Đám tang mà sao lại cách tân, phô trương đến thế?

22/04/15, 22:00 Tin Tổng Hợp
(NLĐO) - Vài ngày qua, dân mạng xôn xao trước một bức ảnh chụp cảnh bốn người hóa trang thành Thầy trò Đường Tăng mang hành lý dẫn đầu một đoàn đưa tang, phía sau là xe tang đủ loại. Nhiều cư dân mạng bình luận đám tang thời nay quá nhiều trò, phô trương. “Không biết còn thiếu trò gì với người chết nữa không!” - một người than vãn.

(NLĐO) – Vài ngày qua, dân mạng xôn xao trước một bức ảnh chụp cảnh bốn người hóa trang thành Thầy trò Đường Tăng mang hành lý dẫn đầu một đoàn đưa tang, phía sau là xe tang đủ loại. Nhiều cư dân mạng bình luận đám tang thời nay quá nhiều trò, phô trương. “Không biết còn thiếu trò gì với người chết nữa không!” – một người than vãn.

Sự kiện được chụp tại một đám tang ở Bình Phước rồi sau đó ảnh được đưa lên mạng và gây ra làn sóng tranh luận trái chiều. Đa phần đều phê phán không hiểu vì sao đám tang không tổ chức theo văn hóa lâu nay mà cứ biến tướng, đổi mới đủ kiểu nhìn không ra đám tang.

Đám tang có “Thầy trò Đường Tăng” mở đường gây tranh luận. Ảnh: Internet

“Dịch vụ này có lâu rồi, giá từ 3 triệu tới 5 triệu tùy theo khoảng cách từ nhà tới nghĩa trang. Có đám thầy Tam Tạng còn cưỡi ngựa dẫn đầu đoàn xe tang tới nghĩa trang!” – một cư dân mạng viết. “Hết văn hóa sư tử giờ tới Tây Du Ký…bó tay! mấy ông văn hóa ở đâu? đề ngoại lai lấn át vậy” – cư dân mạng khác than vãn. “Lộn xộn trong văn hóa!” – người khác bình. “Có thể nói là lố bịch” – một cư dân mạng khác gay gắt. “Người sống bày vẽ làm người chết mang tiếng chết rồi còn gây tắc nghẽn giao thông!”; “Phú quý sinh lễ nghĩa, đây là những người không hiểu biết, toàn làm những trò lố!”; “Đám tang bây giờ cũng được cách tân nữa à?”; “Đã chết rồi còn làm màu. Đám tang là đau buồn. Nhìn đám này như kiểu “Hạnh phúc một tang gia”…

Một số ý kiến khác ủng hộ cách làm này vì cho rằng người chết cũng đã chết, gia đình nếu khá giả làm đều lạ mắt, vui vẻ để người ra đi không vướng bận, thanh thản. Tuy nhiên, đây rõ ràng chỉ là những ý kiến bao biện vì người còn sống sao hiểu được tâm tư của người chết mà biết làm điều đó họ sẽ thanh thản, không vướng bận? Hay vì niềm vui của người còn sống quá lớn, không muốn trong cả đám tang trở nên buồn bã, nặng nề nên bày nhiều trò để cố tạo niềm vui cho chính mình?

Trước đây, những vụ như thuê người chuyển giới mặc bikini đến biểu diễn múa lửa trong đám tang đã bị công luận phê phán khá nhiều. Một số người biện hộ rằng đôi lúc gia chủ không thuê, những người này biết tin có đám tang, tự đến biểu diễn. Nhưng nếu gia chủ không thuê, không chấp nhận thì cũng phải lên tiếng, mời dân phòng đến để yêu cầu nhóm không diễn nữa. Đằng này, họ vẫn yên lặng để những hành động không phù hợp văn hóa, thuần phong mỹ tục diễn ra ngay trong đám tang gia đình mình chẳng khác nào một sự “đồng lõa”. Hành động này đáng bị lên án cũng ngang với những trò kỳ quặc khác trong tang lễ vốn trang trọng, cần sự lắng đọng tưởng nhớ người đã khuất hơn là phơi bày sự vui sướng, hạnh phúc một cách thái quá, kỳ cục, cho dù, người đã khuất có lớn tuổi, đủ thọ theo cách nói thông thường.

Đám tang đâu phải chuyện vui vẻ gì để khoe mẽ, gây sự chú ý và ảnh hưởng đến giao thông công cộng. Đó là chưa kể đến một vài nơi được xem là khu phố văn hóa hẳn hoi nhưng mỗi khi có đám tang là lại thuê dàn nhạc sống về múa hát inh ỏi. Họ hát từ sáng đến tối, từ tối đến nửa đêm bằng chất giọng tra tấn hàng xóm. Khi bị phàn nàn, họ lại phản bác với lý do: “Nhà có đám” hay “Cụ nhà lúc còn sống khoái ca hát, đông vui”… Có gia đình tờ mờ sáng đã bật loa hết công suất phát một đoạn cải lương và tua đi tua lại cho đến lúc đưa quan tài ra nghĩa trang. Hàng xóm xung quanh đều phải thức sớm theo cả gia đình nhà có đám, mọi sự phàn nàn đều được giải thích qua loa để rồi những lần sau đâu lại hoàn đấy.

Vẫn biết mỗi nhà mỗi kiểu, mỗi vùng phong tục khác nhau nhưng những cảnh náo nhiệt thái quá, gây chú ý để làm phiền hàng xóm, tạo sự dị nghị chung quanh liệu có còn là đám tang. Họ không muốn người chết vướng bận nếu con cháu âu sầu, không nhảy múa ca hát nhưng lại gây ảnh hưởng đến người sống lân cận liệu có đúng với văn hóa ứng xử văn minh, hiện đại?

M.Khuê (Tổng hợp)

Theo Người Lao Động

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp