Anh sẵn sàng hi sinh thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc để bảo vệ người dân Hồng Kông

06/06/20, 11:38 Thế giới

Bộ trưởng Ngoại giao Anh nhận định không nên cho phép chính quyền Trung Quốc nhằm cân nhắc lại kế hoạch thi hành luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông, Epoch Times đưa tin

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab ở Phố Downing, tại London, Anh vào ngày 3/9/2019. (Ảnh qua Politico)

Bộ trưởng Ngoại giao Anh không muốn khơi mào chiến tranh lạnh với Trung Quốc. 

Trên thực tế, ông Dominic Raab cho biết hai quốc gia vẫn hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ biến đổi khí hậu đến cuộc chiến đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Nhưng rõ ràng đây không phải là mối quan hệ mà chính quyền Anh sẵn sàng dùng mọi giá để duy trì và củng cố. 

Động thái lên tiếng về quyết định thi hành luật An ninh Quốc gia của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hồng Kông đã một lần nữa tạo ra mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Anh với thuộc địa cũ của Anh. 

Tuy nhiên trong mối xung đột lần này, Trung Quốc là quốc gia đang trên đà phát triển, trong khi hệ thống các quy tắc và thể chế quốc tế tạo nền tảng cho sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Vương quốc Anh đang rơi vào căng thẳng leo thang.

Giữa những hỗn loạn, nền y tế toàn cầu đang trong tình trạng cấp bách do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 và Bộ Ngoại giao Anh (Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung) của ông Raab đang cố gắng xoay chuyển những thách thức trước mắt. 

Tuy vậy, ông Raab vẫn giữ tự tin rằng lời nói từ Anh sẽ có sức nặng. 

“Tôi nghĩ Anh vẫn có một chỗ đứng quan trọng trên thế giới xét với phương diện một quốc gia chiến đấu, bảo vệ cho lẽ phải”, ông chia sẻ trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Sky News

Người biểu tình Hồng Kông tham gia cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ phản đối Luật An ninh Quốc gia của Trung Quốc. (Ảnh qua The Sun Daily)

Vị bộ trưởng chỉ ra lập trường của Anh về Hồng Kông, cho biết chính quyền Anh đang chỉ trích Trung Quốc vì đã vi phạm Hiệp ước Trung-Anh vốn được thiết lập năm 1997 nhằm mở đường cho việc trao trả lại ‘trung tâm tài chính toàn cầu’ cho chính quyền Bắc Kinh, trong đó có điều khoản đảm bảo quyền tự do cho đặc khu trong vòng 50 năm. 

“Không còn đi theo hướng thực dân nữa, không ai lại thực sự nghĩ rằng chúng ra đang quay lại thời kỳ đó, nhưng thực chất Anh có thể là một quốc gia đấu tranh cho công lý, lẽ phải theo một cách phù hợp với những giá trị và lợi ích trong thế kỷ 21”.

Ông Raab nhớ lại ngày cấp trên của ông, thủ tướng Anh, thông báo Anh sẽ cho phép hàng triệu người dân Hồng Kông có cơ hội trở thành công dân nước này nếu chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục thi hành luật an ninh lên đặc khu. 

Động thái này giúp những người đang sở hữu Hộ chiếu quốc gia Anh (ở nước ngoài) có thể sống và làm việc tại Anh dễ dàng hơn, và đã khiến chính quyền Bắc Kinh giận dữ. 

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cáo buộc chính quyền Anh đang thể hiện  “tâm lý chiến tranh lạnh và tư tưởng thuộc địa”.

Ông Raab đã đáp trả lại một cách khá bình tĩnh và thoải mái, nhận định Anh ‘không hẳn như vậy’.

Những người ủng hộ dân chủ tham gia một cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông, Trung Quốc. (Ảnh qua Sky News)

Vị bộ trưởng phát biểu tại khu văn phòng Locarno Suite rộng lớn ở Bộ Ngoại giao Anh. Khu vực này được chọn lựa nhằm đảm bảo giãn cách xã hội với các phóng viên của Sky News

Ông phát biểu: “Điều này không liên quan gì đến việc kìm hãm hay khơi mào chiến tranh lạnh. Nó đơn giản chỉ là việc giữ tròn trách nhiệm từ cả hai phía”.

Đề xuất visa được thi hành “bởi chúng tôi sẽ không quay lưng với người dân Hồng Kông”. 

Anh có thể theo tới cùng nếu chính quyền Trung Quốc không có dấu hiệu dừng lại. Việc thay đổi quyết định với một vấn đề lớn như này dường như khó có thể xảy ra, bất chấp sức ép từ các cường quốc phương Tây, đi đầu bởi Mỹ.

“Tôi thực sự nghĩ rằng cần phải phối hợp với các đối tác quốc tế, cho Trung Quốc một con đường sống nếu thật sự nhìn nhận nghiêm túc vấn đề và đánh giá xem liệu đây có phải là động thái phù hợp hay không, và bàn bạc với các đối tác quốc tế về bước đi tiếp theo”, ông Raab cho hay. 

“Công bằng mà nói, chúng tôi công nhận Trung Quốc là một cường quốc lớn, một quốc gia đang dần lớn mạnh về kinh tế và là quốc gia thành viên hàng đầu của cộng đồng quốc tế.”

“Tôi nghĩ yếu tố ngăn cản sự tăng trưởng mà họ đang có đó không chỉ dừng lại ở những tác động mà COVID-19 gây ra mà còn nằm ở việc họ không giữ đúng những gì đã cam kết”, ông nhận định. 

“Đây là vấn đề về tính liêm chính. Các quốc gia đi đầu trong cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc, cần phải giữ tròn trách nhiệm, bổn phận của mình, nếu không thì ai có thể tin tưởng được họ trong những thỏa thuận đặt ra trong tương lai nữa chứ?”

Video: Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tuyên bố Anh luôn đứng về phía người dân Hồng Kông.

Khi được hỏi liệu Anh có sẵn sàng hi sinh thỏa thuận thương mại với Trung Quốc để đấu tranh cho lẽ phải không, vị bộ trưởng ngoại giao chia sẻ: “Việc chúng tôi nới lỏng các tiêu chí cho những người sở hữu hộ chiếu quốc gia Anh (ở nước ngoài) để họ được đến Anh và hưởng những quyền lợi như tôi đã kể không hề liên quan tới bất kỳ thỏa thuận thương mại tự do hay gì cả. Chúng tôi sẽ không để điều đó cản trở đến nguyên tắc làm tròn trách nhiệm, trên cả phương diện đạo đức và vị thế quốc tế.” 

“Đây là điều vô cùng quan trọng”.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán với Trung Quốc về toàn bộ những vấn đề này”.

“Chúng tôi không có ý đe dọa điều gì cả. Chúng tôi chỉ muốn rạch ròi trắng đen về việc chính quyền Trung Quốc vi phạm, một cách trực tiếp, những cam kết được đề ra trong tuyên bố chung mà họ đã ký, và chúng tôi mong đợi, giống cách mà cộng đồng quốc tế mong đợi vào chúng tôi, rằng Trung Quốc sẽ làm tròn trách nhiệm của của mình”.   

Những xung đột mâu thuẫn gay gắt về vấn đề xoay quanh Hồng Kông dường như là một phần động thái tiếp cận cứng rắn của Anh đối với chính quyền Trung Quốc, trái ngược với nhận định từ Cựu Thủ tướng Anh David Cameron khi ông cho rằng đây là một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ giữa Anh với cường quốc châu Á.

Hôm 2/6 vừa qua, Hội đồng An ninh Quốc gia đã họp bàn thảo luận về vấn đề xoay quanh Trung Quốc.

Các sĩ quan tình báo đang xem xét quyết định của Anh cho phép tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc xây dựng mạng lưới 5G thế hệ mới ở Anh.

Cũng có nghi vấn dấy lên cho rằng những hacker được chống lưng bởi chính phủ Trung Quốc đã tìm cách thực hiện một cuộc tấn công mạng nhằm trộm các tài liệu mật từ các viện nghiên cứu về quá trình phát triển vaccine và phương thức điều trị COVID-19.

Khi được hỏi liệu cách chính sách của Anh đối với Trung Quốc có bị thay đổi hay không, ông Raab cho biết: “Có lẽ là có, nhưng thay vì điều chỉnh cách tiếp cận trên phương diện chiến lược thì chúng tôi sẽ điều chỉnh theo thái độ của chính quyền Trung Quốc, dù là trong lĩnh vực không gian mạng hay trong lĩnh vực ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ, và giờ đây là trong quan hệ với Hồng Kông”. 

Điều này cho thấy, Anh Quốc giai đoạn hậu Brexit đã có những tham vọng lớn nhằm chuyển hướng sang châu Á, châu lục được coi là động lực tăng trưởng trong tương lai của thế giới.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Raab sau khi trở thành Bộ trưởng Ngoại giao vào tháng 7 năm ngoái là để gặp gỡ các bộ trưởng ngoại giao thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại thành phố Bangkok. Ông kỳ vọng Anh có thể trở thành một “đối tác đối thoại” cho hiệp hội trong vòng hai năm tới.

Bước đi đầu tiên mà chính phủ Anh thực hiện sẽ là đệ trình đơn lên Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian tới. 

Bên cạnh đó, chính quyền cũng tập trung vào việc gia nhập một hiệp định thương mại châu Á-Thái Bình Dương với tên gọi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

“Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với những quốc gia thuộc khu vực này bởi chúng tôi nhận thấy khu vực này không chỉ gắn kết với Trung Quốc mà còn chứa đựng những cơ hội lớn trong tương lai và là một vùng đất để Anh củng cố, tạo tầm ảnh hưởng hơn cho hình mẫu một quốc gia đấu tranh vì lẽ phải trên thế giới”, ông Raab cho hay. 

Bên cạnh đó, Anh cũng cân nhắc đến các đồng minh lâu đời.

Không có gì quan trọng bằng mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Hoa Kỳ – một quan hệ vẫn còn rất quan trọng, mặc dù ngày càng có những điểm trái ngược giữa hai quốc gia dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump.

Sau cái chết của người đàn ông da màu do bị một viên cảnh sát da trắng đè gối lên gáy đến ngạt thở, Mỹ đã lâm vào tình cảnh bất ổn trong suốt tuần qua trước những phẫn nộ của người dân về bất bình đẳng chủng tộc. 

Ông Raab nhận định cái chết của George Floyd là một điều đau lòng, cũng như khung cảnh biểu tình, bạo loạn bao trùm trên khắp mọi con phố tại Mỹ.

“Tôi muốn thấy người dân Mỹ đoàn kết cùng nhau chứ không phải tình cảnh chia rẽ như này”, ông nói. 

Vị bộ trưởng Anh không trực tiếp lên án hình ảnh cảnh sát dùng bạo lực chống lại những người biểu tình không vũ trang, nhưng dường như có thể hiện quan ngại trước những tin tức cho hay cánh nhà báo bị lực lượng cảnh sát xử lý khi họ đang cố gắng thu thập thông tin về các cuộc biểu tình. 

Ông cho biết Anh đang điều tra trường hợp của một phóng viên ảnh người Anh tên Adam Gray. Người này đã bị cảnh sát New York giam giữ vào cuối tuần khi đang tác nghiệp.

Trong thời đại mà sức mạnh và quyền lực đang dần được coi trọng hơn những hiệp ước quốc tế, Anh sẽ cần cho mình các đồng minh. Quốc gia này đã rút ra khỏi Liên minh châu Âu, nhưng vẫn đang có quan hệ hợp tác chặt chẽ với hai ông lớn cùng chí hướng tại châu Âu là Đức và Pháp. 

Ngoài ra, chính quyền Anh đang có xu hướng ban hành các tuyên bố về các vấn đề toàn cầu với tất cả hoặc một vài thành viên thuộc liên minh tình báo Five Eyes, trong đó gồm các quốc gia Hoa Kỳ, Canada, New Zealand và Úc.

Vậy làm thế nào để Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab có thể định hình được vai trò của Anh trên thế giới sau khi vực dậy khỏi đại dịch COVID-19 vốn đã gây quá nhiều biến đổi?

Ông phát biểu: “Nếu bàn về kế hoạch Global Britain thì một phần kế hoạch là đảm bảo duy trì quan hệ láng giềng tốt đẹp với các đối tác châu Âu”. 

“Yếu tố thứ hai là, chúng tôi muốn thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu và tôi nghĩ mục tiêu mà chúng tôi đang thực hiện đối với nền thương mại tự do toàn cầu cùng các đối tác từ châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand sẽ vô cùng quan trọng, là một phương án tuyệt vời để thúc đẩy những cơ hội cho thế giới cũng như cho lĩnh vực kinh doanh và tiêu dùng của Anh”.

Thiện Thành (Theo Sky News)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng