Trên đất Ukraina không còn bóng dáng Lenin: Phá bỏ tượng đài cuối cùng
Tượng đài cuối cùng tưởng niệm Vladimir Lenin ở Ukraina, vốn dựng trên một địa bàn mở, vừa bị phá bỏ ở vùng Odessa, theo thông báo của người đứng đầu tổ chức xã hội Svitanok – Vadym Pozdniakov hôm thứ Tư.
“Tượng đài cuối cùng của Lenin trên lãnh thổ Ukraina đã bị đập bỏ!”, Pozdniakov viết trên trang Facebook cá nhân.
Ukraina cấm các biểu tượng Liên Xô
Kể từ tháng 5 năm 2015, đạo luật ‘Về lên án chế độ cộng sản và Đức Quốc xã’ đi vào hiệu lực ở Ukraina, nghiêm cấm việc tuyên truyền quảng bá các biểu tượng Liên Xô.
Cụ thể, liên quan đến việc đổi tên các đô thị và đường phố vốn được đặt theo danh tính các nhà hoạt động quốc gia và chính khách Xô-viết.
Viện Tưởng niệm Quốc gia Ukraina công bố một danh sách gồm 520 nhân vật lịch sử mà hoạt động thuộc hiệu lực của đạo luật «Lên án Cộng sản» và do đó tên họ cần biến mất khỏi các địa danh.
Văn kiện này gây tiếng vang phản ứng lớn trong cộng đồng xã hội Ukraina vì không xác định rõ việc áp dụng như thế nào.
Giới nhân quyền Mat-xcơ-va kêu gọi chôn cất Lê-nin hoặc Đảng Cộng Sản phải chi trả phí bảo quản
Ngày 21/1 là ngày Vladimir Lenin từ trần và nước Nga đã làm lễ kỷ niệm 2 ngày trước đó. Giới nhân quyền Mat-xcơ-va đã mượn cơ hội này để kêu gọi những thay đổi đối với việc bảo quản thi hài ông ta.
“Việc chôn cất một người đã chết là nghĩa vụ thiêng liêng của những người còn sống”, – bà Svetlana Gannushkina, Chủ tịch Ủy ban “Hỗ trợ Dân sự”, thành viên hội “Tưởng niệm”, nêu quan điểm.
“Tôi nghĩ rằng việc tạo ra các biểu tượng loại này là quái dị và đây là một sự nhạo báng tro cốt của một người đã khuất. Rõ ràng, đối với cả các tín đồ cũng như đối với những người vô thần thì mộtngười không chỉ là cái vỏ bọc, tức xác thân này, mà là tinh thần của người đó… Có thể đưa ra quyết định về việc chôn cất hài cốt của một đã chết năm 1924 mà không có vấn đề gì… Bản thân lăng mộ này và tất cả điều này là biểu tượng của chế độ toàn trị, nó không liên quan gì đến Lenin”, nhà hoạt động nhân quyền giải thích.
Trong khi đó, giám đốc trung tâm nhân quyền của Nhà thờ Nhân dân Thế giới Nga Roman Silantyev, thi thể Lenin có thể được để lại trong lăng, nhưng trong trường hợp này các chi phí về bảo quản hài cốt phải do Đảng Cộng sản chịu.
Nhà hoạt động nhân quyền chia sẻ rằng những di tích như lăng mộ cần được bảo tồn chứ không phá hủy.
“Tôi chắc chắn không phải là người ủng hộ việc hủy bỏ thi hài của Lenin, tôi tin rằng có thể trưng bày ở đâu đó để thu tiền”, ông Silantyev nói.
Theo Sputnik News