hỏi Địch Nhân Kiệt: “Khanh xem Lâu Sư Đức có phải người thông minh sáng suốt không?”.

Địch Nhân Kiệt nói: “Lâu Sư Đức là người như thế nào thần không biết rõ”.

Võ Tắc Thiên lại hỏi: “Lâu Sư Đức có khả năng nhìn người không?”

Địch Nhân Kiệt trả lời: “Thần từng có thời gian làm việc với ông ta, nhưng không nghe nói ông ấy có khả năng này”.

Võ Tắc Thiên nói: “Ta phong khanh làm tể tướng chính là do Lâu Sư Đức tiến cử, xem ra ông ta quả là biết nhìn người”. Võ Tắc Thiên cũng lấy ra tấu chương tiến cử của Lâu Sư Đức cho Địch Nhân Kiệt xem.

Địch Nhân Kiệt thở dài than trách: “Lâu Sư Đức! Ta được ông khoan dung đối xử mà không hề biết. Ta quả thực thua ông quá xa!”.

Lý học gia nổi tiếng thời nhà Tống, Trình Di từng nói: Nhẫn được cả việc mà người thường không thể nhẫn, khoan dung cả việc mà người thường không thể khoan dung, ấy chỉ có bậc trí huệ hơn người mới làm được.

Lâu Sư Đức khoan dung độ lượng, có thể bị người khác nhổ bọt lên mặt mà để nước bọt tự khô. Kỳ thực có thể thấy được công phu của “Nhẫn” là vô cùng thâm sâu. Lâu Sư Đức, vị danh tướng, tể tướng triều đại nhà Đường, với phẩm chất cao thượng thận trọng nhẫn nhịn hơn người được lưu vào sử sách văn  hóa Trung Hoa.

 2. Chu Du

Chu Du là người biết lễ nghĩa, khiêm tốn. Tôn Quyền mặc dù coi Chu Du là huynh trưởng nhưng ông vẫn một mực không kiêu ngạo, kính trọng và phục sự Tôn Quyền. Ông hoàn toàn dựa theo lễ nghĩa quân thần mà đối đãi, vô cùng trung thành với Tôn Quyền.

Ngoài ra ông cũng là người vô cùng thân thiện, nhiệt tình. Dân chúng Dương Châu tôn Chu Du và Tôn Sách là Chu Lang và Tôn Lang. Lang là chỉ người đàn ông anh tuấn, hào hiệp, dung mạo đẹp.

Trong “Tam Quốc Chí”, tác giả Trần Thọ viết, Chu Du là người quảng đại, biết dùng người. Thời niên thiếu, ông là người học giỏi, tướng mạo cao gầy, tính cách cởi mở khoáng đạt, khiêm tốn, nhún nhường, được người người mong muốn kết bạn. Duy chỉ có Trình Phổ lớn tuổi hơn Chu Du nhưng chức vị lại thấp hơn nên sinh lòng đố kỵ, không phục. Vì thế, Trình Phổ nhiều lần vũ nhục Chu Du nhưng Chu Du trước sau đều thủy chung khoan dung tha thứ.

Sau nhiều lần như vậy, Trình Phổ đã thay đổi quan niệm với Chu Du, ông nói: “Dữ chu công cẩn giao, như ẩm thuần lao, bất giác tự túy” (Ý nói làm bạn với Chu Du giống như uống rượu ngon, không biết bị say lúc nào). Trong “Tam Quốc Chí” cũng viết rằng, trong chiến trận Xích Bích, Chu Du cùng với Trình Phổ, Hoàng Cái đồng tâm hiệp lực cuối cùng đã giành thắng lợi.

Bị Trình Phổ nhiều lần vũ nhục nhưng Chu Du luôn lấy đại cục làm trọng, không so đo tính toán mà nhường nhịn hết lần này đến lần khác. Chính vì sự nhẫn nhịn mà cuối cùng Trình Phổ đã bị Chu Du cảm hóa. Từ trong điển cố này có thể thấy được rằng, “nhẫn” có thể biến “vũ khí” thành “tơ lụa”. Trước mâu thuẫn xung đột lấy hòa làm trọng, bao dung người khác, lấy ý chí cao xa thản nhiên đối đãi thì mọi mâu thuẫn xung đột đều sẽ được hóa giải. Người với người có thể hòa thuận cùng nhau thì phải lấy bao dung, nhường nhịn làm trọng.

 3. Lý Thầm

Chân dung Hoàng đế nhà Đường - Đường Tuyên Tông Lý Thầm (Nguồn: wikipedia.org)
Chân dung Hoàng đế nhà Đường – Đường Tuyên Tông Lý Thầm (Nguồn: wikipedia.org)

Đường Tuyên Tông Lý Thầm trước khi lên ngôi bị buộc phải rời khỏi kinh đô. Tháng 2/820, anh của Lý Thầm là Lý Hằng được thái giám giúp lên làm Hoàng đế lấy hiệu là Đường Mục Tông. Bốn năm sau, Đường Mục Tông bị bệnh chết, Đường Kính Tông Lý Trạm lên ngôi. Nhưng ông cũng chỉ sống đến năm 18 tuổi rồi băng hà.

Sau khi ông chết, Đường Văn Tông Lý Ngang và Đường Vũ Tông Lý Viêm lần lượt lên thay. Trong khoảng thời gian dài 20 năm, Lý Thầm đều trốn tránh, giả ngốc, không tham dự vào việc gì, hạn chế nói. Đường Văn Tông thường đến dụ ông nói chuyện, xem như là một trò vui. Khi Đường Vũ Tông lên ngôi, xem thường tôn ti trật tự, nên coi thường và không tôn trọng ông. Năm 841 khi Đường Vũ Tông lên ngôi, vì để tránh tai họa, bảo toàn tính mạng ông liền xin làm hòa thượng và đi du hành khắp nơi, rời xa chốn thị phi.

Trong thời gian này, ông vẫn giả ngây giả ngốc, che dấu danh tính của mình. Sau khi Đường Vũ Tông chết, hoạn quan khuynh đảo triều đình, muốn nhân lúc này mà lập người ngu dốt lên ngôi để dễ bề thao túng, nên cuối cùng quyết định chọn Lý Thầm. Năm 846, Lý Thầm sau thời gian chịu khổ nhẫn nhục đã trở lại cung, đăng cơ trở thành vị Hoàng đế có nhiều công lao với đất nước. Từ khi lên ngôi, Lý Thầm như trở thành người hoàn toàn khác, thông minh, trí tuệ hơn người khiến nhiều người nể phục.

Trong suốt thời gian lưu lạc tại nhân gian, ông biết rõ khó khăn của dân chúng, ông cũng sống thanh đạm tiết kiệm cho nên đến tận thời nhà Đường suy vong, ông vẫn được dân chúng xưng tụng là “Tiểu Thái Tông”, có ý so sánh ông với Đường Thái Tông – vị hoàng đế vĩ đại của Trung Hoa.

Lý Thầm trước khi lên ngôi phải đối mặt với rất nhiều hoàn cảnh phức tạp rối ren nhưng ông có thể nhẫn chịu hết thảy, tránh được tai họa mất mạng. Chính điều này khiến Lý Thầm cuối cùng có cơ hội lên ngôi, thành tựu được nghiệp lớn. Nếu không có nhẫn nhịn, biết thoái lui thì sẽ không thể có kết quả sau này như vậy. Có thể thấy rằng, nhẫn nại, nhượng bộ là một phương diện tu thân vô cùng quan trọng của mỗi cá nhân.

Chữ Nhẫn trong tiếng Hán. (Ảnh: Internet)
Chữ Nhẫn trong tiếng Hán. (Ảnh: Internet)

Lời kết

Nhẫn không phải không phân biệt thiện ác, đúng sai, nguyên tắc hay vô nguyên tắc mà là chỉ phương diện lợi ích của cá nhân, trình độ tu dưỡng của cá nhân, lùi một bước, ít so đo, nhiều nhẫn nại. Khi đối mặt với đúng sai đương nhiên phải giữ chính nghĩa, bảo vệ chân lý. Trong lịch sử có rất nhiều nhân vật đại nhẫn, họ đối với phương diện lợi ích cá nhân thì coi nhẹ, không tranh giành lại luôn khoan dung tha thứ và không dễ hồ đồ.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với đủ các loại mâu thuẫn, khiên chiến trong công tác cũng như trong các mỗi quan hệ. Những khi ấy, khoan dung nhẫn nại chẳng những giúp chúng ta tránh được mầm tai họa mà còn hóa giải được mâu thuẫn, đồng thời còn nâng cao tâm tính và cảnh giới tu dưỡng của bản thân. Từ đó, các mối quan hệ của chúng ta sẽ rộng mở hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn!

Theo Daikynguyenvn

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La