Tai nạn nghề nghiệp của các nhà khoa học thời xưa
Dưới đây là danh sách các nhà khoa học đã có cống hiến xuất sắc cho sự tiến bộ của nhân loại cũng như những tai nạn nghề nghiệp mà họ gặp phải trong quá trình nghiên cứu.
1. Galileo Galilei
Galileo Galilei là một trong số những nhà khoa học lỗi lạc của nhân loại trong lĩnh vực thiên văn. Ông được mệnh danh là tổ sư của ngành vật lý hiện đại. Một trong những phát minh quan trọng nhất của ông là kính thiên văn. Việc chế tạo thành công kính thiên văn đã mở ra kỷ nguyên mới cho con người trong việc khám phá bí mật của vũ trụ. Ông đã bị hỏng võng mạc do ảnh hưởng của việc quan sát mặt trời hàng ngày trong nhiều giờ liền. Vào những năm cuối đời, ông đã bị mù hoàn toàn.
2. Marie Curie
Marie Curie cùng chồng là Pierre đã tìm ra radium vào năm 1898. Kể từ thời điểm đó, bà dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu quá trình phóng xạ. Do ảnh hưởng của việc tiếp xúc thường xuyên với phóng xạ, bà đã bị mắc bệnh bạch cầu và qua đời vào năm 1934. Vào năm 1995, thi thể của bà được mai táng tại điện Panthéon ở Paris vì những đóng góp to lớn cho nhân loại.
3. Michael Faraday
Michael Faraday, (22/9/1791 – 25/8/1867) là một nhà hóa học và vật lý học người Anh.
Faraday nghiên cứu về trường điện từ xung quanh một dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua. Khi nghiên cứu những vấn đề này, Faraday đã thành lập các khái niệm cơ bản về trường điện từ trong vật lý, rồi sau đó được phát triển bởi James Maxwell. Ông cũng khám phá ra cảm ứng điện, nghịch từ, và định luật điện phân. Ông chứng minh rằng từ học có thể tác động lên các tia của ánh sáng. Ông là người đã đặt nền móng cho công nghệ động cơ điện.
Michael Faraday đã bị chấn thương mắt do sự cố nổ nitrogen chloride khi đang nghiên cứu và cải tiến các phương pháp điện phân. Ngoài ra, ông còn bị nhiễm độc hóa chất nặng làm cho thị lực ngày càng suy giảm.
4. Humprey Davy
Humprey Davy là nhà hóa học, nhà phát minh lỗi lạc người Anh. Ông đam mê nghiên cứu khoa học khi còn rất trẻ. Với bản tính tò mò, thích khám phá những điều mới lạ, ông đã bị đuổi việc nhiều lần do thường xuyên tạo ra các vụ nổ nguy hiểm.
Humprey Davy nhiều lần suýt mất mạng bởi những thí nghiệm của mình; lần nguy hiểm nhất là vụ nổ nitrogen trichloride đã làm ông bị thương ở mắt. Hậu quả, thị lực của ông ngày càng suy giảm, cuối cùng ông phải từ bỏ công việc nghiên cứu của mình.
5. Rubert Busen
Rubert Busen là người đã phát minh lò đốt Busen burner, loại lò đốt rất phổ biến hiện nay. Ông bắt đầu sự nghiệp khoa học của mình từ ngành hóa hữu cơ và đã hai lần chết hụt vì nhiễm độc arsen. Ông bị mù mắt sau vụ tai nạn nổ Cacodyl cyanide.
6. Alexander Bogdanov
Alexander Bogdanov là nhà cách mạng, vật lý, học giả, kinh tế và nhà khoa học viễn tưởng nổi tiếng người Nga. Năm 1924, ông bắt đầu những thử nghiệm về việc “thay máu” với hy vọng sẽ kéo dài tuổi thọ của con người, ông đã dùng chính con người mình để thử nghiệm. Sau 11 lần truyền máu, thị lực của ông đã cải thiện đáng kể , triệu chứng của bệnh hói đầu và nhiều bệnh tật của ông cũng có dấu hiệu thuyên giảm. Bogdanov tin là cơ thể mình đang bắt đầu được “trẻ hóa” và việc tìm ra phương pháp để con người tiến đến việc trường sinh là hoàn toàn có thể.
Trong một lần truyền máu, ông đã chết do vô tình dùng phải máu của một sinh viên đang mắc bệnh sốt rét và lao phổi.
7. Elizabeth Ascheim
Sau khi nhà khoa học Wilhelm Conrad Röntgen phát minh ra tia X, Elizabeth Fleischman Ascheim (1859-1905) đã từ bỏ công việc của một người thủ thư để theo học trường điện. Bà nhanh chóng tốt nghiệp và mở phòng khám sử dụng tia X đầu tiên trên toàn nước Mỹ. Bà đã chữa trị cho rất nhiều binh sĩ trong chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha rồi sau đó theo học chuyên ngành nha khoa. Bà không hề thực hiện bất cứ biện pháp bảo hộ nào trong quá trình nghiên cứu, cũng như chữa trị cho các bệnh nhân. Cuối cùng bà đã bị nhiễm độc phóng xạ và mất năm 46 tuổi.
8. David Brewster
David Brewster là nhà phát minh nổi tiếng người Scotland trong lĩnh vực quang học và ánh sáng. Năm 1816, khi đang làm thí nghiệm về phân cực ánh sáng ông đã phát minh ra kính vạn hoa. Mẫu thiết kế ban đầu được làm từ một cái ống, trong đó Brewster đặt một cặp gương ở một đầu, đầu kia đặt một đĩa kính mờ, ở giữa ông đặt những hạt chuỗi. Lúc ban đầu nó là một dụng cụ khoa học, nhưng sau đó nó nhanh chóng trở thành một loại đồ chơi thông minh được hàng triệu trẻ em trên thế giới ưa thích.
Năm 1831, ông suýt bị mù khi đang thực hiện các nghiên cứu hoá học.
9. Cark Scheele
Scheele sinh ra ở Stralsund, Tây Pomerania, Đức. Thay vì trở thành một thợ mộc như cha của mình, Scheele quyết định trở thành một dược sĩ. Cark Scheele rất nổi tiếng trong lĩnh vực hóa dược. Ông là người tìm ra nhiều nguyên tố hóa học như ôxy, mô lýp đen, vônfram, măng-gan, crôm. Ông có thói quen nếm và thử các chất mới mà phát hiện ra. Ông đã 2 lần chết hụt khi đang nếm thử hydrogen ayanide và đã qua đời sau khi trúng độc thủy ngân khi mới 44 tuổi.
10. Louis Slotin
Louis Slotin đã thiệt mạng trong một thí nghiệm sản xuất plutonium cho lõi bom nguyên tử tại một phòng thí nghiệm bí mật ở Mexico năm 1946. Slotin và nhóm nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm 24 lần cho đến khi ông vô tình đánh rơi quả cầu beryllium lên một quả cầu thứ hai, sự va chạm đã làm phát sinh ra sóng nhiệt và phá hủy mọi thứ. Louis Slotin đã được đưa đến bệnh viện nhưng ông đã không qua khỏi và qua đời vài ngày sau đó.
Tổng hợp