Mỹ “chắp thêm cánh” cho Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu bằng máy bay B-1B
Việc chuyển giao B-1B vào thành phần Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu Không quân Mỹ sẽ tăng cường tính linh hoạt của lực lượng chiến lược, khi kết hợp các khả năng của hệ thống hạt nhân và thông thường..
Trang lenta.ru dẫn lại nguồn tin từ website của Không quân Mỹ cho biết máy bay ném bom siêu thanh B-1B Lancer sẽ được đưa vào thành phần Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu Không quân Mỹ nhằm kiểm soát mặt đất và không phận của bộ ba hạt nhân Mỹ. Hiện nay, các máy bay ném bom siêu thanh B-1B là một phần của Bộ tư lệnh Không quân Mỹ, sẽ hợp nhất với lực lượng máy bay chiến thuật. “Việc phân bổ lại này cho phép tất cả các loại máy bay ném bom chiến lược hiện tại và tương lai đang được chế tạo trong khuôn khổ chương trình LRS-B (Long Range Strike Bomber) nằm dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ tư lệnh không quân”, Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Lee James cho biết. 63 máy bay và 7.000 nhân viên sẽ được chuyển từ Bộ tư lệnh tác chiến đường không sang Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu trong vòng một năm. Sau khi rút khỏi thành phần máy bay chiến lược (Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược) trong những năm đầu thập niên 1990, các máy bay B-1B đã được sử dụng để hỗ trợ cho lực lượng bộ binh tham gia các hoạt động tại Balkans, Iraq và Afghanistan. Hiện nay, các máy bay B-1B này không thể sử dụng vũ khí hạt nhân và không nằm trong thành phần lực lượng hạt nhân Mỹ. Đại diện của Không quân Mỹ nhấn mạnh rằng việc chuyển giao B-1B vào thành phần Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu Không quân Mỹ sẽ tăng cường tính linh hoạt của lực lượng chiến lược, khi kết hợp các khả năng của hệ thống hạt nhân và thông thường sẽ tăng khả năng thất bại cho đối phương. Máy bay ném bom siêu thanh B-1B được phát triển vào những năm 1970. Ban đầu được dự định thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ răn đe hạt nhân, sử dụng tên lửa đạn đạo AGM-69 SRAM mang đầu đạn hạt nhân. Sau khi loại bỏ tên lửa AGM-69 SRAM, B-1B được trang bị, sử dụng các loại bom tấn công không điều khiển khác nhau và có thể sử dụng tên lửa hành trình phi hạt nhân có độ chính xác cao JASSM. Đào Cảnh |
Theo Infonet