“Đạo đức giả” – Cây gậy đánh người khiến đạo đức xã hội trượt trên dốc lớn (P2)

07/02/22, 09:05 Đọc & Suy ngẫm

“Đạo đức giả”, “giả tạo” hoặc “ngụy quân tử”,… là những cụm từ mà người ta rất thường sử dụng để công kích nhau trên mạng xã hội. Trên thực tế, những cụm từ này nếu bị lạm dụng thì cũng như cụm từ “mê tín”, sẽ trở thành một cây gậy đánh người có thể gây sát thương rất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội.

Xem Phần 1

hai mặt
Ngay trong cùng một con người cũng đồng thời tồn tại những mặt đối lập nhau, nên có lúc họ biểu hiện tốt và cũng có lúc họ biểu hiện không tốt. (Ảnh qua Vancokythu)

Xã hội nhân loại từ xưa đến nay đều ở trong quy luật tương sinh tương khắc, nên có Thiện thì ắt có ác, có người tốt thì cũng sẽ có kẻ xấu. Ngay trong cùng một con người cũng đồng thời tồn tại những mặt đối lập nhau, nên có lúc họ biểu hiện tốt và cũng có lúc họ biểu hiện không tốt. Ngay cả những người rất tốt cũng có một số khuyết điểm, nên mới có câu “nhân vô thập toàn”, đây là điều tất nhiên của nhân tính chứ không nhất định là do người ta “sống giả tạo”.

Hiệu ứng Lucifer – khi “Thiên Thần” trở thành “ác quỷ”

Vào năm 1971, nhà tâm lý học Philip Zimbardo đã thực hiện một thí nghiệm để nghiên cứu diễn biến tâm lý của con người, thí nghiệm này diễn ra ở một nhà tù giả tại Stanford nên sau này hay gọi là “thí nghiệm nhà tù Stanford”.

Theo đó Zimbardo chọn ra một nhóm sinh viên của mình, để đảm bảo tính công bằng và khách quan những sinh viên được chọn đều thuộc tầng lớp người da trắng trung lưu, có sức khỏe và tâm lý hoàn toàn bình thường, đều là những người có biểu hiện tốt và chưa từng có tiền án phạm tội. Vì vậy có thể nhận định rằng tính cách và hành vi của họ không có gì lệch lạc khác thường.

Thí nghiệm như sau: Zimbardo chia các sinh viên này vào hai nhóm, một nhóm đóng vai “tội phạm” và nhóm còn lại đóng vai “cai ngục”. Những người “cai ngục” được trang bị đồng phục, dùi cui và những dụng cụ khác giống như một cai ngục thật sự, họ được phép bắt giữ và cai quản “tội phạm” trong nhà tù.

Sau khi quen với “vai cai ngục”, những sinh viên vốn hiền lành này dần biến đổi tính cách, họ trở nên tàn nhq1ẫn lạ thường: biệt giam những “tội phạm” chống đối, bắt “tội phạm” phải cởi bỏ quần áo và nằm mình trần trên sàn nhà lạnh cóng, buộc “tội phạm” phải đại tiểu tiện vào một cái thùng đặt trong phòng giam rồi không cho phép đổ cái thùng đó đi, dùng dùi cui và bình chữa cháy tấn công “tội phạm”,… 

Thí nghiệm này bị buộc phải dừng lại sau 6 ngày, vì chính Zimbardo cũng không thể ngờ rằng các sinh viên vốn rất bình thường kia khi làm “cai ngục” lại có thể “nhập vai” đáng sợ như vậy: Họ như không còn là chính mình nữa mà đã trở nên cực kỳ độc ác, có thể tra tấn hành hạ ngay cả với bạn bè trong trường của mình, hơn nữa càng khiến người khác đau khổ thì họ càng đắc ý, dường như không khác gì ma quỷ. Thậm chí nhiều “tội phạm” đã bị tra tấn đến mức rối loạn tinh thần! 

Thí nghiệm này sau đó đã vấp phải rất nhiều lời chỉ trích về mặt đạo đức. Người ta gọi đây là “hiệu ứng Lucifer” – với ngụ ý rằng nó có thể biến “Thiên Thần” thành “ác quỷ” chỉ trong một thời gian ngắn. Lucifer chính là Thiên Thần hoàn mỹ được Chúa yêu thương nhất, nhưng sau đó lại phản bội Chúa và trở thành quỷ Satan.

hai vị Thần
Bức tranh của Lorenzo Lotto miêu tả cảnh Thiên Thần Michael chiến thắng Lucifer, điều đáng ngạc nhiên là khuôn mặt của Michael và Lucifer giống hệt nhau, có lẽ tác giả đang ngụ ý cho cuộc chiến giữa Thiện và ác trong cùng một con người chăng? (Ảnh qua Trithucvn)

Cá nhân tôi cũng cho rằng thí nghiệm như vậy là đáng bị chỉ trích, nhưng mà nó đã chỉ rõ một điều với chúng ta: Trong nhân tính của con người thật sự có tồn tại một mặt ác, nhà Phật gọi là “ma tính” – đối lập với mặt Thiện được gọi là “Phật tính”.

Về bản tính của con người trong lịch sử vẫn luôn có tranh luận giữa các học thuyết. Tam Tự Kinh viết: “Nhân chi sơ tính bản Thiện”, nhưng một nhà tư tưởng khác là Tuân Tử lại cho rằng: “Nhân chi sơ tính bản ác”. Vậy rốt cuộc bẩm sinh con người là Thiện hay ác?

Phật gia giảng “Nhân tính vốn là Thiện ác đồng tại” – nghĩa là đồng thời có cả Phật tính và ma tính trong cùng một con người. Phật tính biểu hiện Thiện, là từ bi, chân thành, nhẫn nại, khoan dung, khiêm tốn,… Ma tính biểu hiện ác, là độc ác, gian trá, kiêu ngạo, tranh đấu, ích kỷ,… Mỗi người đều có cả hai mặt chính diện và phản diện này.

Trong Thánh Kinh viết rằng Thiên Chúa tạo ra con người, có người hỏi vậy Thiên Chúa có tạo ra kẻ ác không? Tâm lý chung của xã hội là thích điều tốt mà ghét điều xấu, ai làm Thiện thì đáng được biểu dương và ngưỡng mộ, còn ai làm ác thì cần bị trừng phạt, ít nhất thì điều này cũng phải biểu hiện trên bề mặt là như vậy. Do đó không sai khi nói rằng con người vẫn luôn duy hộ cho cái Thiện, ngay cả kẻ vì tư lợi thì cũng phải nhân danh Thiện mới được nhiều người ủng hộ. Nhưng mà nếu con người đều hoàn toàn Thiện thì hỏi cái ác từ đâu mà ra? Giống như nếu cho rằng không có thù oán thì sẽ không hại nhau, vậy thì trên đời này lấy đâu ra thù oán?

Nên có lẽ không sai khi nói rằng Thiên Chúa tạo ra con người đồng thời có cả Thiện và ác, nhưng Ngài để cho con người tự chọn con đường nhân sinh của mình, không cưỡng chế con người phải Thiện, cũng không ép buộc con người phải ác. Kinh sách chỉ nói rõ cho con người biết quy luật “Thiện ác hữu báo”, làm việc tốt thì được Thần linh che chở, làm điều xấu thì ắt có báo ứng, nhưng lựa chọn thế nào thì vẫn là ở tự thân con người, không ai ép buộc họ cả, chỉ khuyến thiện mà thôi.

Vậy thì con người có hai mặt Thiện ác, tôn giáo và cổ nhân giảng như vậy, thí nghiệm của khoa học cũng đã chứng thực được điều này. Con người có thể làm Thiện cũng có thể làm ác, nhưng nếu quá nhiều kẻ ác thì xã hội ắt sẽ đại loạn bất trị. Người ta làm hại người khác, làm hại tự nhiên, rốt cuộc cũng sẽ quay lại làm hại chính mình, tự chuốc lấy diệt vong. 

Điều gì có thể kiềm chế hành vi của một con người và duy trì cân bằng xã hội, để mọi việc đều nằm trong tầm kiểm soát mà không xuất hiện bại hoại? Có lẽ đó chính là quan niệm đạo đức truyền thống.

Quan niệm đạo đức truyền thống là để kiềm chế hành vi của con người

Thí nghiệm nhà tù Stanford đã chỉ rõ cho chúng ta thấy rằng ngay cả những người tốt cũng có thể dễ dàng biến đổi trở thành xấu khi họ nắm trong tay quyền thi hành bạo lực với người khác. Điều này cũng lý giải được tại sao ở các quốc gia có nền dân chủ và nhân quyền yếu kém (như Trung Quốc) thì cảnh sát rất thích việc hành hạ phạm nhân.

Con người sinh ra vốn là lương thiện, nhưng cũng có đặc tính ích kỷ và vị tư, nên cũng có một phần ác. Vì vậy không gì có thể đảm bảo rằng một cá nhân sẽ mãi mãi “tốt tự nhiên”, do đó họ cần phải được giáo dục, như trẻ con vừa hiểu chuyện là sẽ được cha mẹ dạy dỗ cho điều tốt, nếu không thì ắt sẽ sa ngã.

Cây gậy “đạo đức giả” thường đánh người tốt khi họ làm chuyện xấu hoặc có biểu hiện không tốt, đối với người càng tốt thì càng đánh mạnh hơn, như muốn họ không thể cất đầu lên được nữa. Nhưng mà người tốt cũng sẽ có khuyết điểm, nên dù đôi lúc họ làm sai cũng không có nghĩa là trước giờ họ đều “đạo đức giả” như cách mà người ta chụp mũ.

Ngoài ra, có rất nhiều người yêu thích việc chia sẻ các bài học đạo đức và luân lý của cổ nhân, những người khác dường như mang theo lòng đố kỵ mà cảm thấy chướng mắt, thấy ai đó giảng về các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống như Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín thì liền cho rằng thế là “giả tạo”, “lên Facebook làm màu”, “quân tử trên mạng, tiểu nhân ngoài đời”, “mấy kẻ nói đạo lý thường sống không ra gì”,… lời lẽ khó nghe nào cũng có. Đến mức bây giờ còn có những “học giả” đòi bãi bỏ “Tiên Học Lễ” và lễ nghĩa truyền thống!

lễ nghĩa
Đạo đức truyền thống chính là cái neo để giữ xã hội không trượt dốc, để kiềm chế hành vi của con người trong phạm vi kiểm soát được. (Ảnh qua Vandieuhay)

Thật ra đạo đức truyền thống chính là cái neo để giữ xã hội không trượt dốc, để kiềm chế hành vi của con người trong phạm vi kiểm soát được. Nếu không có những điều này ước thúc, ma tính của con người sẽ bộc phát, có thể sẽ rất nhanh mà biến đổi từ “thiên thần” thành “ác quỷ” giống như các sinh viên ở Stanford.

Việc truyền giảng các quan niệm đạo đức, khiến người ta tiếp thu các bài học luân lý của cổ nhân sẽ có tác dụng tăng cường cho mặt Thiện và ức chế mặt ác của mỗi con người, không để họ dễ dàng bị ma tính dẫn dắt.

Ví như một người có tính cách thích sạch sẽ thì thường không vứt rác lung tung, nhưng đó là trong trường hợp thông thường thôi. Giả sử khi bị tình thế bức bách, hoặc đang có chuyện gấp không thể câu nệ tiểu tiết nữa, anh ta có lẽ cũng sẽ không màng đến chuyện xả rác bừa bãi, vì rốt cuộc anh ta không có bị điều gì ràng buộc. 

Nhưng đổi lại nếu là một người từ nhỏ đến lớn đã được dạy rằng “nên phải bảo vệ môi trường, để rác đúng nơi quy định”, thì người đó sẽ coi điều này là lẽ sống của mình, và ắt không dám vi phạm, kể cả khi gặp chuyện cấp bách cũng nhất định không dám tùy tiện xả rác. Họ làm vậy không chỉ vì họ thích sạch sẽ mà còn vì có tiêu chuẩn đạo đức đang ước thúc họ. Còn như chỉ giữ vệ sinh vì “sở thích” thì rất khó nói sẽ duy trì được bao lâu.

Vậy nên việc “nói đạo lý”, “truyền giảng đạo đức”, “bảo vệ lễ nghĩa truyền thống”, không nhất định là hành vi “đạo đức giả” hay “cố chấp cổ hủ” như nhiều người thường chụp mũ, trái lại chính điều này mới là thứ quan trọng duy trì trật tự và ổn định xã hội. 

Pháp luật chỉ có thể trị tội người ta sau khi họ đã phạm tội và hậu quả gây ra chưa chắc vãn hồi được. Còn quan niệm đạo đức sẽ khởi tác dụng kiềm chế hành vi của người ta ngay từ đầu, không để họ làm chuyện ác hay nghĩ tới việc ác.

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?