Thiên thạch sắp “ào ào” đổ xuống Trái đất

04/10/11, 17:51 Thảm họa

Đầu tháng 10 này, một trận mưa thiên thạch ào ạt sẽ đổ xuống Trái đất, được mang đến bởi ngôi sao chổi Giacobini-Zinner, bay sát hành tinh của chúng ta.

Các nhà khoa học tin rằng những trận mưa thiên thạch ngoài việc sẽ rắc vàng lên mặt đất, rất có thể còn mang theo cả nguồn gốc của sự sống đến với chúng ta.

Trận mưa thiên thạch sắp tới có mang vàng tới Trái đất?

Theo Pravdasao chổi Giacobini-Zinner được phát hiện từ đầu thế kỷ trước. Trưởng phòng quan sát Zvebigorod thuộc Viện Thiên văn, Viện Hàn lâm Khoa học Nga là Sergei Barabanov cho biết:“Thỉnh thoảng sao chổi này lại bay gần Trái đất và quay quanh Mặt trời. Nó bị bức xạ Mặt trời tác động và trong khi bay nó phát ra một lượng khí và bụi vào không gian vũ trụ. Mắt thường chỉ trông thấy đuôi sao chổi với những hạt bụi, thậm chí cả những hạt băng nhỏ”.

Các nhà khoa học chưa thống nhất nhận định về nguồn gốc của sao chổi. Có thuyết cho rằng, sao chổi là vật chất còn sót lại khi hệ Mặt trời hình thành từ 5 tỷ năm về trước. Các thiên thể này gồm những chất khí, bụi và băng.

Theo một số nhà nghiên cứu, chính sao chổi mang nước đến cho Trái đất. Trưởng phòng thí nghiệm thuộc Viện nghiên cứu không gian Igor Mitrofanov cho biết “Nước sông ngòi và biển cả trên Trái đất đều là nước do các sao chổi mang lại sau khi Trái đất hình thành. Lúc ấy, Trái đất rất nóng và không có lấy một giọt nước, sau đó, suốt hàng trăm tỷ năm, các sao chổi mang dần nước đến”. Tuy nhiên dựa trên sự phân bố các chất đồng vị, viện sĩ Nga Vernadsky lại cho rằng 90% nước trên Trái đất là “tự có”, chỉ 10% là do các thiên thể mang lại.

Thiên thể không chỉ mang nước đến mà còn mang lại cho Trái đất các kim loại quý. Theo các nhà khoa học Anh và Thụy Sĩ, 200 triệu năm sau khi Trái đất hình thành, nó đã bị các thiên thạch “oanh tạc”dữ dội, cùng với các chất khác, Trái đất đã được tiếp nhận thêm những kim loại quý như vàng, bạc và bạch kim.

Những kim loại này đều nặng và các nhà địa chất giải thích do trọng lực, chúng bị “chìm” vào lòng đất, nhưng trong một số trường hợp chúng vẫn nằm lộ thiên.

Các nhà khoa học Đại học Leicester, Anh đã xây dựng những mô hình máy tính để nghiên cứu hiện tượng này và kết luận: Sự tạo thành các kim loại quý còn do các phản ứng hạt nhân do sự va chạm giữa hai vật thể siêu đặc. Kết quả là những kim loại nặng hơn tách ra khỏi kim loại nhẹ hơn như sắt và niken. Các thiên thể cứ bay quanh thiên hà rồi theo thời gian khối lượng hao hụt dần, biến thành sao chổi. Trải qua hàng triệu năm các bụi kim loại “quý” bị phân tán ra và lắng sâu dưới mặt đất. Bởi vậy các kim loại quý mới hiếm và đắt đến thế.

Có giả thuyết cho rằng ngay cả sự sống trên Trái đất cũng do chính những thiên thể mang đến, ở thủa ban đầu ấy chỉ là các vi sinh vật, khởi đầu cho quá trình tiến hoá diễn ra hàng tỷ năm. Cho tới nay chưa có dẫn hứng thực nghiệm nào cho thấy tất cả các chất hữu cơ trên thiên thể đang bay trong không gian hoàn toàn khác với Trái đất về thành phần đồng vị của các nguyên tố cũng như tần số xuất hiện các đồng phân quang học.

Tuy nhiên những thiên thạch có sức phá hủy ghê gớm. Một trong những giả thuyết về thảm họa Tunguska xảy ra tại Siberia năm 1908, tất cả các cây cối bị đổ gục trên một vùng lãnh thổ 2.000 km kể từ tâm chấn vốn là một vụ nổ sao chổi.

Vào đầu những năm 1930, nhà thiên văn học Anh Franis Whipple đã đưa ra giả thuyết là những mảnh của nhân sao chổi rơi xuống Trái đất sẽ nổ ở độ cao không dưới 6 dặm. Kết quả là thiên thể sẽ bay ra khỏi vị trí này, chỉ để lại một hõm sâu hình phễu khổng lồ, với mức phóng xạ rất cao.

Nhà địa chất Nga nổi tiếng Vladimir Vernadsky đưa ra một giả thuyết tương tự. Ông cho rằng vật thể Tunguska là một tập hợp các chất của Sao chổi có khối lượng chừng 5 triệu tấn, hầu như bị phân rã và bốc cháy khi đi vào khí quyển. Song giả thuyết của ông hầu như không được hưởng ứng lắm.

Còn về sao chổi Giacobini-Zinner, nó không lần nào cũng mang đến một trận mưa thiên thạch với rất nhiều vàng, bạc và bạch kim như những thiên thể của hàng tỷ năm về trước. Lần cuối cùng của hiện tượng này được thấy vào nửa đầu thế kỷ XX. Nó chỉ giống như hàng nghìn ngôi sao sa xuống mặt đất. Đối với Trái đất, trận mưa sao này hoàn toàn vô hại. Theo niềm tin của nhiều dân tộc, khi ai đó nhìn thấy sao sa, thì bất cứ mong muốn gì của mình cũng đều trở thành hiện thực.

Theo Vietnamnet

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi