Tôn Sách dùng kế ‘điệu hổ ly sơn’ chiếm thành Lưu Giang
Cuối đời Đông Hán, các chư hầu ra sức tranh giành lãnh thổ. Tôn Sách, con trai trưởng của Tôn Kiên là một người đầy nhiệt huyết và hoài bão. Cha của ông tử trận khi ông được 16 tuổi. Sau này, Tôn Sách rời khỏi trướng Viên Thuật, một bằng hữu của cha, để tiến về Đông Nam dựng lập cơ đồ.
Vào năm thứ 199 sau Công Nguyên, Tôn Sách lên kế hoạch chiếm thành Lư Giang ở Dương Bái. Thái thú Lưu Giang là Lưu Huân sở hữu đội quân hùng mạnh nhưng bản tính tham lam. Để chiếm Lư Giang, Tôn Sách nghĩ ra kế. Ông phái người dâng lụa là gấm vóc cho Lưu Huân kèm bức huyết thư viết rằng: “Mấy năm qua, dân Thượng Liễu nhiều lần xâm chiếm, cướp đoạt của cải từ hạ quốc, tôi hận việc ấy đã mấy năm nay. Muốn đến đánh, nhưng ngại vì đường xá xa xôi, sông núi ngăn trở nên có ý nhờ thượng quốc vốn binh lực hùng hậu xuất quân đánh dẹp. Thượng Liễu là vùng trù phú, lấy được đất ấy ắt khiến Lư Giang càng thêm giàu mạnh. Xứ tôi xin được xuất binh làm ngoại viện”.
Lưu Huân tuy có chút lưỡng lự, nhưng bản tính tham lam nên đã đồng ý xuất quân tiến đánh Thượng Liễu. Nghe tin này, Tôn Sách nói với hạ cấp: “Con Hổ đã ra khỏi núi, đã đến lúc chúng ta chiếm lấy Lư Giang”. Vì quân lực được điều gần hết đến đánh Thượng Liễu nên chẳng mấy chốc Lư Giang thất thủ.
Kể từ đó, câu thành ngữ “Điệu Hổ Ly Sơn” được dùng ngụ ý nhử người khác ra khỏi vị trí thuận lợi để đến chỗ khác bất lợi hơn nhằm dễ bề tấn công.
Công Lý – Theo Tam Thập Lục Kế