Báo cáo: 9000 trẻ em ngoài giá thú đã chết tại các nhà hộ sinh của Giáo hội Công giáo trong thế kỷ XX

15/01/21, 09:59 Thế giới

Một báo cáo gần đây tiết lộ rằng trong thế kỷ 20, 9000 trẻ em đã thiệt mạng trong các cơ sở hộ sinh tàn bạo tại Ireland dành cho những bà mẹ chưa lập gia đình và trẻ sơ sinh do Giáo hội Công giáo điều hành.

Theo điều tra từ Ủy ban Nhà hộ sinh (Mother and Baby Home Commission) vào 18 cơ sở hộ sinh tại Ireland, từ năm 1922 đến 1998, đã có 15% trong tổng số 57.000 trẻ em thiệt mạng. 

Báo cáo được công bố hôm qua cho biết các cơ sở này ‘hỗ trợ nơi nương tựa’ cho các bà mẹ không chốn dung thân, và nhận thấy rằng trách nhiệm “chủ yếu thuộc về cha của những đứa trẻ và gia đình trực hệ của họ”.

Nhưng những người phụ nữ phải đối mặt với sự tra tấn tinh thần kinh khủng từ các nữ tu. Họ buộc phải làm công việc chà rửa sàn nhà, đồng thời bị gọi là những kẻ ‘sa ngã’, ‘tội nhân’, ‘vết nhơ’ và ‘tín đồ của quỷ Satan.’

Ủy ban cho biết tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh ‘có lẽ là điểm đáng kinh ngạc nhất của các cơ sở này’.

Trong hai năm 1945 và 1946, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tại các cơ sở nhà hộ sinh ‘gần gấp đôi tỷ lệ tử vong trung bình của trẻ em ‘ngoài giá thú’ trên toàn quốc.

Cuộc điều tra được tiến hành cách đây 6 năm, sau khi nhà sử học địa phương nghiệp dư Catherine Corless phanh phui các bằng chứng về một nghĩa địa tập thể không dấu vết tại thị trấn Tuam, Hạt Galway.

Báo cáo: 9000 trẻ em ngoài giá thú đã chết tại các nhà hộ sinh của Giáo hội Công giáo trong thế kỷ XX - Ảnh 1
Người sống sót Carmel Larkin từ Tuam, người được sinh ra tại hộ sinh khét tiếng ở County Galway đứng bên cạnh những bông hoa được đặt cho các nạn nhân. Cô Larkin nói: ‘Chà, đó là cuộc tàn sát của chúng ta phải không? Họ đã diệt chủng ở Đức nhưng nhà hộ sinhlà nơi tàn sát của chúng tôi’
Báo cáo: 9000 trẻ em ngoài giá thú đã chết tại các nhà hộ sinh của Giáo hội Công giáo trong thế kỷ XX - Ảnh 2
Một nhóm trẻ em tại ngôi nhà Tuam vào năm 1924.
Báo cáo: 9000 trẻ em ngoài giá thú đã chết tại các nhà hộ sinh của Giáo hội Công giáo trong thế kỷ XX - Ảnh 3
Những bức ảnh này là cái nhìn đầu tiên về cuộc sống bên trong nhà hộ sinh lớn nhất ở Ireland, St. Patrick’s trên đường Navan ở Dublin. Ngày tưởng niệm đầu tiên cho những đứa trẻ chết trong nhà sẽ được tổ chức vào ngày 13 tháng 8.
Báo cáo: 9000 trẻ em ngoài giá thú đã chết tại các nhà hộ sinh của Giáo hội Công giáo trong thế kỷ XX - Ảnh 4
Một phụ nữ Ireland đã tung ra bức ảnh của mình khi còn là một đứa trẻ trong nỗ lực tuyệt vọng để truy tìm mẹ ruột của mình. Người đàn ông 60 tuổi cho biết: ‘Tôi muốn khóc và những tiết lộ về TuamHome càng khiến tôi tuyệt vọng hơn’.
Báo cáo: 9000 trẻ em ngoài giá thú đã chết tại các nhà hộ sinh của Giáo hội Công giáo trong thế kỷ XX - Ảnh 5
Tại một nhà hộ sinh khét tiếng khác, Bessborough ở hạt Cork, 75% trẻ em được sinh ra hoặc nhận vào trong năm 1943 đã chết.
Báo cáo: 9000 trẻ em ngoài giá thú đã chết tại các nhà hộ sinh của Giáo hội Công giáo trong thế kỷ XX - Ảnh 6
DJ Niall Boylan của Đài phát thanh Classic Hits sinh ra tại nhà hộ sinh St Patrick trên đường Navan ở Dublin.

Bà cho hay bản thân bị ám ảnh bởi những ký ức khi còn nhỏ về hình ảnh những đứa trẻ gầy còm tại nhà hộ sinh. 

Enda Kenny, cựu Thủ tướng Ireland, lúc bấy giờ đã mô tả khu chôn cất là một ‘không gian của nỗi kinh hoàng’.

Từ năm 1921 đến năm 1961 (thời điểm cơ sở đóng cửa), đã có 978 trẻ em tử vong tại thị trấn Tuam, 80% dưới 12 tháng tuổi, và 67% từ 1-6  tháng tuổi. 

75% số trẻ em đó đã chết trong những năm 1930 và 1940, trong đó hai năm có số ca tử vong cao đạt đỉnh điểm là 1943 và 1947.

Báo cáo đã lên án cơ sở vì ‘điều kiện vật chất tồi tàn’.

Trước báo cáo này, vào năm 2017, một báo cáo khác đã tiết lộ về một ngôi mộ tập thể chứa hài cốt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được phát hiện tại một địa điểm từng là ngôi nhà Công giáo dành cho các bà mẹ chưa kết hôn và con cái của họ tại Ireland.

Phần hài cốt được tìm thấy trong một đường cống bỏ hoang trong quá trình khai quật Nhà hộ sinh Bon Secours tại thị trấn Tuam.

Độ tuổi của những đứa trẻ dao động từ 35 tuần tuổi đến 3 tuổi, chủ yếu được chôn cất vào những năm 1950.

Năm 2014, nhiều nguồn tin cho rằng thi thể của gần 800 trẻ sơ sinh được cho là đã được chôn trong một bể bê tông bên cạnh ngôi nhà hộ sinh cũ dành cho những bà mẹ có con ngoài giá thú.

Báo cáo cho biết, cứ trong 10 đứa trẻ thì sẽ có nhiều hơn 1 trẻ sống tại các nhà hộ sinh trên khắp Ireland tử vong.  

Một ủy ban độc lập điều tra ra con số ‘kinh hoàng’ cho biết, nguyên nhân chính gây tử vong là do trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp và viêm dạ dày ruột.

Ủy ban cho biết thêm: “Chính sự vắng mặt của các nhân viên chuyên nghiệp, cùng với thái độ thờ ơ nói chung trước số phận của những đứa trẻ được sinh ra trong nhà hộ sinh, đã góp phần khiến mức độ tử vong ở trẻ sơ sinh chạm ngưỡng đáng kinh ngạc”.

Các cơ sở này được lập ra cho các phụ nữ chưa kết hôn và các bà mẹ của họ vào thời điểm họ bị xã hội khinh thường. 

Tỷ lệ phụ nữ được nhận vào những nhà hộ sinh như thế này tại Ireland có lẽ đạt mức cao nhất trên thế giới trong thế kỷ XX.

Những nhà hộ sinh này được điều hành bởi các tổ chức tôn giáo và được giám sát bởi chính phủ.

Phụ nữ sẽ được nhận vào các nhà hộ sinh khi họ mang thai ngoài mong muốn.

Báo cáo của Ủy ban Điều tra Nhà hộ sinh cho biết: “Tỷ lệ tử vong cao của trẻ sơ sinh (năm đầu đời) tại các nhà hộ sinh ở Ireland có lẽ là điểm đáng kinh ngạc nhất của các cơ sở này”.

“Điều đặc biệt đáng lo ngại là chính quyền địa phương và quốc gia đều được biết về tỷ lệ tử vong cao này, thậm chí chúng còn được đề cập đến trong các báo cáo công khai.

“Khoảng 9.000 trẻ em đã tử vong tại các cơ sở được điều tra, tức gần 15% tổng số trẻ em sống tại các cơ sở này”.

Chỉ riêng trong năm 1943, đã có tới 75% trẻ em được sinh ra hoặc được nhận vào nhà hộ sinh Bessborough tại thành phố Cork thiệt mạng.

Ủy ban khẳng định, trước năm 1960, các nhà hộ sinh đều không cưu mang được mạng sống của những đứa trẻ ‘ngoài giá thú’ (theo cách gọi hợp pháp của giai đoạn đó). Những đứa trẻ này nhiều khả năng sẽ chết trong các cơ sở hộ sinh hơn là thiệt mạng ở bên ngoài.

Các nhà phê bình cho biết Ireland là một môi trường khắc nghiệt, vô cảm đối với nhiều người, hay nói đúng hơn là đa số cư dân trong nửa đầu của giai đoạn đang được đề cập.

Báo cáo cho biết: Quốc gia này đặc biệt vô cảm và khắc nghiệt đối với phụ nữ. Phụ nữ tại đây đều bị phân biệt đối xử nghiêm trọng.

‘Phụ nữ sinh con khi chưa kết hôn sẽ bị đối xử vô cùng tàn nhẫn’.

Thủ tướng Ireland Micheal Martin thừa nhận đây là thời kỳ xã hội và các nhà thờ vô cùng khắc nghiệt đối với phụ nữ mang thai chưa kết hôn, diễn ra vào nhiều thập kỷ trước.

Đánh giá theo lệnh của chính phủ Ireland cho biết, một số trường hợp phụ nữ mang thai là hậu quả của việc bị cưỡng hiếp; một số phụ nữ mắc vấn đề về tâm thần, một số bị thiểu năng trí tuệ.

Cuộc điều tra cho thấy, tình trạng quá tải ở các cơ sở hộ sinh khả năng cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ tử vong.

Báo cáo chỉ ra rằng, phụ nữ được nhận vào nhà hộ sinh và các nhà cộng đồng tại địa phương vì họ không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và cha của đứa trẻ.

Ủy ban cho biết, những người phụ nữ này không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đến sống tại các cơ sở hộ sinh: “Cuộc sống của họ bị hủy hoại vì mang thai khi chưa kết hôn, cũng như vì động thái từ phía cha đứa trẻ, gia đình họ hàng của họ và xã hội”.

Tại các nhà hộ sinh và các ngôi nhà cộng đồng do chính quyền địa phương quản lý được điều tra, có tổng cộng khoảng 56.000 bà mẹ chưa kết hôn và khoảng 57.000 trẻ em đang sinh sống và cư trú.

Năm 1921, một số phụ nữ thường ‘ngồi xổm trên sàn’ để ăn. Hầu hết thức ăn được nấu bằng bếp lửa.

Lượng thực phẩm tại các cơ sở hộ sinh “thường bị pha tạp chất hoặc không đạt tiêu chuẩn để tiêu thụ”.

Trong những thập kỷ đầu, hầu hết phụ nữ được nhận vào các cơ sở hộ sinh đều là những người giúp việc, công nhân, nông dân hoặc là nội trợ trong gia đình của họ. 

Tuy nhiên, trong những năm sau đó, phần lớn phụ nữ đều làm các chức vụ như nhân viên văn thư, công chức, phụ nữ chuyên nghiệp và nữ sinh hoặc sinh viên theo học bằng tiến sĩ.

Ủy ban cho biết: “Nhiều người quá bần cùng. Nhiều phụ nữ lo sợ những hậu quả xảy ra khi gia đình và hàng xóm biết về việc mình mang thai nên đã vào các nhà hộ sinh để giấu kín điều này”.

“Một số đã đến Anh, cũng vì lý do tương tự”.

Ủy ban đã đưa ra các khuyến nghị về việc bồi thường cho những người sống sót, tưởng niệm và tạo ra một kho lưu trữ trung ương về hồ sơ của các tổ chức và hiệp hội nhận con nuôi để có thể thu nhận thông tin từ một địa điểm. 

Một báo cáo từ một ủy ban điều tra độc lập cho biết: “Vào giai đoạn trước năm 1960, các nhà hộ sinh đều không cưu mang được mạng sống của những đứa trẻ ‘ngoài giá thú’; trên thực tế, những cơ sở này còn làm suy giảm đáng kể khả năng sống sót của trẻ”. 

Thủ tướng Micheal Martin cho biết, bản báo cáo do chính phủ Ireland yêu cầu điều tra về các vụ việc xảy ra từ nhiều thập kỷ trước nhận định đây là ‘một chương đen tối, khó khăn và đáng xấu hổ của lịch sử Ireland giai đoạn gần đây’.

Ủy ban Điều tra Nhà hộ sinh cho biết, tỷ lệ phụ nữ được nhận vào các cơ sở như thế này ở Ireland có lẽ đạt mức cao nhất thế giới trong thế kỷ XX, và nhiều phụ nữ chưa kết hôn đã bị xã hội gièm pha.

Báo cáo đưa ra đánh giá: “Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao đã làm dấy lên những nghi vấn nghiêm trọng về các nhà hộ sinh với quy mô lớn, nhưng đội ngũ nhân viên lại không đủ trình độ và thiếu hụt về nhân sự, quản lý kém, cũng như chính quyền địa phương và quốc gia vẫn chưa sẵn lòng và đủ khả năng để tiến hành cải cách”.

Báo cáo cho biết thêm rằng, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm mạnh vào cuối những năm 1940, và “điều này khả năng đã làm giảm động lực tiến hành cải cách lớn, vốn sẽ liên quan đến các cuộc đàm phán căng thẳng với các giáo đoàn tôn giáo và các thành viên của hệ thống cấp bậc Công giáo”.

“Không có bằng chứng nào cho thấy mối quan ngại của công chúng về điều kiện vật chất trong các ngôi nhà hộ sinh, hay về tỷ lệ tử vong kinh hoàng ở những đứa trẻ sinh ra trong những cơ sở này, mặc dù đã có nhiều tin tức được công bố”.

Các cơ sở hộ sinh phần lớn được điều hành bởi các tổ chức tôn giáo và được giám sát bởi Chính phủ.

Thủ tướng Ireland cho hay: ‘Nó phản chiếu lại những khía cạnh trong quá khứ của chúng ta, vốn  đau đớn và khó khăn mà sẽ khó có thể thấu hiểu hoàn toàn xét trong góc nhìn ở thời điểm hiện tại. Chúng ta từng đối xử tệ bạc với phụ nữ, chúng ta từng đối xử vô cùng tàn nhẫn với những đứa trẻ”. 

“Chúng ta từng có một nhận thức lệch lạc về tình dục và sự thân mật. Các bà mẹ trẻ cùng những đứa con của họ đã phải trả một cái giá khủng khiếp cho sai lầm đó”.

Carmel Larkin, một cư dân được sinh ra tại thị trấn Tuam năm 1949, vẫn vô cùng phẫn nộ về cách mọi người đối xử với mẹ của bà.

Bà Larkin được nuôi dưỡng đến khi 5 tuổi và từ đó không bao giờ được gặp lại mẹ mình nữa. Bà thậm chí còn không có một bức ảnh của mẹ mình, và cũng không biết bà đã được chôn cất tại đâu. 

Larkin chia sẻ với tờ Sky News: “Đó chẳng phải là một cuộc tàn sát của người dân ta sao? Thế giới có cuộc diệt chủng của Đức Quốc Xã, còn với chúng tôi, nơi tàn sát chính là các nhà hộ sinh”.

“Tôi rất kinh hoàng”, Larkin nói khi nhắc đến cuộc điều tra ở thị trấn Tuam.

“Thật kinh hoàng khi có những người có thể đối xử với trẻ sơ sinh và các bà mẹ như vậy. Các bà mẹ bước vào đây và bị coi như những kẻ tội đồ”.

“Việc hạ sinh một đứa trẻ là món quà quý giá nhất mà bất kỳ người phụ nữ nào có được”.

Tại một nhà hộ sinh khét tiếng khác, cơ sở hộ sinh Bessborough tại thành phố Cork, chỉ riêng trong năm 1943, đã có đến 75% trẻ em được sinh ra hoặc nhận vào thiệt mạng.

Nhà hộ sinh có tỷ lệ tử vong cao nhất là cơ sở tại Sean Ross (hoạt động từ 1931-1969), tại Hạt Tipperary. Tại đây, 1.090 trẻ sơ sinh trong tổng số 6.079 trẻ, đã tử vong. 79% trong số các ca tử vong xảy ra vào giai đoạn từ năm 1932 đến năm 1947.

Tỷ lệ tử vong cao tại nhà hộ sinh Sean Ross một phần đến từ các bệnh truyền nhiễm, bao gồm bệnh bạch hầu và thương hàn.

Nhìn chung, báo cáo cho biết tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các nhà hộ sinh là do nhiễm trùng đường hô hấp và viêm dạ dày ruột, mặc dù dư luận cho rằng vấn đề đến từ tình trạng suy dinh dưỡng.

Phụ nữ bị gia đình ruồng bỏ và buộc phải rời khỏi nhà sau khi mang thai vì đây được coi là một nỗi nhục đối với cộng đồng Công giáo.

Một nhân chứng đã kể lại cho Ủy ban về việc mẹ cô đã ‘gọi cô là gái điếm’.

‘Ba người chú của cô ấy là linh mục, và bố mẹ cô ấy lo ngại việc con gái mình mang thai sẽ ảnh hưởng đến họ ra sao.

‘Bố mẹ của nhân chứng đều vô cùng lo lắng về việc ‘có con ngoài giá thú’ sẽ gây ảnh hưởng đến sự nghiệp anh em của cô”.

Các nhân chứng chia sẻ với Ủy ban rằng, tình trạng đau đẻ sẽ là cơ hội để các nữ tu ‘trừng phạt’ những bà mẹ chưa kết hôn.

Một phụ nữ được nhận nuôi từ nhà hộ sinh Sean Ross cho biết, mẹ cô bị trói vào giường khi sinh con và ‘một nữ tu đã ngồi trên ngực bà ấy’ để giúp bà rặn đẻ.

Một phụ nữ đến nhà hộ sinh Bessborough ở tuổi 17 đã chia sẻ với đội điều tra rằng cô vô cùng sợ hãi một trong số các nữ hộ sinh: “Cô ấy bôi nhục phụ nữ tại đây và bảo rằng đây là hình phạt cho những gì mà họ đã gây ra, và họ sẽ không được tái phạm nữa”.

Một người phụ nữ khác từ nhà hộ sinh cho biết khi được đưa đến bệnh viện địa phương để sinh con, cô ấy đã phải “đẻ mổ” mà không được dùng thuốc gây tê.

“Họ cứ thể mổ bụng tôi để đưa đứa trẻ ra”, cô chia sẻ.

Một phụ nữ khác từng ở nhà hộ sinh Bessborough cho biết, các bà mẹ buộc phải làm việc ngay cả khi họ bị ốm: “Cứ như thể các nữ tu không có tâm can vậy. Bạn có thể nghe thấy tiếng khóc của các cô gái vào ban đêm. Chúng tôi đi ngủ trong sợ hãi và cũng luôn thức dậy trong sợ hãi”.

Theo một báo cáo trên BBC, một phụ nữ tại nhà hộ sinh Bessborough có tên Bridget đã bị buộc phải đứng trong góc hàng giờ dù đang mang thai nặng nề. Cô cuối cùng đã sinh non đứa con trai sớm ba tuần.

Bridget chia sẻ: “Tôi vẫn được nhìn thằng bé. Đôi mắt nó liếc nhìn xung quanh. Rất tò mò, xinh đẹp, một đứa trẻ hoàn hảo, tóc vàng, mắt xanh, có một mái tóc như thể được chải chuốt rất đẹp”.

Bridget biết mình sẽ không được giữ đứa bé. Cô muốn đặt tên cho con mình là William, nhưng các nữ tu cho rằng Gerard là cái tên phù hợp với Công giáo hơn.

Đứa bé đổ bệnh sau vài ngày và Bridget được thông báo rằng con cô đã được chuyển đến ‘phòng tử’. Cô không bao giờ được gặp lại con mình vì đứa trẻ được đưa đến bệnh viện trong suốt hai tuần kể từ khi đổ bệnh và sau đó đã không qua khỏi. 

Bản báo cáo mới không tìm thấy bằng chứng nào về việc lạm dụng tình dục đối với phụ nữ, và cũng rất ít bằng chứng về việc lạm dụng thể chất, nhưng khẳng định rất nhiều bà mẹ phải trải qua những giày vò về tinh thần.

Trong một số trường hợp, phụ nữ bị buộc phải làm việc không lương và họ phải sống trong một nơi vô cùng khắc nghiệt, ngay cả theo tiêu chuẩn của nửa thế kỷ trước, với điều kiện vệ sinh nghèo nàn và không thoải mái.

Trẻ sơ sinh sẽ ở tại nhà hộ sinh trong khoảng thời gian nhất định, trước khi được nhận làm con nuôi hoặc bị đưa ‘lên tàu’, chuyển đến cho các gia đình địa phương để làm việc trong các trang trại hoặc các cơ sở kinh doanh nhỏ, thường với mức thù lao ít hoặc không được trả lương.

Cuộc điều tra cho biết nhiều phụ nữ không được giáo dục giới tính. Chính sự thiếu hiểu biết đã khiến họ luôn sợ hãi khi phát hiện ra mình mang thai.

Báo cáo cho thấy rằng ngay cả vào những năm 1960, ‘phụ nữ và các cô gái trẻ vẫn tiếp tục mang thai mà không biết bằng cách nào và tại sao lại như thế’.

Phó Thủ tướng Leo Varadkar cho biết ông khó lòng có thể đọc bản báo cáo dài 3000 trang về vấn đề. Hôm thứ Hai, ông phát biểu trên đài truyền hình quốc gia RTE trước khi báo cáo được công bố: “Đây là một thất bại xã hội to lớn và là một sự hổ thẹn to lớn cho xã hội, khi chúng ta đã cướp đi sự sống của một thế hệ trẻ, những đối tượng không được nuôi dạy theo cách mà họ xứng đáng nhận được”.

Roderic O’Gorman, Bộ trưởng Trẻ em Ireland, cho rằng báo cáo cho thấy rõ ràng đã từng có một ‘nền văn hóa sai lệch về quan điểm một cách ngột ngạt, áp bức và tàn bạo’ trong suốt nhiều thập kỷ.

Hồ sơ của chính phủ cho thấy tỷ lệ tử vong đối với trẻ em tại các nhà hộ sinh, nơi hàng chục nghìn phụ nữ, bao gồm cả những nạn nhân bị hiếp dâm, đến để sinh con, thường cao hơn gấp 5 lần so với tỷ lệ tử vong của những trẻ em sinh ra trong gia đình bố mẹ đã kết hôn. 

Anna Corrigan có hai người anh trai là John và William Dolan, đều được ghi nhận đã tử vong tại nhà hộ sinh ở thị trấn Tuam. Cô chia sẻ: “Trái tim tôi đau quặn cho những người còn sống sót”.

“Chúng tôi đã và luôn mong chờ sự thật, công lý, trách nhiệm giải trình nếu các vụ truy tố được tiến hành, và mong muốn những người sống sót sẽ được bồi thường xứng đáng”.

Giáo hội Công giáo đảm nhiệm nhiều dịch vụ xã hội của Ireland trong thế kỷ XX. Các nhà hộ sinh được điều hành bởi các nữ tu và được nhận tài trợ của nhà nước, đồng thời cũng do nhà nước quản lý khi đây còn là các cơ sở nhận nuôi trẻ.

Những nhà hộ sinh này đã trở thành chủ đề của bộ phim được đề cử giải Oscar năm 2013, Philomena. Bộ phim kể về những nỗ lực thất bại của nhân vật Philomena Lee khi tìm kiếm đứa con trai mà cô buộc phải từ bỏ khi còn là một thiếu niên chưa trưởng thành.

Ủy ban điều tra Ireland cho biết, ít nhất một người mẹ đã bị cung cấp thông tin sai lệch về nơi chôn cất con mình, đồng thời cho biết thêm rằng, nhiều bà mẹ chưa kết hôn không bao giờ đề cập về vấn đề này với các thành viên khác trong gia đình.

Ủy ban cho hay: “Mặc dù thực tế là có hàng ngàn trẻ sơ sinh đã chết, nhưng ủy ban chỉ biết một số bà mẹ, những người không ở tại nhà hộ sinh khi con họ qua đời rồi sau đó đã tìm kiếm thông tin về địa điểm chôn cất con mình”.

“Có ít nhất một người trở lên bị cung cấp thông tin sai lệch [về địa điểm chôn cất]. Điều này không thể chấp nhận được”. 

Từ Thức

Theo dailymail.co.uk

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL