Truyền thông Trung Quốc liên tục đăng bài xúc phạm Lithuania với lời lẽ thô tục

24/11/21, 18:04 Thế giới, Tin trong ngày

Sau khi Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Lithuania (Litva) chính thức đi vào hoạt động, “Thời báo Hoàn cầu” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã liên tiếp đăng tải các bài viết xúc phạm Lithuania với những lời lẽ thô tục như “con muỗi, con chuột, bọ chét”… khiến cư dân mạng Hoa kiều phải thốt lên kinh ngạc.

Biển tên chính thức của cơ quan đại diện Đài Loan ở Lithuania. (Ảnh: AFP)

Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Lithuania được thành lập ngày 18/11 tại thủ đô Vilnius. Đây là lần đầu tiên Đài Loan thành lập văn phòng ngoại giao với tên gọi “Đài Loan“ tại một quốc gia không phải là nước bang giao. Trước đây, Đài Loan đều lấy tên là “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc” hoặc “Văn phòng Đài Bắc”.

Cũng chính vì vậy, ngay sau khi “Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Lithuania” đi vào hoạt động, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngoài việc đưa ra các phát ngôn phản đối, còn thông báo rằng nước này chính thức hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania vào ngày 21/11.

“Động thái này làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc, tạo ra một ‘tiền lệ quốc tế xấu'” – Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, đồng thời cho biết quan hệ ngoại giao hai nước sẽ bị hạ xuống cấp “đại biện” (charge d’affaires), tức dưới cấp đại sứ.

Lần cuối cùng ĐCSTQ hạ cấp quan hệ ngoại giao từ cấp đại sứ xuống cấp đại biện là vào năm 1981, thời điểm đó Hà Lan bán tàu ngầm cho Đài Loan. Cho đến năm 1984, hai nước mới nối lại quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ. Sự kiện lần này là động thái ngoại giao tương tự trong vòng 40 năm qua của ĐCSTQ.

Cùng với động thái hạ cấp quan hệ ngoại giao, kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc “Thời báo Hoàn cầu” cũng liên tiếp đăng 2 bài xã luận, phát động cuộc tấn công toàn diện vào Lithuania.

Bài viết thứ nhất là vào ngày 19/11, Thời báo Hoàn cầu cáo buộc việc Lithuania đồng ý cho Đài Loan thành lập văn phòng đại diện tại nước này là “cố tình gây hấn với Trung Quốc”, đồng thời xúc phạm Lithuania là “tên hề nhảy nhót” trong ván cờ Trung-Mỹ.

Không những vậy, bài báo còn đe dọa rằng Trung Quốc muốn đối phó với Lithuania thì chẳng khác nào “đập một con ruồi“; cũng ám chỉ rằng hiện tại ĐCSTQ vẫn chưa ra tay tàn độc với đất nước nhỏ bé này chẳng qua là vì họ phải cẩn thận để “không làm đổ hoặc vỡ đồng hồ hay bình hoa trên bàn”.

Vào ngày 21/11, Thời báo Hoàn cầu tiếp tục đăng tải một bài xã luận khác, sỉ nhục Lithuania chỉ là một “quốc gia nhỏ bé”, mô tả đất nước này chỉ như “một con chuột hoặc thậm chí là một con bọ chét dưới chân con voi”. Bài viết còn nói rằng, nếu cuối cùng Trung Quốc quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Lithuania, thì cũng chỉ như thiếu đi một miếng “thịt muỗi” trong cái “vạc lớn ngoại giao” của ĐCSTQ.

Ông Eric Huang (thứ ba từ phải sang), người hiện là trưởng phái bộ của Đài Bắc tại nước láng giềng Latvia, được chỉ định là người đứng đầu của Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Litva. (Ảnh Twitter Bộ Ngoại giao Đài Loan).

Một kênh truyền thông nhà nước như Thời báo Hoàn cầu lại liên tục lăng mạ Lithuania, ngôn ngữ thô tục và tràn ngập thù hằn ác ý, đã khiến các cư dân mạng Trung Quốc ở hải ngoại phải “lạnh người”.

Đáp lại điều này, một số cư dân mạng Trung Quốc đã đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội ở nước ngoài, chế giễu ngoại giao “chiến lang” (sói chiến) của ĐCSTQ đã dùng hết chiêu bài, cuối cùng chỉ còn biết chửi đổng như phụ nữ chanh chua. Một số cư dân mạng đã để lại lời nhắn và nói: “Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ nên được gọi là Bộ Chửi đổng”.

Một số cư dân mạng Trung Quốc bình luận mỉa mai dưới các báo cáo liên quan từ các phương tiện truyền thông nước ngoài: “Mức độ mắng chửi vượt quá tiêu chuẩn quốc gia”. Cũng có cư dân mạng khác bình luận: “Truyền thông ĐCSTQ mà chửi ai thì người đó đang làm đúng, chỉ việc ấn Like cho họ thôi, không sai đâu”.

Sau khi ĐCSTQ tuyên bố rằng quan hệ ngoại giao của Lithuania với Trung Quốc sẽ bị hạ cấp xuống thành “đại biện”, Thủ tướng Lithuania Ingrida Simonyte đáp lại công khai rằng, Lithuania đã phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa và khoa học chặt chẽ hơn với Đài Loan, và mối quan hệ hợp tác này không xung đột với “Chính sách Một Trung Quốc”. Bà Simonyte cũng nói rằng, không có gì đáng ngạc nhiên trước việc Lithuania để Đài Loan thành lập văn phòng đại diện.

Bà Ingrida Simonyte – Thủ tướng Lithuania. (Ảnh: LSM)

Žygimantas Pavilionis, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lithuania, nói rằng những hành vi ngang ngược của chính quyền Cộng sản Trung Quốc đối với Lithuania sẽ chỉ khiến thế giới tự do và dân chủ thêm phản cảm.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp cũng tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Đài Loan vào ngày 22/11 rằng, việc thành lập văn phòng đại diện của Đài Loan tại Lithuania chỉ nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và văn hóa giữa Đài Loan và Lithuania. 

Ông cho rằng, việc Trung Quốc hạ cấp mối quan hệ ngoại giao với Lithuania là quá “hống hách và kiêu ngạo”, không nên như vậy. Ông Ngô cũng bày tỏ sự khâm phục trước lòng dũng cảm của Lithuania trong việc đấu tranh chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa độc tài.

Ngày 22/11, ông Quách Dục Nhân, Giáo sư Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Đại học Trung Sơn Đài Loan, chia sẻ với Epoch Times, chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng khiến sự kiện Litva thành một sự kiện riêng lẻ, chứ không phải phát triển thành một loại mô hình mẫu. 

Ông Quách Dục Nhân nói: “Nếu vì cho phép Đài Loan thiết lập Văn phòng Đại diện, phía Trung Quốc bèn trực tiếp cắt đứt quan hệ ngoại giao với Litva, thì điều này sẽ biến thành một dạng khuôn mẫu. Các quốc gia khác cũng có khả năng lặp lại khuôn mẫu này, (nếu ĐCSTQ liên tục cắt đứt quan hệ ngoại giao), ngược lại sẽ tạo thành hình thế tốt hơn cho tổng thể ngoại giao của Đài Loan, đây là một nguyên nhân chính của việc ĐCSTQ sợ ‘ném chuột vỡ bình’”.

Ông nói, đặc biệt là các tương tác thân thiện gần đây của Đài Loan với Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, những quốc gia có thể trở thành “Lithuania tiếp theo”. Đây là điều mà ĐCSTQ rất muốn tránh.

Việc thành lập văn phòng đại diện của Đài Loan tại Lithuania đang khiến ĐCSTQ lo ngại. (Ảnh: Dreamstime)

Vào đầu tháng 10 năm nay, trong khi Lithuania đang chịu áp lực ngày càng lớn từ phía Trung Quốc vì mở rộng quan hệ với Đài Loan, Phó Giáo sư Thẩm Vinh Khâm tại Đại học York ở Canada từng đăng bài viết trên Facebook với tiêu đề: “Lithuania vì đâu lại có can đảm chống lại Trung Quốc?”. Trong đó, tác giả đã phân tích những nguyên nhân khiến Lithuania có dũng khí đối đầu với hành vi bá quyền của ĐCSTQ.

Ông Thẩm Vinh Khâm đã phân tích và chỉ ra rằng, Lithuania từng nằm dưới sự thống trị của Đức Quốc xã và Đảng Cộng sản Liên Xô, họ hiểu rất rõ sự hiểm ác của chế độ độc tài. Lithuania cũng là quốc gia đầu tiên ở Đông Âu tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô, có thể nói là quân cờ đầu tiên trong sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Mà hiện tại, ĐCSTQ đang lo lắng rằng đất nước nhỏ bé này sẽ lại trở thành quân cờ đầu tiên cho sự sụp đổ của “Chính sách Một Trung Quốc”.

Ông Thẩm biểu thị, chỉ những người từng mất tự do mới biết giá trị của tự do. Cho nên, những người Lithuania – từng bị Đảng Cộng sản Liên Xô thống trị – hiện nay đã có sự nhất trí rất cao về vấn đề tự do dân chủ.

Cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc Trần Dụng Lâm nói rằng nước nhỏ như Litva phản kháng lại ĐCSTQ là điều rất hiếm có trước đây. “Quá khứ, ngay cả các nước lớn phương Tây cũng đi theo cây đũa thần kinh tế của ĐCSTQ. Các nước nhỏ coi trọng lợi ích kinh tế hơn và càng dễ dàng khuất phục trước ngoại giao kim tiền của ĐCSTQ”.

Ông Trần Dụng Lâm cho biết, trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã bắt đầu tỉnh táo và lo ngại về việc ĐCSTQ lợi dụng quan hệ kinh tế, thương mại để che đậy và gây ảnh hưởng. Dù sao thì Đài Loan là một chính thể dân chủ, nên họ có giá trị quan tương đồng với Đài Loan. Do đó, sự tương tác với Đài Loan trong tương lai sẽ càng công khai hơn, và thường xuyên hơn.

“Các quốc gia sẽ bắt đầu xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích, giá trị cơ bản và an ninh quốc gia của chính mình, nên sẽ có nhiều quốc gia sẽ công nhận Đài Loan hơn nữa. Đây là xu hướng của toàn thế giới”, ông nói.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL