Kỷ niệm 70 năm “kháng Mỹ viện Triều”: Tập Cận Bình mượn lời Mao Trạch Đông đe dọa Hoa Kỳ

26/10/20, 07:41 Trung Quốc

Vào ngày 23/10 theo giờ Bắc Kinh, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức cái gọi là Đại hội kỷ niệm 70 năm quân tình nguyện “kháng Mỹ viện Triều” (chống Mỹ, viện trợ Triều Tiên). Ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng “thắng lợi của Cuộc chiến kháng Mỹ viện Triều”, “hãy để cho thế giới biết rằng nhân dân Trung Quốc đã tổ chức rồi, là không thể khiêu khích, nếu họ bị kích động thì không dễ đối phó đâu”. Có cư dân mạng phát hiện ra rằng những lời này của ông Tập là bắt chước từ câu nói của Mao Trạch Đông.

Kỷ niệm 70 “kháng Mỹ viện Triều”: Tập Cận Bình mượn lời Mao Trạch Đông đe dọa Hoa Kỳ
Ông Tập Cận Bình đã dùng những lời cứng rắn để đe dọa Hoa Kỳ, nhưng có người tiết lộ rằng nó được lấy từ lời của Mao Trạch Đông. (Ảnh qua SOH)

Tổng hợp báo cáo từ truyền thông cho thấy, tại lễ kỷ niệm “Cuộc chiến kháng Mỹ viện Triều”, Tập Cận Bình đã đe dọa Hoa Kỳ bằng những cụm từ cứng rắn như “một con đường chết”, “một cuộc tấn công trực diện”. Ông Tập thậm chí còn tuyên bố rằng “bây giờ người dân Trung Quốc đã có tổ chức rồi, là không thể khiêu khích, nếu họ bị kích động thì không dễ đối phó đâu.”

Cư dân mạng phát hiện ra câu nói này nằm trong quyển thứ 5 – “Tuyển tập của Mao Trạch Đông”, nguyên văn là lấy từ bài phát biểu của Mao Trạch Đông trong lần tổng kết Chiến tranh Triều Tiên năm 1953.

Còn có cư dân mạng cẩn thận phát hiện ra rằng, trong 10 giây ngắn ngủi này, Tập Cận Bình đã đọc một câu, có bốn đoạn ngắn, nhưng ông đã nhìn bản thảo 3 lần, và thời gian nhìn bản thảo là hết 3 giây.

Đoạn video trực tiếp do Đài Á Châu Tự Do (RFA) phát ra cho thấy ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu dài khoảng 40 phút tại lễ kỷ niệm “Cuộc kháng chiến chống Mỹ viện Triều”, mỗi khi nói về việc chống giặc ngoại xâm, giọng nói của ông có phần kích động sục sôi. Sau đại hội, khi ông Tập bước ra khỏi hội trường, rõ ràng là so với tư thế khi bước vào có sự khác biệt rõ rệt, loạng choạng, lắc lư sang hai bên, đầu hơi nghiêng về phía trước.

Về bài phát biểu của ông Tập, RFA cho rằng đây là lệnh vận động chính trị mạnh nhất do ĐCSTQ ban hành trong 4 thập kỷ qua.

Vào tháng 6/1950, Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. ĐCSTQ luôn miêu tả Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến trong đó Quân tình nguyện của Nhân dân Trung Quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên đã hợp lực để đánh bại quân đội xâm lược của đế quốc Hoa Kỳ và cuối cùng đã chiến thắng.

Nhưng lịch sử thực sự là, Chiến tranh Triều Tiên hoàn toàn không phải do chủ nghĩa đế quốc Mỹ khởi xướng mà được ông nội của Kim Jong-un là Kim Nhật Thành lên kế hoạch cẩn thận. Chiến tranh Triều Tiên không phải là “cuộc chiến chống xâm lược” của nhân dân Trung Quốc và Triều Tiên, mà là cuộc chiến tranh xâm lược do Kim Nhật Thành phát động, trong đó có sự tham gia đầy đủ của Bắc Kinh dưới sự chỉ huy của Stalin.

Năm đó, lực lượng Liên hợp quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ, đã gửi quân đến hỗ trợ chế độ Lý Thừa Vãn của Hàn Quốc và đẩy lùi quân xâm lược Bắc Triều Tiên. Vào tháng 10 cùng năm, Trung Quốc đã gửi quân và phái hơn một triệu người tình nguyện tham chiến để ủng hộ chế độ Kim Nhật Thành của Triều Tiên. Theo thống kê từ chính phủ ĐCSTQ, cuối cùng, gần 200.000 binh lính tình nguyện đã thiệt mạng trong trận chiến, và hàng chục nghìn người đã bị bắt làm tù binh, đây là một cái giá rất đắt phải trả.

Trong bài phát biểu của mình, Tập Cận Bình chẳng những không ngẫm nghĩ lại về cuộc chiến này mà còn ca ngợi những người lính tình nguyện đã giành được một “chiến thắng vĩ đại.” Về vấn đề này, nhà bình luận chính trị Trung Quốc Ngô Cường đã nói với RFA rằng: “Không ngừng đánh thức chủ nghĩa chống Mỹ của mọi người như huýt sáo, cường hóa Chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, chủ nghĩa bài xích ngoại quốc, một kiểu mang tính đối đầu. Việc này có thể sẽ khiến Trung Quốc bành trướng chiến tranh ra nước ngoài trong tương lai. Đây là một điểm vô cùng nguy hiểm trong bài phát biểu này.”

Minh Huy

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?