Năm 2015 nồng độ CO2 trong khí quyển lại đạt mức kỷ lục mới

09/05/15, 08:04 Thảm họa

Hôm thứ Tư ( 06/5 ), theo thống kê từ chính phủ Hoa Kỳ, Tháng 3 vừa qua, nồng độ khí CO2 trong khí quyển cán mốc kỷ lục mới, vượt qua 400 phần triệu. Điều này cho thấy, tính cấp bách của các giải pháp giảm thải khí nhà kính gây sự nóng lên của Trái Đất.

Khói thải từ các nhà máy (Ảnh minh họa)

Cách đây mấy nghìn năm, các nền văn minh Babylon, Trung Hoa, và Phương Tây xưa lớn mạnh trong thời gian khí quyển ổn định với mức nồng độ CO2 khoảng 270-280 phần triệu.

Trong khoảng năm 1800 đến 1900, nồng độ CO2 tăng mạnh từ 280 đến 290 phần triệu, tức là tăng 10 phần triệu trong 100 năm, so với vài nghìn năm ổn định trước đó.

Trong khi đó, từ năm1900 đến năm 2015, trong hơn 100 năm qua, mức nồng độ này đã tăng lên so với trước là 110 phần triệu, tức tốc độ tăng gấp 11 lần so với thế kỷ 19.

Tháng 3 vừa qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency) thông báo, phát xạ khí thải nhà kính trong hai năm vừa qua trung bình không thay đổi. Tuy nhiên, hiện tượng này không đồng nghĩa với việc nồng độ CO2 trong không khí, nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng ấm nóng toàn cầu, sẽ giữ nguyên hoặc giảm. Nguyên nhân là do một khi CO2 đã ở trong không khí, nó sẽ khó tan biến. Nói cách khác, tốc độ tan biến của CO2 vẫn thấp hơn tốc độ thải ra hiện nay.

Cụ thể, theo ước tính của các nhà khoa học, chúng ta phải cắt giảm 80% mức thải khí nhà kính hiện nay mới có thể dừng xu hướng tăng nồng độ CO2 trong khí quyển. Thậm chí, khi dừng hẳn sự phát xạ, mẹ tự nhiên cũng phải mất hàng trăm đến hàng nghìn năm mới có thể đưa nồng độ CO2 trong khí quyển quay lại mức mong muốn.

Chúng ta đưa người lên Mặt trăng trong 9 năm, điều mà trước đó chúng ta hầu như chưa thể phóng được tên lửa… Với quyết tâm chính trị đúng đắn, chúng ta [hoàn toàn] có thể làm được nhiều thứ”, James Butler, Giám đốc chi nhánh theo dõi toàn cầu của cơ quan NOAA lấy ví dụ về cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng vào năm 1969 của tàu Apollo 11 để nói về sự cần thiết của quyết tâm giảm khí thải nhà kính, cụ thể là giảm sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch, từ lãnh đạo các nước và các công ty trên thế giới.

Hiện tại, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nước có mức thải khí nhà kính lớn nhất trên toàn thế giới.

Theo Tinhte.vn

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?