Học cách xây dựng tình cảm gia đình theo truyền thống của người xưa

11/02/15, 08:45 Cổ Học Tinh Hoa

Giáo dục con cái, xây dựng tình cảm gia đình là nền tảng cho mọi sự phát triển, từ nhân cách con người đến đời sống xã hội. Bởi lẽ cốt lõi của giáo dục là duy trì đạo đức, và giá trị làm người. Người có đạo đức là phúc của gia đình và xã hội.

gia dinh
Người có đạo đức, biết phép tắc, khiến gia đình thuận hòa là phúc của bá tánh.

Theo lời dạy của Khổng Tử, hạnh phúc gia đình ảnh hưởng đến thịnh suy của đất nước. Kinh Dịch có viết: “Gia đình ổn định thì nước nhà mới ổn định”. Bộ Kinh Lễ cũng nói, “Dục trị kì quốc giả, tiên tề kì gia”, tức muốn trị quốc thì trước hết phải khiến gia đình thuận hòa, êm ấm.

Dưới đây là những mẩu chuyện truyền tải thông điệp về tình cảm gia đình, và lễ nghĩa trước sau giữa vợ chồng, con cái, anh chị em, khiến gia đình trong ấm ngoài êm.

Tương kính như tân

Người vợ thảo hiền cư xử với chồng như khách quý trong nhà.

Chuyện đầu tiên truyền tải thông điệp về sự tôn trọng và phép tắc lễ nghi giữa vợ chồng.

Vào thời Xuân Thu (770-476 TCN) vua nước Tấn cử sứ thần sang thăm nước Lỗ. Trên đường về, vị sứ thần nhìn thấy một người nông phu đang làm đồng, người vợ vừa đem bưa trưa ra cho chồng. Dù thức ăn khá đạm bạc, người vợ trẻ của anh nông phu vẫn xếp trang trọng trong khay và kính cẩn dâng cho chồng bằng hai tay. Đáp lại, người chồng đón lấy khay cơm cũng với sự kính cẩn không kém. Rồi khi chồng dùng bữa, vợ nhã nhặn đứng sang một bên chờ đợi.

Vị sứ thần rất xúc động trước cảnh tượng nhìn thấy, liền lân la hỏi chuyện đôi vợ chồng. Hỏi danh tính, ông mới hay tên người nông dân là Khích Khuyết. Khi trở về, vị sứ thần liền đến yết kiến nhà vua và kể cho đức Vua nghe câu chuyện của Khích Khuyết cùng người vợ thảo hiền.

“Tâu bệ hạ, cách phu thê họ hết mực tôn trọng lẫn nhau, kính cẩn như khách quý, quả thật xưa nay hiếm”, sứ thần tâu với nhà vua. “Hạ thần tin rằng biết tôn trọng lẫn nhau là một biểu hiện của đức hạnh, người biết đề cao các giá trị đạo đức là người biết chăm lo xã tắc”.

Nhà vua đã nghe lời khuyên của sứ thần, liền bổ nhiệm Khích Khuyết vào một vị trí quan trọng trong triều đình nhà Tấn. Khích Khuyết phục vụ triều Tấn với lòng dũng cảm và tài trí hơn người, sau này ông còn tiếp tục thăng chức lên vị trí cao hơn.

Nàng dâu thảo cứu gia đình

Câu chuyện thứ hai xảy ra vào triều Thanh (1644 – 1911), kể về người đàn ông tên Gu Cheng và nàng dâu thảo của gia đình.

Con trai của Gu Cheng cưới một người con gái họ Qian. Lần nọ, trong khi nàng dâu đang về quê thăm phụ mẫu, một trận đại dịch đột ngột lan đến thị trấn nơi Gu Cheng sống. Rất nhiều người đã chết trong trận dịch này. Ai nấy đều sợ hãi, thậm chí cả người thân cũng không dám đến thăm nhau vì sợ lây nhiễm.

Không may, vợ chồng Gu Cheng cùng sáu đứa con cũng lâm bệnh. Khi hay tin, nàng dâu tức tốc chuẩn bị trở về nhà để chăm sóc gia đình chồng.

Tuy nhiên, cha mẹ cô vì lo cho con nên can ngăn: “Chúng ta sợ con cũng sẽ nhiễm bệnh”.

Nàng thưa rằng: “Khi được gả cho phu quân thì con đã có trách nhiệm chăm lo cho gia đình chàng. Nếu con không làm tròn bổn phận trong lúc hoạn nạn này, há chăng đây là hành vi bất nhân bất nghĩa?”

Nàng dâu của Gu Cheng cố gắng trấn an phụ mẫu và nhanh chóng trở về nhà chồng. Ngay khi nàng đến nơi, cả thảy tám thành viên trong gia đình Gu Cheng đột nhiên khỏi bệnh một cách kỳ diệu. Người dân quanh vùng tin rằng, lòng tốt và sự hiếu thảo của nàng dâu trẻ đã làm động lòng Trời cao nên cả gia đình cô được ban phúc.

Khổng Dung chọn lê

dung nhuong le
Cậu bé Khổng Dung dẫu chỉ mới 4 tuổi đã biết kính trên nhường dưới, khiến mọi người yêu mến.

Câu chuyện tiếp theo là về một cậu bé lễ phép và biết tự trọng tên là Khổng Dung. Chuyện từng được kể trong ‘Tam Tự Kinh’, một văn bản gồm loạt các câu văn ba chữ đơn giản và dễ hiểu, được sử dụng từ thời Tống để dạy trẻ em về các nguyên tắc đạo đức cũng như văn học, lịch sử và nhiều khía cạnh xã hội khác. Câu chuyện của Khổng Dung được thể hiện qua 4 câu sau:

“Dung tứ tuế,

Năng nhượng lê.

Đệ ư trường,

Nghi tiên tri”.

Diễn nghĩa

Dung mới 4 tuổi, đã biết nhường lê.

Kính trên nhường dưới là điều đầu tiên phải biết“.

Thơ trên xuất phát từ câu chuyện sau:

Khổng Dung sinh vào cuối thời Đông Hán (25–220 SCN) là con cháu của Khổng Tử. Dù chỉ mới bốn tuổi, Khổng Dung đã biết lễ nghi phép tắc, kính trọng người lớn tuổi và cư xử rất phải phép.

Khổng Dung có khá nhiều anh chị. Một ngày nọ, gia đình ông nhận được giỏ đầy lê ngon, người cha ưu ái gọi ông đến chọn một quả. Khổng Dung nhanh chóng chọn lấy quả bé nhất.

Cha ông hỏi: “Con trai ạ, sao con lại lấy quả nhỏ mà không chọn quả lớn hơn?”

Khổng Dung thưa: “Con nhỏ nhất trong nhà, vì vậy con nên lấy quả lê nhỏ nhất. Các anh chị lớn hơn nên sẽ được những quả lớn hơn”.

Do bản chất nhân từ, trung thực và biết tôn trọng người khác, gia đình Khổng Dung luôn dành cho ông tình yêu thương đặc biệt.

Hai anh em gặp cướp

Một câu chuyện khác kể về tình yêu thương tà sự hy sinh cho nhau của anh chị em trong gia đình diễn ra vào triều Hán (206 TCN –  220 SCN).

Câu chuyện kể về một người đàn ông tên là Zhao Xiao và người em trai Zhao Li, hai anh em rất tốt bụng và yêu thương nhau.

Năm nọ, nạn đói khủng khiếp xảy ra tại quê nhà của họ. Một nhóm cướp đã bắt cóc Zhao Li đưa tới nơi ẩn náu trên núi và tính kế ăn thịt cậu. Zhao Xiao đuổi theo băng cướp đến nơi ẩn nấp, khi gặp gặp người thủ lĩnh, ông nói: “Em của ta hiện đang không khỏe, nó cũng gầy và nhỏ nữa, không ngon đâu. Ta cao lớn và khỏe mạnh hơn nên sẵn sàng thế chỗ cho nó”.

Tuy nhiên, Zhao Li không đồng ý: “Em là người bị bắt, âu cũng là số mạng rồi. Không lý gì bắt anh thế thân, anh trai”.

Rồi hai anh em ôm nhau khóc. Nhìn thấy tấm lòng nhân nghĩa của hai anh em, cả băng cướp cảm động nên tha cho cả hai. Nhà vua sau khi hay tin về câu chuyện này, đã ban hành sắc lệnh bổ nhiệm cả Zhao Xiao và Zhao Li vào những chức quan trong triều đình.

Lời kết

Tất cả các câu chuyện trên đều truyền tải một thông điệp rất rõ ràng, phép tắc lễ nghi là điều có thể khiến gia đình thuận hòa, êm ấm. Không những thế, người biết phép tắc, đề cao đạo đức thường là người có tài năng, trí tuệ, được cả thiên địa và nhân dân, thậm chí phường đạo tặc cũng kính trọng, qua đó mà luôn có thể nhận được phúc báo.

Nhìn lại người xưa, ngẫm chuyện ngày nay, xã hội đảo điên bởi con người xem thường các phép tắc, lễ nghi, và cho rằng đó chỉ là chuyện xưa của thánh nhân, đã lỗi thời và không thích hợp cho một xã hội năng động hiện đại này.

Cũng chính vì quan điểm đó mà có chuyện con đánh mẹ, vợ chửi chồng, gia đình vì thế mà cơm không lành canh chẳng ngọt, xem trăm năm nghĩa tào khang như chuyện đùa, sẵn sàng kéo nhau ra tòa ly hôn, khổ bao nhiêu người. Xã hội vì thế mà đảo loạn, chồng mình thành chồng bạn, rồi chuyện “con anh, con tôi, con chúng ta”. Lớp trẻ rồi vì thế mà không được giáo dục đầy đủ, sớm sa đà vào thói hư tật xấu không thể rút ra. Mọi hậu quả đều chính xã hội phải nhận lấy.

Ngẫm lại mới hay, chữ đạo, chữ đức quan trọng lắm thay, buông lung bản thân coi thường phép tắc thì dễ, chứ mấy ai tự biết lấy chữ đạo mà ước chế tâm mình.

An Nhiên – Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi