Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ tư: Chính phủ và người dân cần có tín ngưỡng, tôn giáo
Người hiện đại có lẽ không thể nghĩ ra, nguyên tắc thứ tư khi thành lập Hoa Kỳ chính là nhấn mạnh tầm quan trọng của tôn giáo, và vai trò của tôn giáo đối với đất nước và người dân.
Tín ngưỡng tôn giáo là một nguyên tắc xây dựng quốc gia, không phải là “chính phủ tách rời tôn giáo” như phiên bản thời hiện đại.
Vào thời điểm đó, những người cha sáng lập đã thông qua một bộ luật gọi là “Sắc lệnh Tây Bắc” (Northwest Ordinance). “Sắc lệnh Tây Bắc” là gì? Nội dung của nó về cơ bản được đúc kết bằng một câu đó là: Tôn giáo, đạo đức và tri thức là điều kiện cần thiết để thiết lập một chính phủ tốt và hạnh phúc của nhân loại.
Chính xác thì nó có ý nghĩa gì? Họ tin rằng, tôn giáo trả lời câu hỏi về nguồn gốc của con người, mối quan hệ giữa con người với vũ trụ và mối quan hệ giữa con người với những người khác.Trong khi đạo đức trả lời câu hỏi về đúng đắn- sai trái giữa người với người, tri thức là sự hiểu biết về sự vật và tổng kết kinh nghiệm của con người. Vì vậy tôn giáo, đạo đức và tri thức là điều kiện quan trọng để thành lập chính phủ.
Tôn giáo đa dạng, toàn diện và cùng tồn tại trên tiền đề của đặc điểm chung
Nói đến tôn giáo, trên thế giới ngày nay có quá nhiều tôn giáo gây nên tình trạng lộn xộn, bát nháo. Ví như ở Trung Đông, người Sunni và người Shia đã bất hòa hàng trăm năm, dường như những người theo tôn giáo thường xảy ra chiến tranh tôn giáo.
Nhưng ở Mỹ chưa bao giờ xảy ra chiến tranh tôn giáo, mọi người thuộc mọi giáo phái đều có thể chung sống hòa thuận, kể cả người Shia và người Sunni, nước Mỹ có rất rất nhiều tôn giáo, nhưng chưa bao giờ xảy ra chiến tranh tôn giáo.
Điều này liên quan trực tiếp đến quan điểm về tôn giáo của các vị cha già lập quốc. Họ tin rằng, các tôn giáo khác nhau không phải là để chia rẽ người dân, và tất cả các tôn giáo đều có thể cùng tồn tại. Tại sao vậy? Bởi vì những vị cha già lập quốc đã thiết lập định nghĩa của họ về tôn giáo.
Trong mắt họ, tôn giáo là gì? Họ cho rằng, không phải tất cả các tín ngưỡng đều được coi là tôn giáo, nếu là một tôn giáo chân chính thì các nguyên tắc bạn tuân thủ không thể mâu thuẫn với các nguyên tắc của các tôn giáo khác. Điều đó nghĩa là gì? Nói cách khác, có những nguyên tắc và đặc điểm chung đằng sau các tôn giáo chân chính, và chúng tương tự nhau.
Vậy đặc điểm chung của tôn giáo là gì? Tất cả chúng ta đều biết rằng các vị cha già lập quốc Hoa Kỳ đều là những người theo đạo Cơ đốc, nhưng họ không nói rằng đạo Cơ đốc mới là tôn giáo chân chính và duy nhất, mà họ nói rằng nếu một tín ngưỡng hội đủ 5 đặc điểm thì đó là một tôn giáo đích thực.
Đặc điểm đầu tiên là niềm tin về sự tồn tại của Đấng Sáng Tạo. Đạo Phật tin rằng Đấng Sáng Tạo tồn tại, đạo Cơ đốc cũng tin như vậy, và tất cả các tôn giáo chính thống đều tin rằng Đấng Sáng Tạo tồn tại, vì vậy đặc điểm đầu tiên là tin tưởng rằng Đấng Sáng Tạo tồn tại.
Thứ hai là tin rằng, Đấng Sáng Tạo đưa ra các quy chuẩn về hành vi đạo đức của con người.
Thứ ba là tin rằng Đấng Sáng Tạo yêu cầu đối xử với người khác như chính với bản thân mình.
Thứ tư, con người không chỉ sống một đời mà còn có kiếp sau.
Thứ năm, hành vi ở kiếp này của con người sẽ bị phán xét sau khi chết.
Nếu một tín ngưỡng đáp ứng được năm quy tắc này thì họ nhận định đó chính là tôn giáo, và được công nhận ở Hoa Kỳ. Vì vậy có thể thấy rằng những tiêu chuẩn này rất rộng, và tôn giáo trong con mắt của các bậc cha già lập quốc mang tính phổ quát.
Về tôn giáo, lúc đó George Washington đã nói: Không có tôn giáo thì không có đạo đức. Bởi vì không có tôn giáo, bạn không có niềm tin vào Thần linh, nếu không có niềm tin vào Thần linh, thì đạo đức của bạn không có gốc rễ. Bạn không có đạo đức và tôn giáo, thì bạn cũng không có lòng yêu nước chân chính.
Gần như cùng thời điểm khi thành lập nước Mỹ, ở Pháp đã diễn ra một cuộc cách mạng lớn, xác người chất thành núi, máu chảy thành sông, lấy danh nghĩa quốc gia để giết người, lấy danh nghĩa yêu nước để giết người.
Theo quan điểm của George Washington, ở Pháp không có tôn giáo, cũng không có đạo đức, vì vậy lòng yêu nước được sinh ra về cơ bản là một cuộc tàn sát trá hình. Nhưng không có cái gọi là cuộc Cách mạng Pháp ở Hoa Kỳ, bởi vì Hoa Kỳ có tôn giáo và đạo đức, những điều như vậy sẽ không xảy ra. Chủ nghĩa yêu nước được thiết lập trên cơ sở này là chủ nghĩa yêu nước nhân hậu và chân chính. Đây là sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Pháp.
Một đất nước trù phú, nơi tôn giáo và tự do hòa làm một
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một câu chuyện, có một luật gia ở Pháp tên là Tocqueville. Vào thời điểm đó, hàng chục năm sau khi thành lập nước Mỹ, nền kinh tế phát triển thịnh vượng, và các nước châu Âu không thể sánh được với sự giàu có mà Hoa Kỳ đang tạo ra. Tocqueville rất tò mò, ông đã đến Hoa Kỳ vào năm 1831. Ông muốn xem những gì đã và đang xảy ra ở Hoa Kỳ.
Sau khi đến Hoa Kỳ trải nghiệm, Tocqueville đã rất ngạc nhiên thốt lên: “Làm thế nào mà lại có một đất nước như vậy, tuy có nguồn gốc từ Châu Âu nhưng lại hoàn toàn khác với Châu Âu của chúng ta”.
Ý của ông ta là gì? Mặc dù ở Châu Âu cũng coi trọng tôn giáo và tự do, lúc đó Châu Âu lại tôn sùng tự do hơn, nhưng tự do và tôn giáo lại trái ngược nhau. Càng nhiều người tự do thì sẽ càng thách thức đến quyền lực tôn giáo, nếu bạn tôn trọng quyền lực tôn giáo, bạn sẽ không được tự do.
Giáo hội và chính phủ gần như được “tích hợp” với nhau. Giáo hội đại diện cho quyền lực, và việc theo đuổi tự do chính là thách thức giáo hội. Tocqueville đến Hoa Kỳ thì phát hiện, tôn giáo và tự do ở đất nước Hoa Kỳ này có thể hòa nhập làm một!
Làm thế nào hai thứ này có thể hòa làm một? Vào thời điểm đó ở Hoa Kỳ, hầu như ai cũng tin theo đạo, ai cũng có đức tin, và họ tuân theo sự hướng dẫn của Thượng đế. Tuy nhiên, tất cả các tôn giáo này ở Hoa Kỳ không can thiệp vào bất kỳ hoạt động nào của chính phủ trong thời bình.
Kể cả các mục sư người Mỹ – những người không phải là quan chức và không có quyền lực. Nếu đã là một mục sư, thì từ đầu đến cuối ông ta chỉ làm công việc của một mục sư. Nhưng các mục sư người Mỹ có ảnh hưởng lớn đến lòng người, đâu đâu cũng vậy. Vị mục sư này không phải là quan chức và không có công quyền, nhưng ảnh hưởng của ông trong lòng dân chúng đã gián tiếp ổn định chính trị và công chúng nước Mỹ.
Vì vậy, Tocqueville vào thời điểm đó cảm thấy rằng ở Hoa Kỳ, tự do cho phép người Mỹ có không gian làm mọi việc theo ý muốn, trong khi tôn giáo khiến họ không thể làm điều xấu. Do đó, Hoa Kỳ vừa có tự do, vừa có trật tự.
Tocqueville cảm thấy đây là một sự kết hợp rất đặc biệt, rất độc đáo, chưa từng thấy ở Châu Âu, đó là Hoa Kỳ kết hợp tín ngưỡng và đời sống chính trị, về cơ bản hoàn toàn không có sự tách biệt, tín ngưỡng là ổn định chính trị và thiện hóa lòng người.
Tocqueville đã rất xúc động và viết một đoạn như sau: “Tôi muốn tìm thấy sự vĩ đại và tài năng của mảnh đất Hoa Kỳ. Tôi đã tìm kiếm trên bến cảng rộng rãi và những con sông lớn, nhưng tôi không tìm thấy, tôi lùng sục khắp các mảnh đất màu mỡ và thảo nguyên bạt ngàn, nhưng tôi không tìm thấy, tôi mò mẫm trong những hầm mỏ giàu có và những giao dịch khổng lồ, nhưng tôi không tìm thấy. Tuy nhiên, khi tôi đi vào giáo đường của người Mỹ, nghe mục sư khơi dậy công lý trên bục giảng, tôi mới nhận ra bí mật về sự vĩ đại của nước Mỹ”.
“Hoa Kỳ vĩ đại bởi vì nó là một quốc gia tốt. Khi Hoa Kỳ không còn là một quốc gia tốt, Hoa Kỳ sẽ không còn vĩ đại nữa”, đây là một đoạn văn của luật gia người Pháp Tocqueville vào thời điểm đó.
Các tôn giáo đều bình đẳng và chính phủ bảo đảm điều đó
Nói đến vấn đề tôn giáo này, còn có một điều nữa là, nước Mỹ tôn trọng tôn giáo, nhưng không phải chỉ “độc tôn” một mình Cơ đốc giáo. Những vị cha già lập quốc của Hoa Kỳ đều là những người theo đạo Cơ đốc, điều họ tôn sùng đó là, chúng ta không thể chỉ coi trọng Cơ đốc giáo. Họ có tâm hồn rộng rãi và tôn trọng mọi tôn giáo.
Tất cả các tôn giáo là gì? Chính là năm điều mà chúng ta đã đề cập trước đó:
- Tin vào sự tồn tại của Đấng Sáng Tạo.
- Đấng Sáng Tạo quy định đạo đức của con người.
- Con người đối đãi với người khác phải như đối đãi với chính mình.
- Sau khi chết còn có kiếp khác.
- Những hành động của kiếp này sẽ bị phán xét.
Đây là những đặc điểm chung của tất cả các tôn giáo truyền thống trên thế giới. Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, tôn giáo của người Mỹ là tôn giáo của loài người, đây là khái niệm tôn giáo của người Mỹ.
Một điều đặc biệt khác cũng rất quan trọng. Vì lúc đó các bang bắt đầu xây dựng các chính sách tôn giáo khác nhau của mình, có bang thì tôn giáo này, có bang thì tôn giáo kia. Tất nhiên, các vị cha già lập quốc một mặt sẽ nói với các bang rằng không thể như vậy, tất cả các tôn giáo đều bình đẳng.
Mặt khác, họ lo lắng rằng chính phủ liên bang cũng sẽ ban hành luật thiên vị riêng rẽ một tôn giáo nào đó trong tương lai, vì vậy họ đã quyết định rằng trong Tu chính án thứ nhất trong Hiến pháp Hoa Kỳ, nêu rõ rằng chính phủ phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí.
Hiểu sai về sự phân tách giữa giáo hội và chính phủ trong xã hội ngày nay
Một trong những nội hàm của tự do tôn giáo, là chính phủ liên bang không thể can thiệp vào các vấn đề tôn giáo, và không thể đưa ra bất kỳ luật nào về tôn giáo.
Điều đó nghĩa là gì? Nói cách khác, chính phủ liên bang không thể can thiệp vào các vấn đề tôn giáo, việc quản lý tôn giáo là việc riêng của bang đó.
Một số vấn đề bây giờ là gì? Chẳng phải bây giờ ở Hoa Kỳ có người thường nói: Trường công không thể trưng bày các ký hiệu tôn giáo, không thể có Kinh thánh, không thể cầu nguyện, không thể thế này không thể thế kia.
Sau đó, Tòa án tối cao ra phán quyết, nói rằng vì hiến pháp, chúng ta cần phải tách biệt chính phủ và giáo hội, chúng ta không thể quản lý các vấn đề tôn giáo.
Vì vậy, bất kỳ chính phủ liên bang nào không được đụng chạm đến tôn giáo, không được cho giáo hội mượn địa điểm, vì đòi hỏi chính phủ và giáo hội phải tách rời. Tòa án tối cao không chỉ tự mình quyết định một việc như vậy, mà còn “đẩy” bộ ý tưởng đó đến nhiều bang khác nhau, khiến các tổ chức công ở mỗi bang, kể cả các trường công lập, không được có mối liên hệ gì với tôn giáo.
Điều này thực sự đi theo chiều hướng sai lệch. Bởi các vị cha già lập quốc Hoa Kỳ tin rằng, tôn giáo rất quan trọng đối với một quốc gia. Họ khuyến khích các đoàn thể tôn giáo phát triển và thực hiện công việc của họ, kể cả việc mượn địa điểm từ chính phủ, các vị cha già đều rất khuyến khích, hoàn toàn không có vấn đề gì cả.
Các tòa án ở Hoa Kỳ thời kỳ đầu thường cho một giáo hội mượn để tụ họp, có nghĩa là bạn không thể chỉ cho Cơ đốc giáo mà không cho giáo hội khác mượn, mà bất cứ ai cũng có thể cho mượn.
Tòa án tối cao hiện tại đã hoàn toàn “đọc sai” điểm này trong hiến pháp, không những tự mình đọc sai mà còn ép buộc các bang, yêu cầu các bang phải xa rời tôn giáo, điều này dẫn đến Hoa Kỳ vốn là một quốc gia được xây dựng trên cơ sở Cơ Đốc giáo, vậy mà bây giờ ở các trường công lập không thể cầu khấn đạo Cơ đốc, không thể đặt Kinh thánh, không thể thế này không thể thế kia. Đây thực sự là một cách hiểu sai, hoàn toàn không phải như vậy.
Sự tách biệt giữa chính phủ và giáo hội, được các vị cha già lập quốc nhắc đến vào thời điểm đó là chính phủ liên bang, ngăn cản chính phủ liên bang phát triển bất kỳ một hệ thống pháp luật tôn giáo nào trên toàn quốc.
Sau đó, tất cả các quyền này được dành riêng cho chính quyền tiểu bang, chính quyền tiểu bang nên khuyến khích tất cả các tôn giáo, chỉ là bạn không được “nhất bên trọng, nhất bên khinh”.
Nhưng bây giờ tất cả chính quyền tiểu bang đến chính phủ liên bang, đều có sự tách biệt giữa tôn giáo vào chính phủ, miễn là các nguồn lực của chính phủ không được phép ràng buộc với tôn giáo, nếu không sẽ vi phạm sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước. Điều này thực sự đã giải thích sai ý nghĩa ban đầu của tôn giáo trong hiến pháp được thiết lập bởi những vị cha già lập quốc.
Có thể thấy, Tòa án tối cao đã đi lệch Hiến pháp quá xa. Gần đây, các thẩm phán mới đã được thay thế vào Tòa án Tối cao, có thể thấy rằng các thẩm phán được Tổng thống Trump lựa chọn đều nắm rõ các nguyên tắc hiến pháp chân chính, liệu họ có thể đảo ngược những cách hiểu sai lầm này trong tương lai hay không? Chúng ta có thể chờ xem.
Xem đầy đủ về các nguyên tắc lập quốc tại đây: https://m.tinhhoa.net/nhin-lai-qua-khu-tri-tue-cua-cac-to-phu-thanh-lap-hoa-ky.html |
Việt Anh
Theo soundofhope.org