‘Thịt trong ống nghiệm’ – giải pháp của tương lai

24/02/15, 14:20 Tin Tổng Hợp
Với hàng tỷ miệng ăn, sản xuất thực phẩm theo phương pháp truyền thống khó lòng đáp ứng được nhu cầu của nhân loại. Vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu những phương pháp mới, có thể là “thịt trong ống nghiệm”.

Với hàng tỷ miệng ăn, sản xuất thực phẩm theo phương pháp truyền thống khó lòng đáp ứng được nhu cầu của nhân loại. Vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu những phương pháp mới, có thể là “thịt trong ống nghiệm”.

“Thịt trong ống nghiệm” là cách sản xuất thịt từ nhân bản tế bào gốc của các loại gia súc, gia cầm và nuôi dưỡng chúng trong môi trường nhân tạo. Đây là một trong những giải pháp lý tưởng của tương lai, không những khó để con người chấp nhận mà còn vô cùng khó để thành công. Một số người luôn đề cao “tính truyền thống” của thực phẩm, với quan niệm “tự nhiên luôn tốt”. Tất nhiên, họ phản đối cách chế tạo thịt trong phòng thí nghiệm nhưng họ cũng không thể phủ nhận, nhu cầu của con người sẽ phát triển vượt xa so với khả năng cung cấp theo cách tự nhiên. Chính vì thế, con người thực sự cần một phương pháp để cứu cánh cho tương lai, dù nó có đôi chút không tự nhiên.

Thịt trong tương lai có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, hành trình để đạt tới công nghệ chế biến thịt trong phòng thí nghiệm chắc chắn vẫn ở rất xa, cần thời gian, công sức và chất xám của đội ngũ đông đảo các nhà khoa học tâm huyết. Và một điều chắc chắn, sản xuất thực phẩm công nghệ cao mới phải loại bỏ được những rắc rối như đang tồn tại trong ngành công nghiệp tiêu dùng chẳng hạn như ô nhiễm, độc hại….

Theo dự đoán của các chuyên gia dân số, trái đất sẽ nhanh chóng vượt ngưỡng 7 tỷ người và đạt đến con số 9 tỷ trong tương lai không xa. Song song với đó là sự gia tăng số người nghèo đói ở những quốc gia phát triển cũng như số ngườiở những nước chậm phát triển. Khi khủng hoảng thiếu, đặc biệt là thiếu thực phẩm trở thành mối nguy toàn cầu.

Trong khi đó, biến đổi khí hậu toàn cầu đã tạo ra những kiểu thời tiết cực đoan trên khắp thế giới, đặc biệt là ở những vựa ngũ cốc của nhân loại. Hạn hán hoành hành ở Mỹ, châu Âu, Nga… hay mưa bão lụt lội trên toàn thế giới đẩy ngành công nghiệp thực phẩm, trong đó có chăn nuôi lâm vào khủng hoảng. Cùng với đó là dự đoán giá lương thực sẽ tăng trong những năm tiếp theo, đẩy cao số người đối mặt với nguy cơ chết đói.

Hơn bao giờ hết, thực phẩm nhân tạo đang trở thành cách đi con người phải tính đến. Việc nhân bản thịt từ chính tế bào gốc của các loài gia súc, gia cầm sau đó nuôi dưỡng chúng trong phòng thí nghiệm có thể là giải pháp khá lý tưởng. Nếu thành công, chúng có thể được sản xuất trên quy mô nhà máy và trở thành một ngành công nghiệp quyết định của nhân loại.

Su hào biến đổi gen khiến chúng phát triển vượt trội.

Trong khi đó, một số người dựa vào công nghệ sinh học, trong đó có đột biến và lai ghép gen nhằm tăng số lượng, giảm thời gian nuôi trồng các loài động thực vật cho thực phẩm. Trong cuốn sách The food of tomorrow (tạm dịch: Thực phẩm của tương lai), tác giả Josh Schonwald tiết lộ, phòng thí nghiệm Đại học California-Davis, Mỹ đang “lai tạo gen của nho với sứa để giúp chúng gia tăng thời gian phát triển và có thể đã tạo ra giống lợn đột biến gen tăng trưởng nhanh gấp 5 lần bình thường”.

Trên thực tế, việc lai tạo gen giữa các loài đã được thực hiện và đưa vào áp dụng. Tại Israel, người ta tiến hành việc lai tạo cây chanh với cà chua và đưa nó ra thị trường để người tiêu dùng đánh giá. Trong khi đó, những loại thực phẩm biến đổi gen khác cũng đang được con người sử dụng rộng khắp trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam như gà siêu trứng, các loại hoa quả không hạt….

Tuy nhiên, thực phẩm biến đổi gen hiện nay chưa được con người tin dùng bởi nhiều lý do nhưng chủ yếu là do giá thành của những loại thực phẩm công nghệ cao thường đắt hơn so với những loại thực phẩm bình thường. Trong khi đó, những công nghệ sinh – hóa học mà con người từng áp dụng nhằm tăng sản lượng cây trồng, vật nuôi như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thức ăn công nghiệp… đang gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường, ủ chất độc hại trong thành phẩm, gây tổn hại đến sức khỏe con người.

Nó đặt ra yêu cầu đối với các chuyên gia khoa học nhằm kiểm soát tối đa những mặt tiêu cực mà những công nghệ sinh học trong lĩnh vực thực phẩm có thể gây ra, nhằm bảo vệ cho sức khỏe con người. Dù vậy, nhiều người dự đoán rằng, khi lương thực trở nên thiếu trầm trọng, nhân loại trong tương lai chỉ ăn để sống chứ không phải để thưởng thức, bởi hầu hết chúng ta không có bất kể lựa chọn nào về những loại thực phẩm mình sẽ ăn.

Trịnh Duy

Theo Infonet

 

Theo Zing

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp