Putin nhìn lại Crimea: ‘Moscow đã làm những gì phải làm’
(PLO) – Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình Nga rằng quyết định để cho Crimea quyền lựa chọn trở lại làm một phần của Nga được đưa ra sau một cuộc điều tra không chính thức cho thấy đa số người Crimea muốn thống nhất trở lại.
Cuộc phỏng vấn là một phần của phim tài liệu “Crimea. Đường về nhà”, dự kiến phát sóng trên đài Rossiya One. Trong phim, tổng thống Nga sẽ đưa ra những nhận định sâu sắc về vụ việc dẫn đến trưng cầu ý dân năm ngoái tại Crimea.
Cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea diễn ra vài ngày sau bạo động tại đường phố ở Kiev, sau này được biết là cách mạng Maidan. Chính phủ bị lật đổ tháng 02-2014, và vị cựu tổng thống Ukraine đã trốn thoát khỏi thủ đô.
Tình hình biến động mạnh khiến Tổng thống Putin triệu tập một cuộc họp khẩn với các lãnh đạo an ninh và quốc phòng quốc gia, một quyết định quan trọng đã được tiến hành. Tình hình an ninh Ukraine thời gian đó diễn ra quá phức tạp (Ảnh minh họa) Ông Putin nói với Andrey Kondrashov của đài Rossiya One rằng: “Cuộc họp diễn ra vào đêm ngày 22. Chúng tôi họp xong lúc 7h sáng (ngày hôm sau – NV). Và tôi đã không giấu giếm, khi chào tạm biệt, tôi có nói với 4 vị đồng nghiệp – tình hình ở Ukraine đã biến hóa đến mức chúng ta phải hành động để Crimea trở lại là một phần của Nga. Chúng ta không thể bỏ rơi lãnh thổ và người dân sống tại đó, cũng không thể bỏ mặc họ dưới chính quyền của những anh hùng rơm”. Putin tiếp tục giải thích về cuộc trưng cầu sáp nhập Crimae vào Nga, sẽ không thể thực hiện nếu không có sự hỗ trợ cộng đồng cư dân trên bán đảo. Vì thế, ông ra lệnh tiến hành một cuộc bầu chọn không chính thức tại đó. Ông nói “Chúng tôi nhận thấy 75% câu trả lời muốn Crimea sáp nhập vào Nga”.
Chỉ sau đó cuộc trưng cầu mới được chính thức công bố. Có hai lựa chọn cho người bỏ phiếu: đồng ý sáp nhập Crimea vào Nga hoặc Crimea là một vùng tự trị thuộc Ukraine.
Vị tổng thống nhấn mạnh ông sẵn sàng ủng hộ bất cứ quyết định nào của nhân dân Crimea. “Mục tiêu cuối cùng không phải chiếm giữ hay thôn tín Crimea. Mục tiêu cuối cùng là để nhân dân được trình bày ý kiến về cuộc sống họ mong muốn trong tương lai. Chúng tôi biết kết quả của cuộc trưng cầu. Và chúng tôi làm những gì phải làm.”
Cuộc trưng cầu diễn ra vào 16-03-2014. Khoảng 96% người bỏ phiếu cho Crimea quay trở lại với Nga. Hai ngày sau, Nga và Crimea đoàn tụ bằng một hiệp ước. Mỹ và EU đã không chấp nhận cuộc trưng cầu và phản ứng bằng những biện pháp trừng phạt đối với Nga và bán đảo này. Các quan chức Nga đã bác bỏ những chỉ trích về cuộc trưng cầu ý kiến người dân Crimea. Nga đưa trường hợp Kosovo đơn phương tuyên bố ly khai trước đây là một ví dụ về quyền tự quyết được tán dương bởi phương Tây.
Vấn đề này gần đây được đề cập một lần nữa bởi Ngoại trưởng Sergey Lavrov. “Khi nói đến luật quốc tế và sự chú ý đặc biệt có liên quan đến Crimea, chúng tôi muốn các cộng sự phương Tây hãy nhìn lại và giải quyết những trường hợp trong lịch sử, bao gồm trường hợp Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập mà không có bất kỳ cuộc trưng cầu nào.
Như Lê Theo Pháp luật TPHCM Ad will display in 09 seconds
Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư MạcAd will display in 09 seconds
Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!Ad will display in 09 seconds
Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớmAd will display in 09 seconds
Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ TrungAd will display in 09 seconds
Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng nàyAd will display in 09 seconds
Tu thânAd will display in 09 seconds
Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đápAd will display in 09 seconds
Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà BáAd will display in 09 seconds
Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung QuốcAd will display in 09 seconds
Tiểu đệ tử Đại Pháp |