Thất vọng với châu Âu, Gruzia lại hướng sang Nga?

19/05/15, 10:15 Tin Tổng Hợp
(HQ Online)- Hy vọng đạt được thỏa thuận miễn thị thực với Liên minh châu Âu (EU) của Gruzia tại hội nghị cấp cao ở Riga (Latvia) tuần qua đã tan thành mây khói khi kế hoạch này bị trì hoãn trong một động thái mà giới chức Gruzia cho rằng vì các lý do chính trị.

(HQ Online)- Hy vọng đạt được thỏa thuận miễn thị thực với Liên minh châu Âu (EU) của Gruzia tại hội nghị cấp cao ở Riga (Latvia) tuần qua đã tan thành mây khói khi kế hoạch này bị trì hoãn trong một động thái mà giới chức Gruzia cho rằng vì các lý do chính trị.

Thủ tướng Gruzia Ikakli Garibashvili và Chủ tịch Hội đồng Nghị viện châu Âu Anne Brasseur

Mặc dù Gruzia đã ký một thỏa thuận tự do thương mại với EU hồi tháng Bảy năm ngoái, song người dân Gruzia cảm nhận được rất ít lợi ích từ thỏa thuận đó. Với họ, đi lại miễn thị thực mới có ý nghĩa rõ ràng. Khi Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra hồi tháng 9-2014 trong bối cảnh xung đột tại miền Đông Ukraine đang leo thang, Gruzia cũng không được NATO chấp thuận “kế hoạch hành động thành viên” để mở đường cho nước này gia nhập NATO.

Thất vọng với châu Âu, nhiều người dân Gruzia giờ đây quay sang Nga. Một cuộc thăm dò dư luận do Viện Dân chủ quốc gia Mỹ thực hiện cho thấy, 31% người dân Gruzia ủng hộ gia nhập Liên minh Á-Âu, dự án liên kết giữa các nước thuộc Liên Xô trước đây do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất để làm đối trọng địa chính trị với EU. Mặc dù vẫn có 2/3 dân số ủng hộ liên kết với phương Tây, song tỉ lệ ngả sang dự án của ông Putin đã tăng lên gấp đôi trong một năm qua.

Kể từ cuộc cách mạng “Hoa Hồng” năm 2003, Gruzia được xem như “nhà vô địch” về cải cách kinh tế và dân chủ trong số các nước thuộc Liên Xô trước đây. Vị trí của nước này cũng có tính chiến lược cao, với các đường ống dẫn dầu và khí đốt chạy ngang đất nước từ Azerbaijan tới phía Tây để cung cấp cho châu Âu như một nguồn thay thế năng lượng của Nga. Có ý kiến cho rằng nếu Moscow thu hẹp được hành lang giữa khu vực ly khai Nam Ossetia và Armenia, quốc gia trong năm nay đã gia nhập Liên minh Á-Âu, Nga sẽ kiểm soát mọi thứ “từ biên giới Iran tới Bắc Cực”.

Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm thay đổi suy nghĩ của người Gruzia. Nhiều người Gruzia xem châu Âu như một kẻ yếu đuối và do dự. Người ta bắt đầu đặt câu hỏi châu Âu có thể mang lại những lợi ích gì cho Gruzia? Và liệu chống lại Nga có phải là điều ngu ngốc?

Thất bại bất ngờ của chính quyền Mikheil Saakashvili trong cuộc bầu cử năm 2012 trước liên minh “Giấc mơ Gruzia” của doanh nhân tỉ phú Bidzina Ivanishvili cũng góp phần làm thay đổi suy nghĩ của người dân Gruzia. Liên minh gồm 6 đảng này vẫn trung thành với mục tiêu hội nhập phương Tây, nhưng Chính phủ hiện nay của Thủ tướng Ikakli Garibashvili cũng tìm cách tái xây dựng mối quan hệ với Moscow.

Việc Nga bãi bỏ các lệnh cấm đối với rượu, nước khoáng và nông sản Gruzia mà họ áp đặt một thập kỷ trước đó đã thúc đẩy nền kinh tế Gruzia. Nông dân Gruzia coi Nga là một thị trường hứa hẹn hơn nhiều so với EU. Chính phủ của liên minh “Giấc mơ Gruzia” cũng đã cho phép các kênh truyền hình Nga, từng bị cấm sau cuộc xung đột ở Nam Ossetia năm 2008, được phát sóng trở lại ở Gruzia. Những tiếng nói ủng hộ Nga đang ngày càng mạnh mẽ hơn. Theo giới phân tích, ảnh hưởng ngày càng tăng của các nhóm ủng hộ Nga, trong đó nổi bật là Sự lựa chọn Á-Âu của Gruzia, một liên minh các tổ chức phi Chính phủ hiện có tới 16.000 thành viên.

Hiện Moscow đã ký các thỏa thuận tiến gần tới việc chiếm lĩnh hoàn toàn Nam Ossetia và Abkhazia. Các đảng thân Nga nhân dịp này tuyên bố rằng cơ hội duy nhất của Gruzia để lấy lại các khu vực ly khai là liên minh trở lại với Moscow. Theo giới quan sát, các đảng ủng hộ điện Kremlin tại Gruzia chưa chắc đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội dự kiến vào tháng 10-2016, nhưng họ có thể hội đủ số phiếu để ngăn chặn các đảng thân phương Tây giành quyền kiểm soát.

Theo Báo Hải Quan

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi