Trường Sa 1988: TQ xâm lược, đâu có anh hùng gì mà khoe khoang!

18/03/15, 10:10 Tin Tổng Hợp
Các sĩ quan, tướng lĩnh Việt Nam phản bác trò tuyên truyền xuyên tạc của Trung Quốc về cái mà họ gọi là "chiến thắng oanh liệt" ở Trường Sa năm 1988.

Các sĩ quan, tướng lĩnh Việt Nam phản bác trò tuyên truyền xuyên tạc của Trung Quốc về cái mà họ gọi là “chiến thắng oanh liệt” ở Trường Sa năm 1988.

Toàn cảnh sự kiện lịch sử Trường Sa 1988

LTS: Để che giấu sự thật về hành vi xâm lược và sự dã man khi tàn sát những người lính Việt Nam ở Trường Sa năm 1988, báo Trung Quốc tìm mọi thủ đoạn để vu khống cho Việt Nam chiếm đảo.

Luận điệu đó đã bị các tướng lĩnh Việt Nam, chuyên gia nước ngoài và các nhân chứng tham gia trực tiếp vào sự kiện bi tráng này vạch trần trong bài viết dưới đây.

Trung Quốc vu cáo “Việt Nam tăng tốc chiếm đảo”

Theo một bài báo đăng trên Chinanews (Trung Quốc), Tham mưu trưởng Hạm đội Nam Hải nước này hồi năm 1988 là Lý Thụ Văn đã vu khống Quân đội Việt Nam khi đó “liên tục mở rộng hoạt động cướp đảo, đá ở quần đảo Trường Sa”.

Tờ này còntrơ trẽn nói rằng, Việt Nam “nhòm ngó” Đá Gạc Ma (trong khi đó là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam), và rằng trong Hải chiến Trường Sa 1988, Hải quân Trung Quốc chỉ “đáp trả” hành động từ phía Việt Nam.

Cũng với luận điệu này, một bài báo trên trang Sina, khi viết về Hải chiến Trường Sa 1988 thì trắng trợn vu cáo Việt Nam “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc, đe dọa quyền lợi trên biển của Trung Quốc”.

Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, Bộ Quốc phòng đã bày tỏ sự phẫn nộ đối với hành vi đổi trắng thay đen, xuyên tạc sự thật này của truyền thông Trung Quốc.

Ông khẳng định, việc Trung Quốc nói Quân đội Việt Nam “liên tục mở rộng hoạt động cướp đảo, đá ở quần đảo Trường Sa” là hoàn toàn sai sự thật.

“Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Việt Nam quản lý Trường Sa từ lâu rồi chứ không phải năm 1988 mới quản lý”.

Cho đến năm 1988, Trung Quốc chưa hề xuất hiện tại quần đảo Trường Sa mà họ mới chỉ cướp được Hoàng Sa của VN vào các năm 1956 và 1974.

Sau khi họ chiếm được Hoàng Sa, họ muốn chiếm Trường Sa nên đã gây ra những áp lực bằng những xung đột ở trên biển” – tướng Lâm cho biết.

Carlyle A. Thayer, giáo sư danh dự Đại học NSW (Australia), chuyên gia về Đông Nam Á cũng khẳng định, hành động của Trung Quốc tấn công và tàn sát 64 người lính Việt Nam tại Trường Sa năm 1988 “phải bị coi là một hành vi xâm lược trắng trợn”.

Ông Thayer cho biết, trước thời điểm đó, “không hề có sự hiện diện của Trung Quốc tại đây. Sau trận hải chiến, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng các rạn san hô và bãi ngầm khác trong quần đảo Trường Sa, một hành động mà họ tiếp tục cho đến ngày nay“.

GS Thayer khẳng định, trong thực tế, Trung Quốc đã chiếm “nhà của người khác”.

“Chúng ta đã thắng khi HQ505 tạo nên dấu mốc thời đại”

Đại tá Vũ Huy Lễ – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Một luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ khác của truyền thông Trung Quốc, trong đó có trang Sina là dùng lời lẽ xảo trá để ca ngợi cuộc xâm lược của họ ở Trường Sa là“chiến thắng oanh liệt trước lực lượng tinh nhuệ của Hải quân Việt Nam”.

Và để tô vẽ cho cái mà họ gọi là “chiến công” này, báo Trung Quốc rêu rao rằng tàu vận tải HQ505 là “tàu chiến quốc bảo của Việt Nam” để tỏ thái độ đắc ý khi con tàu này “bại trận chỉ sau vài hiệp đấu” (theo cách tuyên truyền ngang ngược của Trung Quốc).

Là người từng nhiều năm trực tiếp phụ trách tác chiến của Quân chủng Hải quân, hiểu rất rõ tình hình khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Gạc Ma năm 1988, tướng Lê Kế Lâm cho rằng, cách tuyên truyền hống hách này chỉ là trò lên dây cót tinh thần của Trung Quốc.

Theo tướng Lâm, “Việt Nam tại thời điểm đó chỉ có 3 tàu vận tải làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu là chính. Những người lính công binh xây dựng đảo thì hầu như không trang bị vũ khí.

Cũng theo tướng Lâm thìkhi ấy, “Trung Quốc không hề phải đối diện với bất cứ tàu chiến cũng như máy bay chiến đấu nào của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.”

“Như vậy thì đâu có anh hùng gì mà khoe khoang là chiến thắng oanh liệt trước Hải quân Việt Nam. Đó thực sự là những lời láo lếu”, tướng Lâm bức xúc nói.

Nói về việc Trung Quốc khoe đánh chìm tàu, tàn sát các chiến sĩ Việt Nam, ngay cả khi họ đã rơi xuống biển, không còn khả năng tự vệ, tướng Lâm phẫn nộ “Hành động thảm sát đó thể hiện sự hiếu chiến, vô nhân đạo“.

Tôi cũng không hiểu sao, hành động dã man, vô nhân đạo như vậy mà họ cũng có thể mang ra để khoe khoang cho quân uy và sự hùng mạnh của Trung Quốc. Thật vô liêm sỉ”.

Đại tá Vũ Huy Lễ, người trực tiếp chỉ huy tàu HQ505, con tàu mà phía Trung Quốc rêu rao là “tàu chiến quốc bảo” của Việt Nam cũng tỏ ra rất bức xúc với sự xuyên tạc lịch sử này.

“Tàu chúng tôi là tàu vận tải, chỉ được trang bị súng bộ binh rất đơn giản để đối phó với quân đổ bộ chứ đâu phải là tàu chiến.

Quân Trung Quốc xả súng vào những tàu không được trang bị vũ khí hoặc vũ khí rất đơn giản như vậy thì sao có thể nói là chiến thắng được Hải quân Nhân dân Việt Nam!” – ông Lễ nói thêm.

Ông Trần Văn Lịch – cựu chiến sĩ tàu C41, đơn vị 2 lần anh hùng thuộc Lữ đoàn 125 – phát biểu tại cuộc Họp mặt Hội truyền thống tàu HQ505 năm nay.

Ông Trần Văn Lịch – cựu chiến sĩ tàu C41, đơn vị 2 lần anh hùng thuộc Lữ đoàn 125 Hải quân nhận định, dù thiệt hại của tàu HQ505 trong Hải chiến Trường Sa là rất nặng nề, nhưng việc con tàu giữ vững và khẳng định chủ quyền Đá Cô Lin là thắng lợi không thể phủ nhận.

“Quyết định này (lao tàu HQ505 lên Đá Cô Lin) là một quyết định vô cùng thông minh, sáng suốt.

Cho nên con tàu này và thời điểm này đã mang ý nghĩa lịch sử và thời đại, chứ không đơn thuần là ý nghĩa chiến lược nữa. Tàu HQ505 có thể ví như những chiếc xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam năm 1975.

Hành động của Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã khẳng định được chủ quyền của Việt Nam, mà như vậy nghĩa là chúng ta đã thắng” – ông Lịch nói.

Ông Lịch cũng cho rằng, HQ505 đã trở thành một biểu tượng và “nên được đưa vào trang sách của học sinh, để những thế hệ tiếp theo tiếp tục sự nghiệp bảo vệ giang sơn Tổ quốc Việt Nam”.

Theo Sohanews

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp