Bác sĩ Anh cảnh báo máy thở Trung Quốc có thể gây chết người

01/05/20, 09:44 Thế giới

Đài NBC News hôm 30/4 dẫn một lá thư do các bác sĩ Anh viết để cảnh báo ít nhất 250 máy thở mà nước này mua từ Trung Quốc có nguy cơ gây ra tác hại đáng kể cho bệnh nhân, bao gồm tử vong nếu chúng được sử dụng trong bệnh viện.

Lô máy thở từ Trung Quốc được vận chuyển tới Anh hôm 4/4. (Ảnh qua PA)

Chúng tôi tin rằng nếu được sử dụng, những máy thở này có thể gây tổn hại đáng kể cho bệnh nhân, bao gồm tử vong. Nguồn cấp oxy của máy gặp vấn đề, không thể vệ sinh đúng cách, thiết kế lạ, hướng dẫn sử dụng khó hiểu và được chế tạo để sử dụng trong xe cứu thương chứ không phải bệnh viện”, theo bức thư đề ngày 13/4 của một bác sĩ gây mê cấp cao và chăm sóc tích cực, đại diện cho nhóm bác sĩ và quản lý cấp cao làm việc tại thành phố Birmingham. Phóng viên của NBC News tiếp cận được nội dung lá thư gần đây và công bố hôm 30/4.

Các bác sĩ Anh mong muốn những chiếc máy này bị thu hồi và thay thế chúng bằng các thiết bị có khả năng cung cấp thông khí tốt hơn cho bệnh nhân trong việc điều trị hồi sức cấp cứu. Các bác sĩ nói thêm rằng khả năng cấp oxy của những chiếc máy thở này “không ổn định và không đáng tin cậy”.

Hồi đầu tháng 4, chính quyền London thông báo mua 300 máy thở từ Trung Quốc. Quan chức cấp cao trong chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson, Michael Gove hôm 4/4 đã tuyên bố : “Tôi muốn cảm ơn chính phủ Trung Quốc vì sự hỗ trợ của họ”.

Tuy nhiên 9 ngày sau, các bác sĩ và quản lý y tế cấp cao Anh đưa ra cảnh báo: 250 máy thở mà họ nhận được, thuộc mẫu Shangrila 510 do Công ty Beijing Aeonmed, một trong những nhà sản xuất máy thở lớn của Trung Quốc chế tạo, gặp vấn đề.

Nhân viên cấp cứu đưa một bệnh nhân vào Bệnh viện Hoàng gia London ngày 21/4/2020. (Ảnh qua AFP)

Theo đài NBC News, bác sĩ viết lá thư làm việc cho bộ phận trực thuộc Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS). Lá thư được gửi trực tiếp cho một quan chức cấp cao NHS. Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh, chịu trách nhiệm giám sát NHS và mua máy thở từ nước ngoài, xác nhận họ biết về mối lo ngại nói trên và đã báo cho nhà sản xuất máy thở Trung Quốc.

Được biết, chính phủ Anh trước đó cũng đã bỏ ra 20 triệu USD để mua bộ xét nghiệm kháng thể virus Vũ Hán từ 2 công ty Trung Quốc nhưng không dùng được vì “bị lỗi”. Giống như Anh, nhiều nước khác cũng đang gặp phải khi đặt mua thiết bị y tế do các công ty Trung Quốc sản xuất. Vào cuối tháng 3, Hà Lan buộc phải thu hồi 600.000 khẩu trang từ Trung Quốc sau khi Bộ Y tế nước này phát hiện chúng không đạt tiêu chuẩn.

Mới đây nhất, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) hôm 27/4 cho biết, họ đang lên kế hoạch trả lại các bộ dụng cụ xét nghiệm kháng thể đặt mua từ Trung Quốc vì “độ chính xác kém”. Ấn Độ hồi đầu tháng 4 đặt hàng hơn 500.000 bộ dụng cụ xét nghiệm kháng thể của Trung Quốc, để tăng cường sàng lọc các ca mắc COVID-19. Tuy nhiên, các bang ở Ấn Độ sau khi sử dụng các bộ kit này cho ra kết quả mâu thuẫn. 

Chính phủ Canada tuần trước cho biết, khoảng 1 triệu khẩu trang được mua từ Trung Quốc không đáp ứng các tiêu chuẩn để sử dụng nhân viên y tế chống dịch. Tháng trước, giới chức y tế Hà Lan thu hồi hơn 500.000 khẩu trang Trung Quốc, sau khi nhận được khiếu nại rằng chúng không bao kín phần mặt cần che chắn hoặc có bộ phận lọc bị lỗi.

Trường Y thuộc Đại học Washington của Mỹ mới đây tuyên bố ngừng sử dụng bộ xét nghiệm có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau khi phát hiện một số dụng cụ bị nhiễm bẩn. Ngoài ra, Tây Ban Nha đã thu hồi và trả lại khoảng 50.000 bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc vì chúng “cho độ chính xác dưới 30%”.

Tân Hoa Xã vào đầu tháng 4, dẫn lời ông Xu Kemin, một quan chức của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) cho biết Trung Quốc có 21 nhà sản xuất máy thở và chỉ 8 trong số này đã đạt được chứng chỉ dấu CE theo yêu cầu bắt buộc của Liên minh châu Âu.

Tại Trung Quốc, các nhà quản lý thị trường nước này cho biết, tính tới 24/4 đã thu giữ hơn 89 triệu khẩu trang cùng 418.000 quần áo bảo hộ không đạt chuẩn và một số sản phẩm khử trùng kém chất lượng. Tổng trị giá vào khoảng 1,1 triệu USD. Hiện chưa rõ có bao nhiêu lô hàng trong số này được sản xuất dành cho xuất khẩu.

Đại dịch Covid-19 khởi phát lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 12/2019 và đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins ngày 1/5, toàn thế giới có 3.249.667 ca nhiễm và 232.936 ca tử vong do virus Vũ Hán, tăng lần lượt 61.748 và 5.759 ca so với hôm qua.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?