Chính quyền Tân Cương ép dân uống thuốc điều trị COVID-19 chưa được kiểm chứng

27/08/20, 16:03 Trung Quốc

Cư dân của thành phố Urumqi, thủ phủ của tỉnh Tân Cương cho biết, họ đang bị chính quyền ép phải uống loại thuốc không rõ nguồn gốc, được cho là để ngăn ngừa nhiễm virus COVID-19.

Người dân đeo khẩu trang khi xếp hàng chờ làm xét nghiệm COVID -19 tại một trạm thử nghiệm tạm thời ở Bắc Kinh vào ngày 6/7/2020. (Ảnh qua Getty Images)

Thành phố Urumqi, với dân số khoảng 3,5 triệu người, đã bị phong tỏa hơn một tháng nay, sau khi có báo cáo về một đợt bùng phát dịch bệnh vào giữa tháng 7. Việc xét nghiệm COVID-19 trên toàn thành phố đang được tiến hành và các cộng đồng địa phương bị quản lý chặt chẽ – nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Công dân nơi đây cũng bị cấm rời khỏi Urumqi trừ những trường hợp đặc biệt.

Không rõ quy mô thực sự của đợt bùng phát mới nhất ở Tân Cương lớn đến mức nào vì chính quyền cung cấp rất ít thông tin. Trước đó một số cư dân nói với Epoch Times rằng họ nghi ngờ chính phủ đang che đậy mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch.

Cưỡng bức uống thuốc

Gần đây, chính quyền Urumqi đã tăng thêm một quy định mới. Ông Wang, một cư dân Urumqi, nói với Epoch Times tiếng Trung rằng gần đây, người dân bị buộc thường xuyên dùng thuốc – những người tình nguyện làm việc cho chính quyền địa phương đã phân phát thuốc cho ông, 3 lần mỗi ngày.

Nhân viên y tế lấy mẫu từ người dân ở Urumqi để xét nghiệm Covid-19. (Ảnh qua Apsara Central)

“Các tình nguyện viên xuất hiện, họ đo thân nhiệt của chúng tôi, quan sát chúng tôi uống thuốc và chụp ảnh chúng tôi … những đứa trẻ uống một nửa liều lượng thuốc. Cho dù thuốc có hiệu quả ngăn ngừa virus hay không, chúng tôi không có manh mối nào cả,” Wang nói.

Ông nói thêm rằng chính quyền không giải thích khi nào hoạt động này sẽ dừng lại.

Một cư dân khác ở Urumqi nói với Epoch Times rằng ông cũng được yêu cầu dùng một số dạng thuốc thảo dược, nhưng bao bì không ghi tên thuốc.

Các bác sĩ cho biết loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa cảm cúm rất tốt và thuốc được bào chế theo phương pháp y học cổ truyền Trung Quốc. Nó được cho là tốt cho khả năng miễn dịch. Và sau đó các nhân viên cộng đồng phân phát thuốc,” người này cho biết thêm rằng người dân ở các khu vực khác của Tân Cương cũng đang sử dụng loại thuốc này.

Cư dân này cho biết các quan chức không nói rằng việc uống thuốc là không bắt buộc, nhưng họ đã thu thập tên của những người đã dùng thuốc và những người từ chối.

Một người dân khác cho hay anh biết một số người đã bị ép dùng thuốc.

Video: Cưỡng ép uống thuốc và còng tay, người Tân Cương kêu thét giải tỏa nỗi tuyệt vọng

Những người được phỏng vấn không muốn tiết lộ tên thật. Họ sợ chính quyền Trung Quốc trả thù vì đã nói chuyện với truyền thông.

Tại một cuộc họp báo vào ngày 23/7, người đứng đầu Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Urumqi – Li Chongrui cho biết, một bệnh viện y học Trung Quốc ở tỉnh tự trị Hồi Xương Cát, phía tây bắc Urumqi, đã phân phát hơn 5.000 túi thuốc thảo dược cho các nhân viên y tế tuyến đầu.

Theo phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, CSPC Ouyi Pharmaceutical – một nhà sản xuất thuốc có trụ sở tại tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc, đã vận chuyển hơn 210.000 viên thuốc kháng virus có tên Umifenovir đến Urumqi vào ngày 31/7. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh cúm.

Hiệu quả không rõ ràng

Trong khi chính quyền Trung Quốc đã thúc đẩy việc sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) và Umifenovir để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm virus COVID-19, hiệu quả của cả hai loại thuốc này vẫn còn là nghi vấn.

Vào tháng 3, Edzard Ernst – một nhà nghiên cứu về dược phẩm bổ sung đã nghỉ hưu ở Anh, được trích dẫn trên tạp chí khoa học Nature, cho biết: “Đối với thuốc TCM, chưa có bằng chứng xác thực, và do đó việc sử dụng nó không chỉ là vô căn cứ mà còn nguy hiểm.

Các bệnh viện Trung Quốc sử dụng Umifenovir để điều trị bệnh nhân COVID. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã không chấp thuận việc sử dụng loại thuốc này để điều trị virus. Ít nhất 2 bài báo khoa học đã kết luận rằng việc sử dụng Umifenovir không liên quan đến việc cải thiện tình trạng của bệnh nhân COVID-19.

Khiếu nại

Trên mạng xã hội, các cư dân Urumqi đã đăng video ghi lại cảnh người dân bị ép uống thuốc.

Một video được lan truyền rộng rãi trên mạng ghi lại cảnh 15 người dân tại một cộng đồng địa phương tên là Ruishen đã bị một phụ nữ ra lệnh uống thuốc trong cốc giấy trên tay họ, được cho là có chứa thuốc thảo dược.

“Uống nó nhanh đi,” người phụ nữ trong video ra lệnh, nó được quay vào ngày 20/8. 15 người đang tập trung trong phòng đều phải tuân theo.

Trong ảnh chụp màn hình được lan truyền rộng rãi của một cuộc trò chuyện trực tuyến, một người dân phàn nàn với một nhân viên rằng cô ấy bị dị ứng sau khi uống thuốc và phát ban trên da. Cô nhân viên bảo cô phải tuân theo mệnh lệnh.

Một người địa phương khác đã lên mạng Weibo của Trung Quốc, nói rằng các quan chức địa phương xuất hiện lúc 3 giờ sáng và yêu cầu người ở đó uống thuốc trước ống kính.

Wang cũng đặt câu hỏi tại sao chính quyền địa phương lại đưa ra các quy định như vậy, vì họ không báo cáo bất kỳ trường hợp lây nhiễm mới nào tại địa phương kể từ ngày 16/8. Kể từ lúc phong tỏa, các bữa ăn được phân phát đến tận nhà của ông và rác được một công ty địa phương thu gom vào buổi trưa mỗi ngày một lần, nhằm giảm thiểu tiếp xúc giữa mọi người với nhau.

Ông nói thêm rằng ông và gia đình được phép rời khỏi căn hộ của mình và đi xung quanh khu dân cư bắt đầu từ ngày 25/8, nhưng mỗi hộ chỉ được phép làm vậy một thời gian ngắn.

Vào ngày 24/8, truyền thông nhà nước Trung Quốc – Tân Hoa Xã đưa tin rằng cư dân Urumqi sống trong các cộng đồng không phát hiện trường hợp lây nhiễm được phép có các hoạt động cá nhân trong khu dân cư, nhưng không được tụ tập với nhau.

Bà Liu, người dân Urumqi, cho biết bà tin rằng chính quyền địa phương muốn áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt vì những lý do khác, ngoài việc ngăn chặn sự lây lan của virus. Bà giải thích rằng các biện pháp này được thông qua để đạt được mục tiêu “duy trì ổn định xã hội.”

Nói cách khác, các quan chức địa phương có thể dùng cách này như một biện pháp hữu hiệu hơn để bao vây và bắt giữ những người bất đồng chính kiến ​​trong một thành phố đang bị phong tỏa, Liu tin tưởng.

Cô cho biết thêm rằng gần đây, rất khó để gửi thông tin về Tân Cương. Nếu mọi người làm như vậy, họ sẽ có nguy cơ bị bắt giữ hoặc bị bỏ tù. Mọi người có thể đơn giản là bị làm cho “mất tích” và không ai có thể biết họ đã đi đâu.

Liu cho biết những người bị phát hiện sở hữu phần mềm vượt tường lửa của Trung Quốc sẽ bị phạt tù nếu bị phát hiện.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi