Thầy cô giáo lội bùn, vượt lũ vào điểm trường dọn dẹp đón học sinh

14/09/22, 12:48 Việt Nam

Dù mưa đã tạnh nhưng nước trên các con sông suối vẫn chưa rút, hơn 20 bản nghèo của 4 xã ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vẫn bị cô lập; các giáo viên mầm non và tiểu học phải lội bùn, vượt lũ nhiều giờ đồng hồ để vào các điểm trường dọn dẹp đón học sinh.

Hơn 20 bản của 4 xã biên giới bị cô lập

Theo báo Phụ nữ Việt Nam, ngày 13/9, ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) cho biết, trận mưa lũ xảy ra vào đầu tháng 9 vừa qua đã khiến nhiều địa phương của huyện này bị thiệt hại nặng nề. 

Hiện tại, dù mưa đã tạnh nhưng nước trên các con sông suối vẫn chưa rút, nhiều bản làng, hộ dân vẫn đang bị cô lập bởi nước lũ.

Tính đến ngày 13/9, huyện Kỳ Sơn còn hơn 20 bản thuộc 4 xã biên giới gồm: Chiêu Lưu, Bảo Thắng, Bảo Nam và Hữu Lập bị cô lập do sạt lở đất, nước lũ sông suối làm chia cắt.

Mưa lũ khiến 4 xã huyện Kỳ Sơn thiệt hại nặng nề, hàng chục căn nhà bị hư hỏng, nhiều trường học bị bùn đất tràn vào khuôn viên gây hư hỏng. (Ảnh: Dân Việt )

Ngoài những bản làng đang bị cô lập, còn có 5 điểm trường bị cô lập do đường bị chia cắt, bùn đất tràn vào khuôn viên trường lớp gồm: Trường Mầm non, Tiểu học (thuộc xã Chiêu Lưu) và 3 trường Mầm non, Tiểu học, THCS của xã Bảo Nam.

Báo Dân Việt dẫn lời cô Phan Thị Hiếu – Hiệu trưởng trường mầm non Chiêu Lưu chia sẻ: “Trận lũ vừa qua là trận lũ kinh hoàng nhất từng quét qua địa bàn xã, chỉ trong chốc lát nước lũ ập về nhấn chìm cuốn trôi tất cả. Mưa lũ đã làm sập 50m bờ rào tường xây, 90m bờ rào thép B40, cuốn trôi và làm hư hỏng hệ thống đồ dùng dạy học, đồ chơi của các cháu, mưa lũ rút để lại một khối lượng rất lớn bùn đất trong toàn bộ khuôn viên nhà trường. Ngôi trường chuẩn quốc gia giờ đây tan hoang sau trận lũ lịch sử.”

“Trời không còn mưa nữa, tuy nhiên do nhiều tuyến đường bị sạt lở, tắc cục bộ nên người dân ở 20 bản thuộc 4 xã nói trên chưa thể lưu thông ra bên ngoài. Huyện đang chỉ đạo lực lượng chức năng đẩy nhanh tốc độ để khai thông các tuyến đường đang bị chia cắt, phục vụ lưu thông cho người dân…

Trong ngày 14/9 sẽ cố gắng thông tuyến cho bà con đi lại. Riêng đoạn nước suối chia cắt ở xã Chiêu Lưu và Hữu Lập không có cách nào khác để khắc phục. Chúng tôi đang tìm mọi cách để tiếp cận các hộ dân bị cô lập”, Phó Chủ tịch huyện Kỳ Sơn cho biết.

Video: Thầy cô giáo vượt lũ vào điểm trường dọn dẹp đón học sinh. (Nguồn: Dân Trí)

Theo ông La Đức Thoại – Chủ tịch UBND xã Chiêu Lưu (huyện Kỳ Sơn), mưa lũ lớn đã khiến xã này thiệt hại rất nặng nề. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, cô lập đã khiến hơn 700 hộ dân với khoảng 3.000 người dân của 5 bản Xiêng Thù, La Ngan, Lưu Hòa, Tạ Thong và Lưu Thắng bị cô lập. Để vào được các bản bị cô lập, phải đi bộ 15km.

Cũng theo ông Thoại, mưa lũ đã làm 15 hộ dân trong xã bị ảnh hưởng, thiệt hại về nhà cửa. Hơn 7ha lúa cùng nhiều hoa màu khác bị ngập sâu trong nước lũ.

Giáo viên lội bùn, vượt lũ vào các điểm trường

Mặc dù nhiều khu vực vẫn đang bị chia cắt bởi nước lũ, đường đầy bùn đất do núi sạt lở nhưng những ngày qua các giáo viên mầm non, tiểu học ở 4 xã biên giới trên vẫn không quản vất vả, khó khăn, lội bộ để đến các điểm trường để dọn dẹp sớm đón học sinh trở lại trường.

Hành trình gian nan để đến được trường của các giáo viên ở xã Bảo Nam. (Ảnh: Dân Việt)
Giáo viên vượt qua dòng suối đục ngầu, cuộn xiết đến trường tại xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn. (Ảnh: Dân Việt)

Để đến được các điểm trường, các giáo viên phải đi bộ hàng chục kilômét, vượt qua nhiều đồi núi, khu vực bùn đất lầy lội, vượt qua nhiều khu vực sông suối có nước lũ chảy xiết. Nhiều đoạn, các giáo viên phải nhờ những người đàn ông to khỏe khiêng xe máy đi còn mình lội bộ bám theo sau.

Dù con đường đi từ trường mầm non Bảo Nam đến các điểm trường lẻ chỉ hơn 10km tuy nhiên cô Lương Thị Bé cùng các đồng nghiệp phải đi mất hơn 7 giờ đồng hồ mới có thể đến được nơi.

Điểm chính trường mầm non xã Chiêu Lưu bị tàn phá nặng nề sau trận lũ kinh hoàng, đồ dùng bán trú của học sinh bị nước lũ cuốn trôi. (Ảnh: Dân Việt)

“Con đường bị sạt lở nhiều nên các cô vừa đi vừa nghỉ, nhất là khi men theo những con đường cheo leo bên sườn núi để vượt qua chỗ sạt lở bùn đất nhão nhoét, khó di chuyển. Từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều các cô mới vào đến bản Huồi Hốc”, cô Bé chia sẻ về quãng đường vất vả sau mưa lũ.

Xuân Hạ (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi