Câu chuyện “tam quốc diễn nghĩa” thế kỷ 21

14/04/14, 06:36 Trung Quốc

Giống như cuộc đối kháng Xô-Mỹ năm xưa, Trung Quốc đang trở thành nước thứ ba quan trọng trong cuộc đối đầu Nga – Mỹ. Việc nước này chọn đứng về phía nào đang được các bên đặc biệt quan tâm.


Thế chân vạc Mỹ - Trung - Nga sẽ trở thành xu thế chính trị quốc tế chính trong thời gian tới.

Thế chân vạc Mỹ – Trung – Nga sẽ trở thành xu thế chính trị quốc tế chính trong thời gian tới. 

Khu trục Mỹ tiến vào Biển Đen
Khu trục Mỹ tiến vào Biển Đen 

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy Nga – Mỹ rơi vào trạng thái đối lập nghiêm trọng nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Cùng với đó là sự nổi lên của Trung Quốc, đối thủ tiềm ẩn của Mỹ nhưng cũng không hoàn toàn là đồng minh của Nga. Một xu thế chính trị mới đang được hình thành thông qua hình ảnh của thế chân vạc Mỹ – Trung – Nga và được tờ Thái Dương của Hồng Kông gọi là chuyện “Tam quốc diễn nghĩa” của thế kỷ 21. 

Trong câu chuyện “tam quốc” đó, Trung Quốc là đối tượng được lôi kéo, tranh giành của cả Mỹ và Nga. 

Đối với Nga, việc “lấy lòng” Trung Quốc có ý nghĩa cả về mặt chiến lược và chiến thuật nhằm nâng cao sức mạnh chống Mỹ trong bối cảnh tương quan so sánh lực lượng Nga – Mỹ không có nhiều thuận lợi cho điện Kremlin. 

Vì vậy, ngay sau khi tiếp nhận Crimea, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lập tức gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trung Quốc vì đã thấu hiểu các quyết định và hành động của Nga khi sáp nhập Crimea. Hàm ý sâu xa của lời cảm ơn này là sự ghi nhận của Nga đối với lá phiếu trắng của Trung Quốc tại phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời cũng là cam kết của Kremlin trong việc sẽ không can dự vào các hành động tương tự sau này của Bắc Kinh. 

Không chỉ dừng lại ở lời cảm ơn, Tổng thống Putin còn chuẩn thuận kế hoạch bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga mang tên S-400. Đây không phải là một thương vụ mua bán vũ khí thông thường xuất phát từ lợi ích kinh tế, mà là đòn giáng trả của Nga nhằm vào các biện pháp trừng phạt gần đây của Mỹ và châu Âu sau cuộc khủng hoảng Ukraine. Mặc dù Nga đã phủ nhận có sự liên quan giữa quyết định bán S-400 cho Trung Quốc với tình hình căng thẳng Ukraine, song với phương Tây, đây vẫn là uẩn khúc khó có cách lý giải khác. Phương Tây cho rằng nếu quan hệ Nga-phương Tây, đặc biệt là quan hệ Nga – Mỹ, không căng thẳng như hiện nay thì chắc chắn Mátxcơva sẽ không đồng ý với thương vụ này. Một ví dụ là trước đây, Bắc Kinh từng nhiều lần ngỏ ý muốn mua S-400 nhưng luôn bị Nga khéo léo từ chối với lý do cần phải ưu tiên trang bị cho quân đội của Nga trước. 

Inbox : Là khách hàng đầu tiên được tiếp cận với S-400, Trung Quốc không chỉ tăng thêm khả năng kiểm soát ADIZ ở Hoa Đông, mà còn đối phó tốt hơn với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Đài Loan và Nhật Bản. 

Ngoài tăng cường hợp tác quân sự, Mátxcơva cũng đẩy mạnh ve vãn Bắc Kinh trong lĩnh vực kinh tế với tuyên bố sẵn sàng bán dầu mỏ và khí đốt với giá rẻ. Đây là đề xuất có lợi cho cả hai bên, vì nó giúp Nga tìm được thị trường xuất khẩu năng lượng lớn thay thế cho châu Âu vừa khép lại, đồng thời giúp Trung Quốc đáp ứng cơn khát năng lượng giá rẻ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. 

Với việc đưa ra những ưu đãi cấp tập nói trên, Nga đang đẩy mạnh chính sách lôi kéo Trung Quốc ngả về phía mình trong cuộc so găng với Mỹ. Nga có nhiều lý do để hy vọng vào chính sách này, đặc biệt nếu xét đến bản chất thực sự của quan hệ Trung – Mỹ vốn luôn nghi ngờ, thậm chí kình địch lẫn nhau. 

Tuy nhiên, Mỹ không thể ngồi yên mặc cho Nga tìm cách li gián và lôi kéo Trung Quốc. 

Vì vậy, khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại La Hay tháng trước, dù rất bận rộn với các cuộc đàm phán về tình hình Ukraine với các đối tác châu Âu, nhưng Tổng thống&nbsp
;Barack Obama vẫn cố gắng thu xếp cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 

Cùng thời điểm đó ở Bắc Kinh, đệ nhất phu nhân Mỹ Michael Obama và hai cô con gái cũng có những giờ phút giao lưu vui vẻ với bà Bành Lệ Viện, phu nhân ông Tập Cận Bình. Lâu lắm rồi quan hệ thượng đỉnh Mỹ – Trung mới lại nồng ấm đến vậy. 

Không chỉ đẩy mạnh quan hệ cấp nguyên thủ, Mỹ còn cử Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel tới thăm một loạt nước châu Á, trong đó có Trung Quốc để tăng cường “quan hệ quân sự kiểu mới” với Bắc Kinh. Ông Hagel là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thứ 3 sang thăm Trung Quốc nhưng đây là chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức tháng 2/2013. Chuyến thăm tuy bộc lộ nhiều quan điểm trái chiều trong các vấn đề an ninh khu vực, nhưng một thông điệp chung toát lên là Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác trong các vấn đề toàn cầu, bao gồm cả cuộc khủng hoảng Ukraine. 

Theo tính toán của phía Mỹ, khi quan hệ Mỹ – Trung nồng ấm trở lại sau một thời gian dài lạnh giá từ năm 2010, Trung Quốc sẽ buộc phải tính toán cẩn thận các bước đi của mình, nhất là khi những lợi ích chiến lược mà Trung Quốc thu được từ quan hệ Mỹ – Trung chắc chắn sẽ vượt xa các giá trị mà quan hệ Nga – Trung có thể mang lại. Khi đó, Trung Quốc sẽ không dại gì đánh đổi, đồng nghĩa với việc Mỹ đã phần nào li gián được quan hệ Nga – Trung. Đây là điều quan trọng nhất với Mỹ hiện nay để đảm bảo rằng các đòn trừng phạt kinh tế với Nga sẽ phát huy tác dụng do việc phát động tấn công quân sự vào thời điểm này là hoàn toàn không khả thi. 

Qua những động thái lôi kéo Trung Quốc của Mỹ và Nga, nhiều người gợi đang lại ký ức về cuộc đối đầu Mỹ – Xô trong thời chiến tranh Lạnh. Cũng giống như thời kỳ đó, sự thành bại trong cuộc quyết đấu Nga – Mỹ hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào các bước đi của Trung Quốc. 

Tuy nhiên, chính điều này cũng đang gây áp lực rất lớn cho Bắc Kinh. Trung Quốc thừa hiểu phát triển quan hệ với Nga có thể giúp họ thách thức vị thế bá chủ toàn cầu của Mỹ và làm phân tán nguồn lực của “chú Sam” trong việc thực thi chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương (mà theo giới phân tích thực chất là nhằm kiềm chế Trung Quốc). Thế nhưng bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng không thể vì Mátxcơva mà hy sinh “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Washington, mối quan hệ được cho sẽ trở thành trục hợp tác chính trong thế kỷ 21 và góp phần định hình bàn cờ chính trị thế giới trong nhiều thập kỷ tiếp theo. 

Cũng chính vì thế, chừng nào cuộc khủng hoảng Ukraine chưa được giải quyết, thế chân vạc Mỹ – Trung – Nga sẽ còn nổi lên và câu chuyện “tam quốc diễn nghĩa” của thế kỷ 21 sẽ còn tiềm ẩn nhiều diễn tiến khó lường cho tất cả các bên. 

Theo Dantri 

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi