Trung Quốc “đại binh áp cảnh” vạch giới hạn đỏ với Myanmar

02/06/15, 07:45 Tin Tổng Hợp
(GDVN) - Ý đinh không thể rõ ràng hơn. Đó là thông điệp giới hạn cuối cùng của sự khoan dung của Trung Quốc. Nếu Myanmar vượt qua giới hạn này, Trung Quốc sẽ phải...

(GDVN) – Ý đinh không thể rõ ràng hơn. Đó là thông điệp giới hạn cuối cùng của sự khoan dung của Trung Quốc. Nếu Myanmar vượt qua giới hạn này, Trung Quốc sẽ phải…

Chiến đấu cơ Trung Quốc tập trận bắn đạn thật, hình minh họa. Ảnh: Nhân Dân nhật báo.

Financial Times ngày 1/6 đưa tin, quân đội Trung Quốc bắt đầu tập trận thực binh thực đạn kết hợp không quân – lục quân sát biên giới với Myanmar tại tỉnh Vân Nam ngày hôm nay là một lời cảnh báo rõ ràng nhất với nước láng giềng từng là “đồng minh gần gũi” của Bắc Kinh. Những vụ bom rơi đạn lạc từ cuộc giao tranh giữa quân đội Myanmar với lực lượng phiến quân Kachin người Hán ở Kokang xuống lãnh thổ Trung Quốc đã gây ra thương vong cho dân thường nước này.

Việt Cương, một Đại tá quân đội Trung Quốc về hưu bình luận, cuộc tập trận bắn đạn thật của đại quân khu Thành Đô ở gần biên giới với Myanmar là “hiếm có”. Ông Cương cho rằng Bắc Kinh đã nhẫn nhịn và kiềm chế trong các sự cố, nhưng bom đạn Myanmar vẫn rơi xuống lãnh thổ Trung Quốc. “Ý đinh không thể rõ ràng hơn. Đó là thông điệp giới hạn cuối cùng của sự khoan dung của Trung Quốc. Nếu Myanmar vượt qua giới hạn này, Trung Quốc sẽ phải phản công để bảo vệ chính mình chứ không phải Bắc Kinh khiêu chiến trước”, ông Cương bình luận.

Trung Quốc đã thông báo cho Myanmar về cuộc tập trận này. Ngoài việc giải quyết căng thẳng dọc biên giới giữa tỉnh Vân Nam với Myanmar, Bắc Kinh cũng đang tìm cách xoa dịu bức xúc của dư luận ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) các đảo nhân tạo khiến các bên liên quan, đặc biệt là Việt Nam và Philippines hết sức quan ngại.

Trong năm qua Bắc Kinh đã quản lý để hạ nhiệt 2 điểm nóng khác sau khi đạt thỏa thuận trao đổi thông tin quân sự với Nhật Bản xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư và khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ ở dãy Himalaya. Nhưng tranh chấp lãnh thổ tiềm ẩn vẫn chưa được giải quyết. Tiếng sung dọc biên giới Trung Quốc – Myanmar là một lời nhắc nhở về một tính toán sai lầm quân sự có thể gây ra xung đột.

Đỗ Kế Phong, một học giả từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc bình luận: Không thể để tiến súng tiếp tục tràn qua biên giới và làm hại dân thường. Nếu tình hình diễn biến xấu đi, quân đội Trung Quốc hoàn toàn sẵn sàng để tham gia giải quyết.

Theo Báo Giáo dục Việt Nam

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi