Anne Frank ngày nay là những bé gái Syria: Nỗi sợ hãi nhẫn tâm

28/11/16, 09:01 Trung Quốc

Chúng ta đều biết Đức Quốc xã đã sát hại những đứa trẻ, nhưng mấy ai biết con đường số phận của Anne đã bị phong kín bởi nỗi “sợ hãi nhẫn tâm” đối với người tị nạn.

Anne Frank (trái) và bé gái 5 tuổi người Syria bị thương trong cuộc chiến Aleppo, Syria. (Ảnh: Getty)

Ngày 30/4/1941, 1 người đàn ông Do Thái ở Amsterdam đã viết bức thư tuyệt vọng gửi đến người bạn ở Mỹ, cầu xin sự giúp đỡ tị nạn đến Hoa Kỳ.

“Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất chúng tôi có thể đi đến. Chủ yếu là vì sự an toàn của bọn trẻ.”, anh ấy viết.

Một tình nguyện viên phát hiện lời khẩn cầu này vào năm 2005 khi cô đang sắp xếp lại hồ sơ tị nạn cũ thời Thế chiến II tại thành phố New York. Nó sẽ chẳng khác mấy so với vô số bộ hồ sơ còn lại cho đến khi cô nhìn thấy tên của những đứa trẻ.

“Ôi Chúa ơi, đây là hồ sơ của Anne Frank”, cô ấy nói. Rất nhiều bức thư khác nữa của những người như Otto Frank. Điên cuồng tìm kiếm sự giúp đỡ để chạy trốn khỏi sự đàn áp của Đức Quốc xã và xin thị thực sang Mỹ, Anh hoặc Cuba –  nhưng không có hồi đáp vì sự lãnh đạm toàn cầu đối với người Do Thái .

Chúng ta đều biết rằng Đức Quốc xã đã sát hại những đứa trẻ, nhưng mấy ai biết con đường số phận của Anne đã bị phong kín bởi “nỗi sợ hãi nhẫn tâm” trước những người tị nạn, những người tuyệt vọng nhất thế giới.

Nghe có vẻ quen thuộc?

Tổng thống Obama tuyên bố sẽ đón nhận 10.000 người tị nạn Syria – 1 số con số quá nhỏ, mới chỉ bằng 1/5 của 1% trên tổng số người tị nạn, và bà Hillary Clinton đã đề nghị nhận thêm nhiều người hơn nữa. Donald Trump từng nhiều lần tỏ thái độ gay gắt về vấn đề đón nhận người Syria và kêu gọi cấm cửa người Hồi giáo (BT: Điều này đã được làm rõ hơn trong 1 cuộc phỏng vấn với Thời báo Đại Kỷ Nguyên). Nỗi sợ hãi khủng bố đã biến người Hồi giáo trở thành độc chất tại phương Tây. Và chẳng ai muốn tiếp nhận họ, nó còn hơn cả việc không ai đón nhận cô bé mang 2 dòng máu Đức – Hà Lan, có tên là Anne.

“Không ai muốn đưa gia đình mình đến trung tâm của 1 thành phố bị chiếm đóng, trừ khi họ không còn lựa chọn nào”, Mattie J.Bekink, người trông coi Nhà tưởng niệm Anne Frank ở Amsterdam cho biết. “Không ai đem con của mình lên 1 chiếc thuyền mong manh vượt Địa Trung Hải, trừ khi họ đang tuyệt vọng”.

Là con trai của 1 người tị nạn trong Thế Chiến II, tôi từng nghiên cứu sự cuồng loạn chống lại người tị nạn vào những thập niên 1930 và 40. Như Bekink nhận thấy, nó tương đồng với thực trạng xã hội hiện tại.

Đối với gia đình Frank, 1 cuộc sống mới ở Mỹ có vẻ khả thi. Anne đã học cách viết nhanh bằng tiếng Anh. Cha cô bé nói tiếng Anh, và ông từng sống tại số 71 đường Tây tại Manhattan, từng là người bạn lâu năm của Nathan Straus Jr., một quan chức trong chính quyền Franklin Roosevelt.

Chướng ngại chính là sự cảnh giác của người Mỹ đối với người tị nạn, nó vượt lên trên sự cảm thông. Sau cuộc đàn áp người Do Thái Kristallnacht vào năm 1938, kết quả 1 cuộc thăm dò cho thấy 94% người Mỹ phản đối cách đối xử của phát xít với người Do Thái, nhưng có đến 72% người Mỹ cũng lại không đồng ý tiếp nhận người Do Thái nhập cư.

Những lý do cho nghịch lý trong hành động này chẳng khác nào lý do họ từ chối người Syria hoặc người Honduras ngày nay: Chúng ta không đủ khả năng, chúng ta phải chăm sóc nước Mỹ trước đã, chúng ta không thể chấp nhận tất cả, họ sẽ chiếm mất việc của người Mỹ, họ nguy hiểm và khác biệt.

Hoa Kỳ, nếu cứ tiếp tục là nhà thương điên hay trại tế bần, nó sẽ sớm phá hỏng đời sống kinh tế hiện tại”, phòng Thương mại New York cảnh báo vào năm 1934.

Một số độc giả phản đối: Nhưng người Do Thái không phải là 1 mối đe dọa giống như người Syria. Tuy nhiên, trong thập niên 1930 và 40, khi chiến tranh thế giới xảy ra, người Do Thái bị nhiều người coi là người Cộng sản tiềm tàng hoặc thậm chí là Đức Quốc xã. Cũng có những nỗi sợ hãi, Đức sẽ đưa gián điệp xâm nhập Hoa Kỳ và phá hoại Mỹ dưới “lớp áo” dân tị nạn.

“Khi sự an toàn của đất nước đối mặt với nguy hiểm, có vẻ như hoàn toàn chính đáng để giải quyết bất kỳ mối nghi ngờ liên quan đến lợi ích quốc gia, hơn là lợi ích cho người ngoài”, Bộ ngoại giao ra chỉ thị năm 1941. Tờ New York Times vào năm 1938 đã trích dẫn lời cảnh báo của cháu gái Tổng thống Ulysses S. Grant về “cái gọi là những người Tị nạn Do Thái” và ám chỉ rằng họ là Cộng sản “đến đất nước này để gia nhập hàng ngũ những người ghét bỏ các tổ chức của chúng ta và âm mưu lật đổ”.

Các hãng thông tấn đã không đủ nhân đạo để chấp nhận người tị nạn và thay vào đó là bi kịch khi họ hỗ trợ lan truyền việc bài xích ngoại quốc. Tờ Times đã công bố 1 bài viết trên trang nhất về những rủi ro của người Do Thái trở thành gián điệp của Đức Quốc xã, và Washington Post đã đăng tải 1 bài xã luận cảm ơn Bộ Ngoại giao giữ nước Mỹ tránh được Đức Quốc xã dưới chiêu bài người tị nạn

Trong môi trường chính trị này, các quan chức và chính trị gia đã vơi mất lòng nhân đạo.

“Hãy để châu Âu tự lo cho bản thân họ”, thượng nghị sĩ Robert Reynolds, nhà Dân chủ Bắc Carolina lên án Do Thái lập luận. Đại diện của Stephen Pace, ủy viên Đảng Dân chủ bang Georgia, mạnh dạn hơn khi đề xuất luật lệ trục xuất “tất cả những người ngoại quốc tại Hoa Kỳ”.

Quan chức Bộ Ngoại giao là Breckinridge Long đã thiết lập 1 cách có hệ thống các quy đinh về người Do Thái tị nạn. Trong tình cảnh này, Otto Frank đã không thể có được visa cho các thành viên trong gia đình, những nạn nhân của sự hoang tưởng về nước Mỹ với chính sách mị dân và lãnh đạm.

Vòng xoay Lịch sử. Như tôi nói nhiều lần, sự miễn cưỡng của Tổng thống Obama trong nỗ lực chấm dứt cuộc tàn sát ở Syria đã phủ bóng lên di sản của ông ấy, và không có 1 lời xin lỗi dễ dãi nào cho sự thất bại chung của thế giới trước việc đảm bảo trẻ em tị nạn Syria ở các nước lãng giềng khác được đi học.

Hôm nay, nỗi xấu hổ của chúng ta, Anne Frank là bé gái Syria.

Theo New York Times

 

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao con người không nhìn thấy được Thần?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

    Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Vì sao con người không nhìn thấy được Thần?

    Vì sao con người không nhìn thấy được Thần?

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

    Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?