Mỹ không kích thúc giục al Qaeda tại Syria sáp nhập ISIS

27/09/14, 15:11 Thế giới

Nhóm chiến binh Nusra Front, một nhánh của al Qaeda, đang bị các thành viên thôi thúc sáp nhập với đối thủ ISIS để chiến đấu chống kẻ thù chung sau khi Mỹ oanh tạc cả hai lực lượng  tuần qua.

khong kich Syria
Hôm Thứ Ba 23/9/2014 Không quân Hoa Kỳ công bố hình ảnh cuộc không kích. (AP/Trung sĩ Shawn Nickel).

Tuy nhiên Nusra Front buộc phải thề trung thành với ISIS nếu muốn sáp nhập, tương đương với việc xóa tên nhóm này, một thành viên Nusra Front nói.

Nursa từ trước đến nay là một trong những lực lượng chiến đấu quyết liệt nhất chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Hiện thế lực của ông này đã suy yếu do cuộc chiến với ISIS, một nhóm tách ra từ Qaeda, có sở thích tàn bạo như chặt đầu và hành quyết tập thể.

Cả hai nhóm có cùng hệ tư tưởng và tín ngưỡng hà khắc, nhưng đã tách ra sau cuộc chiến quyền lực giữa các lãnh đạo là Abu Bakr al-Baghdadi của ISIS, Ayman Zawahri tại al Qaeda và Abu Mohammad al-Golani ở Nusra Front.

Tuy nhiên, cuộc không kích do Mỹ đứng đầu nhắm vào căn cứ của cả Nusra Front lẫn ISIS tại Syria đã khiến phần đông các thành viên Nusra giận dữ. Theo họ, phương Tây và đồng minh đã tham gia vào lực lượng “thập tự chinh” chống lại người Hồi giáo.

Nguồn tin thân cận của ISIS cho biết, một số chiến binh Nusra đã gia nhập vào nhóm của họ sau đợt không kích. Ngày càng nhiều thành viên nhóm này nhất trí, đã tới lúc dẹp bỏ thù hằn sang 1 bên.

“Nội bộ Nursa hiện nay đang có những cá nhân kiên quyết kêu gọi hòa giải với ISIS”, Reuter dẫn lời một nguồn tin thân cận lãnh đạo Nusra, dù người này không chắc hai nhóm sẽ sáp nhập.

“Tôi biết Golani. Anh ta sẽ không bao giờ nhập vào ISIS. Nếu Golani buộc phải làm điều này, thì chắc chắn là do lệnh từ cấp cao hơn, chính là Zawahri”. Tuy nhiên, một chiến binh Nhà nước Hồi giáo lại tin rằng có đến “80% khả năng các anh em Nusra sẽ nhập vào ISIS”.

Cơ quan Giám sát Nhân quyền ở Syria có trụ sở tại Anh ngày Thứ Sáu (26/9) cho biết, hơn 200 chiến binh đã gia nhập ISIS ở vùng Aleppo phía nam, phần lớn trước đó thuộc Nusra, bắt đầu từ thời điểm Tổng thống Obama tuyên bố chuẩn bị không kích nhóm này ở Syria.

Không tin tưởng

Ngay trước đợt không kích của Mỹ và đồng minh, Nusra đã phải đối mặt nhiều khó khăn và tổn thất lực lượng do người nhóm này đầu quân ISIS vì cho rằng ISIS có tổ chức và kiên quyết hơn khi áp đặt các luật cai trị Hồi giáo.

Nhận định về cuộc tấn công của liên minh, chỉ huy Nusra Abu Mussab al-Makdessi cho biết, “Không nói thì ai cũng biết, đây là cuộc thập tự chinh mà trong đó tất cả các quốc gia ngoại đạo chống đối Nhà nước Hồi giáo. Bất kể điều gì xảy ra giữa chúng tôi, thì họ (chỉ ISIS) vẫn là anh em của chúng tôi, và điểm chung trong hệ tư tưởng của chúng tôi mạnh mẽ hơn bất cứ thứ gì. Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu cùng nhau….máu của chúng tôi là máu của họ”.

Một cựu chiến binh Nusra tại Syria cho rằng các cuộc không kích đã tăng cường thêm vị thế của ISIS: “Nusra đang trong tình thế rất khó khăn. Tôi nghĩ bây giờ nhóm này nên tuyên bố tự giải thể. Zawahri phải dũng cảm đối mặt. Thời thế đã thay đổi. Anh ta cần hiểu điều này. Đây là kỷ nguyên mới và cần một lãnh tụ Hồi giáo mới”.

Tuy nhiên theo nguồn tin thân cận từ cả hai nhóm, cả hai đều sẽ vấp phải khó khăn nếu chỉ chiến đấu cùng nhau mà không sáp nhập. Nusra đang yếu thế hơn nên ISIS dễ dàng thao túng để chỉ huy nhóm này.

Cũng theo nguồn tin trên, Zawahri phải là người ra quyết định. Chiến binh này sẽ sớm có một bài phát biểu nêu rõ vai trò của al Qaeda trong các cuộc tấn công.

“Golani không tin tưởng Baghdadi, ông ta không thích thủ đoạn chính trị và mục tiêu của người này, theo ông nó là sai lầm và lệch lạc”, nguồn tin thân cận với lãnh đạo Nusra cho biết.

Tuy nhiên, có một số nhân vật trong nhóm Nusra được xem là cực đoan hơn lại muốn hòa giải với ISIS, đứng đầu danh sách là giáo sĩ Sheikh Sami al-Aridi, thân tín của Golani, đặc biệt ủng hộ sáp nhập với nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo. Nếu điều vừa nói xảy ra, sẽ có một liên minh chứ không phải sáp nhập, nguồn tin cho biết. Việc hợp nhất hai nhóm là bất khả thi vì Baghdadi, người tự xưng là lãnh đạo Hồi giáo toàn thế giới, sẽ muốn Zawahri thề trung thành với mình. Ngay cả khi Zawahri chỉ ra lệnh Nusra chiến đấu sát cánh cùng ISIS, thì cũng có thể phát sinh bất cứ vụ xung đột đổ máu nào do mâu thuẫn giữa ông ta và Baghdadi.

Nusra, nhóm chiến binh đang ra sức thương thảo với các đồng minh để loại tên nhóm ra khỏi danh sách đen của Liên Hợp Quốc, đã rất bất ngờ khi máy bay chiến đấu của liên minh do Mỹ đứng đầu đánh bom các căn cứ của họ tại tỉnh Idlib. Một số chỉ huy được cho là đã thiệt mạng, trong đó có Kuwaiti-born Mohsin al-Fadhli hay còn gọi là Abu Asmaa al-Jazrawi, thành viên kì cựu của băng đảng Osama bin Laden. Mỹ nghĩ người này chính là thủ lĩnh “nhóm Khorasan”.   Khorasan là thuật ngữ Hồi giáo chỉ vùng đất giáp ranh giữa Pakistan và Afghanistan, nơi được cho là chốn ẩn thân của cơ quan đầu não điều hành al Qaeda.

Cuộc tấn công nhắm vào đầu não

Theo nguồn tin thân cận với lãnh đạo Nusra, Khorasan do các cựu chiến binh từ Afghanistan lãnh đạo: “Đó chỉ là một nhóm nhỏ với vài chục thành viên. Nhóm này chỉ mang tính tượng trưng vì tập hợp các cựu chiến binh đến từ Afghanistan, đang bị Washington truy nã. Họ trực tiếp nhận lệnh từ al Qaeda”.

Nguồn tin từ khác từ Nusra nói rằng, Fadhli và al-Golani đã chia tách nhưng vẫn hợp tác. Cuộc không kích vào “nhóm Khorasan” cho thấy Mỹ biết được rất nhiều điều. Điều này tạo rắc rối cho các lãnh đạo Nusra khi những chiến binh hàng đầu nghi ngờ họ có nội gián.

Ban chỉ huy Nusra được cho là đã di chuyển xuống các đường hầm và chuyển đổi căn cứ kể từ sau không kích. “Độ chính xác của đợt tấn công cho thấy người Mỹ đã cài nội gián vào nhóm Nusra. Điều này đã quá rõ ràng”, nguồn tin Nusra nhận xét.

Các chiến binh ISIS và nhóm ủng hộ thề sẽ trả thù cuộc không kích. Đặt biệt, họ cáo buộc các nước Ả Rập là những người giật dây vụ tấn công. Nhưng nhóm chiến binh thánh chiến cho biết họ không vội và đang chờ xem phe liên minh sẽ làm gì tiếp theo. Nhóm lãnh đạo đã rút vào đường hầm ngay trước cuộc không kích, đồng thời sơ tán phần lớn lực lượng trong các toà thành trì ở Raqqa, chiến binh cũng hiếm khi xuất hiện trên đường phố. “Chúng tôi sẽ trả thù từng quốc gia đã hợp sức đánh bom người Hồi giáo và nhà nước Hồi giáo. Bản chất của chúng đã lộ diện. Chúng tôi đã biết điều đó từ lâu, nhưng người Hồi giáo trên toàn thế giới bây giờ mới tường tận”, theo lời một chiến binh ISIS tại Syria.

Hàn Mai, Bùi Hương – Theo Reuters

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó