7 tỉ dân số toàn cầu là một con số khiến chúng ta phải nghĩ đến lượng tài nguyên khổng lồ tiêu thụ mỗi ngày, mọi thứ rồi sẽ nhanh chóng cạn kiệt, rừng chẳng còn bao nhiêu, và đại dương đang kiệt quệ đẩy con người đi đến thiếu hụt trầm trọng lương thực và các nhu cầu khác. Tuy nhiên, chúng ta còn một vấn đề đáng lo ngại hơn là vấn nạn chất thải sinh hoạt và công nghiệp sắp hết chỗ chứa và bắt đầu “phản công”.
Một khu vực dân cư thành thị ở Mexico, đô thị trải dài và thiếu mảng xanh, ô nhiễm không khí ngày một trầm trọng.
Hãy làm một phép tính đơn giản từ những nhu cầu sống hàng ngày như, thức ăn, quần áo vật dụng, cho đến điện thoại, máy tính, xe cộ, rồi các công trình nhà cao tầng, giao thông, điện máy công nghiệp, một số thứ thậm chí còn được thay thế mỗi năm một lần. Những đồ cũ, hư hỏng được thải ra chúng sẽ không tự dưng biến mất. Tái chế ư? Chi phí có khi còn cao hơn là chế tạo cái mới.
Chúng ta sẽ vẫn cứ tăng trưởng dân số, sản xuất quy mô, tiêu dùng vô tội vạ…đến khi nào sẽ kết thúc? Nếu bùng nổ dân số và ô nhiễm rác thải là những từ ngữ quá xa vời thì những bức ảnh dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn… gần hơn.
Một khu ổ chuột ở Port-au-Prince, Haiti, đời sống nghèo khó và chen chúc tại vùng phía Tây bán cầu.
Cửu Long Trại Thành ở Hồng Kông, trước khi bị giải tỏa năm 1994, là nơi sống chen chúc chật hẹp nhất thế giới.
Thảm họa tràn dầu ở khu vực nước sâu vịnh Mexico, đến nay vẫn không gì khắc phục nổi.
Một bãi khai thác dầu đã cạn kiệt tại khu vực Kern River, California.
Một trang trại chăn nuôi công nghiệp khổng lồ, thải ra môi trường ít nhất 32.000 triệu tấn khí CO2 mỗi năm.
Một khu mua sắm sầm uất ở Kolkata, Ấn Độ. Văn hóa tiêu dùng mua sắm đã lây lan từ phương Tây đi khắp toàn cầu chỉ trong một thời gian ngắn.
Hoa Kỳ còn có tên khác là quốc gia tiêu dùng, trung bình một người thải ra 2kg rác mỗi ngày, khối lượng gấp đôi so với 30 năm trước đây.
Một góc rừng đảo Vancouver, British Columbia. Nhiều nơi đang nỗ lực giảm thiểu khí thải CO2 bằng cách giảm thiểu phá rừng, trong khi đó một số khác lại đẩy nhanh khai thác vô tội vạ như ở Brazil.
Rừng nhiệt đới ở Brazil bị chặt, đốt bỏ để làm chỗ chăn nuôi gia súc.
Chưa ai thống kê nổi chúng ta đã mất đi bao nhiêu diện tích xanh, nhưng các chuyên gia đã đưa ra con số 80.000 héc ta rừng đang tiếp tục bị phá bỏ… mỗi ngày.
Hàng nghìn tỉ vụn nhựa trôi nổi trong đại dương, thứ vật liệu phải qua hàng trăm năm mới có thể tiêu hủy trong tự nhiên. Chất độc chúng tiết ra đang đi vào cơ thể cá, sinh vật biển ngày một trầm trọng. Đến một ngày nào đó, chất độc này lại quay trở lại cơ thể chúng ta?
Thứ tìm thấy trong bao tử xác một con chim bồ nông.
Chim bồ nông trong lúc săn cá, đã nuốt nhầm các thứ rác thải, và những thứ này mắc kẹt trong cơ thể chúng… vĩnh viễn.
Một bãi xe hơi phế liệu đang nằm chờ cắt vụn, tái chế.
Các thùng phi chứa dầu máy chạy tàu thuyền đã qua sử dụng.
Thiết bị lọc dầu trong xe hơi.
Bãi rác phế liệu, hãy tưởng tượng thứ nước chảy ra môi trường mỗi khi mưa xuống
Dây cắm sạc điện thoại di động
‘Biển’ điện thoại di động đời cũ tiền smartphone, nay chúng đang về đâu?
Bruce Phan, theo Collective Evolution