Mối hiểm họa chế tạo ‘bom điện thoại’
Gần đây, Ủy ban An ninh Vận tải Hoa Kỳ (TSA) đã ban hành lệnh cấm du khác lên máy bay nếu điện thoại hoặc laptop của họ bị hết pin không bật lên được, với lý do chúng có thể là bom ngụy trang nên không thể bật máy lên.
Vậy câu hỏi đặt ra là: “Người ta có thể chế tạo bom và ngụy trang nó thành điện thoại di động được không?”. Câu trả lời là có thể, thậm chí là một chiếc điện thoại đang hoạt động, có thể bật nguồn sử dụng bình thường nhưng bên trong vẫn có khả năng chưa bom, nhiều chuyên gia nói với trang Popular Mechanics.
Hồi năm 1996, các sỹ quan tình báo của Israeli từng dùng “bom điện thoại” để ám sát một chuyên gia chế tạo bom của Phong trào Kháng chiến Hồi giáo Hamas. Thuốc nổ được đặt trong điện thoại và kích nổ trong lúc anh ra đang sử dụng. Tuy nhiên, điện thoại thời đó có kích thước rất lớn cho nên không khó để giấu bom ở bên trong. Còn bây giờ điện thoại nào cũng mỏng và nhỏ nên muốn giấu bom sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Bù lại, ngày nay chúng ta có một công nghệ gọi là in 3D. Trang Popular Mechanics đưa ra giả thuyết thay vì giấu chất nổ vào trong điện thoại, các phần tử khủng bố có thể dùng chính chất nổ đó để làm vật liệu in thành vỏ máy. Nhưng các chuyên gia lại cho rằng điều này rất khó thực hiện vì thứ nhất, xử lý chất nổ để làm thành vật liệu in 3D không hề đơn giản, thứ hai, sau khi in xong thì chiếc vỏ còn phải trải qua công đoạn xử lý bề mặt và sơn phết kỹ lưỡng để ngụy trang thành một chiếc vỏ bình thường.
Thay vào đó, vị chuyên gia giấu tên này nói người ta có thể ngụy trang bom theo một phương pháp khác đơn giác hơn đó là cắt bớt dung lượng pin của điện thoại để tạo ra nhiều không gian bên trong máy. Pin của điện thoại chiếm khoảng 65% diện tích không gian bên trong chiếc máy, nếu cần, người ta có thể cắt nhỏ pin để tạo được nhiều khoảng trống hơn, đủ để giấu bom vào, phần pin còn lại vẫn đủ để mở nguồn và để máy chạy được một khoảng thời gian không ít.
Như vậy việc ngụy trang bom vào trong một chiếc điện thoại đang hoạt động bình thường là điều hoàn toàn làm được, còn việc nó có đủ mạnh để nổ tung một chiếc máy bay hay ít nhất làm thủng một lỗ hay không thì lại là một câu hỏi khác.
Theo PopularMechanics