Nghiên cứu mới: Covid-19 đã giết chết 7 triệu người, gấp đôi con số báo cáo chính thức của WHO

13/05/21, 14:03 Tri thức

Theo một nghiên cứu gần đây, virus corona đã giết chết khoảng 7 triệu người trên thế giới, nhiều gấp đôi so với con số báo cáo chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nghiên cứu cho thấy số người chết vì Covid-19 thực tế cao hơn nhiều so với con số được công bố. (Ảnh qua ThePrint)

Theo Daily Mail, nghiên cứu do các học giả thuộc Đại học Washington, Mỹ thực hiện và được đăng tải vào ngày 6/5. Các nhà phân tích ước tính căn bệnh này đã gây ra khoảng 6,9 triệu ca tử vong trên toàn cầu – cao hơn nhiều so với con số 3,2 triệu ca (tính đến ngày 6/5)  mà tổ chức WHO công bố.

Các nhà phân tích cho biết số người xét nghiệm thấp, và hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém ở các nước đang phát triển là một phần nguyên nhân dẫn đến số liệu thống kê sai lệch.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp tử vong không được báo cáo vì các quốc gia chỉ tính những trường hợp xảy ra trong bệnh viện hoặc ở những bệnh nhân đã được xác nhận nhiễm bệnh.

Ngoài ra, ở những nước phát triển phương Tây đang hứng chịu dịch bệnh nghiêm trọng gồm Anh, Mỹ và Ý, một lượng lớn các ca tử vong đã không được báo cáo đầy đủ. Nguyên nhân dẫn đến sai sót này chủ yếu là do sự thiếu hụt trong xét nghiệm lúc đại dịch mới bắt đầu, nhiều bệnh nhân Covid-19 tử vong mà không được xác nhận nhiễm bệnh.

Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME) của Đại học Washington cảnh báo dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy số liệu thực sự về đại dịch ‘tồi tệ hơn rất nhiều’ so với con số thống kê.

Cụ thể theo phân tích, Mỹ có số ca tử vong do Covid-19 cao nhất trên toàn cầu với 905.289 người, cao hơn nhiều so với con số 574.043 (tính đến ngày 6/5) được ghi nhận chính thức.

Tiếp đến là Ấn Độ và Mexico, ước tính mỗi nước đã phải gánh chịu hơn 600.000 ca tử vong, gấp ba lần con số của WHO.

Nước Anh được cho là đã có 209.661 trường hợp tử vong do Covid-19, nhiều hơn khoảng 60.000 ca so với thực tế được ghi nhận. Trên thực tế, các nhà thống kê theo dõi dịch bệnh ở Anh thông qua phân tích giấy chứng tử chỉ thống kê được 150.000 ca tử vong do virus corona kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Trao đổi với Daily Mail, Giáo sư Kevin McConway, một nhà thống kê tại Đại học Mở (Open University) cho biết có lý do để tin rằng số người chết ở Vương quốc Anh cao hơn số liệu chính thức được đề xuất, bởi vì có ít nhất 13.000 ca tử vong vào thời điểm đỉnh dịch của đợt đầu tiên không được xác nhận là do Covid-19. Tuy nhiên, ông không chắc chắn con số tử vong thực sự sẽ cao tới 209.000 người.

Theo phân tích, Kazakhstan là quốc gia có sự chênh lệch cao nhất giữa số người chết được công bố chính thức và số người chết thực tế do Covid.

Cả nước mới chính thức ghi nhận khoảng 5.600 ca tử vong do Covid nhưng IHME ước tính con số thực sự là 81.600 ca.

Ai Cập cũng có sự chênh lệch tương tự, với khoảng 13.500 ca tử vong chính thức so với ước tính 170.000 ca.

Số người chết thực sự ở Nhật Bản lớn hơn 10 lần so với con số chính thức của chính phủ – 108.000 ca so với 10.390 ca. Còn con số chênh lệch ở Nga là gấp 5 lần: 593.000 so với 109.000 ca.

IHME đã ước tính số người chết thực sự do Covid bằng cách so sánh số người chết dự đoán do mọi nguyên nhân dựa trên xu hướng trước đại dịch so với số người chết thực tế do mọi nguyên nhân trong đại dịch.

Phân tích của Đại học Washington chỉ bao gồm những trường hợp tử vong do virus corona trực tiếp gây ra, chứ không phải những trường hợp gián tiếp do đại dịch gây ra, bao gồm cả những trường hợp gián đoạn về chăm sóc sức khỏe.

Tiến sĩ Chris Murray, giám đốc IHME cho biết: “Đại dịch Covid-19 thật kinh khủng, phân tích này cho thấy con số thiệt hại thực tế còn tồi tệ hơn rất nhiều lần”.

“Việc hiểu được số người chết thực sự do Covid-19 không chỉ giúp chúng tôi đánh giá đúng về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu này, mà còn cung cấp thông tin có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách nhằm phát triển các kế hoạch ứng phó và phục hồi sau đại dịch”.

Tiến sĩ Murray nói thêm: “Nhiều quốc gia đã dành nỗ lực đặc biệt để đo lường số liệu trong đại dịch, nhưng phân tích của chúng tôi cho thấy việc theo dõi chính xác một căn bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng là rất khó khăn.”

“Chúng tôi hy vọng rằng báo cáo hôm nay sẽ khuyến khích chính phủ các nước xác định và giải quyết các lỗ hổng trong báo cáo tỷ lệ tử vong do Covid-19, để họ có thể định hướng chính xác hơn các nguồn lực để ứng biến với đại dịch.”

Khánh Nghi (Theo Daily Mail)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?