Giữa đại dịch, hơn 1.000 người thắp nến thỉnh nguyện online phản đối ĐCSTQ bức hại nhân quyền

25/04/20, 21:16 Thế giới

Theo The Epoch Times, mỗi năm cứ đến ngày 25/4, hàng ngàn người tu luyện Pháp Luân Công trong trang phục áo vàng lại cùng hội tụ để tưởng nhớ cuộc thỉnh nguyện ôn hòa hơn 10.000 người tại Bắc Kinh năm 1999, nhằm kêu gọi chính quyền Trung Quốc trả lại quyền tự do cho môn tập. 

Khi những tia nắng cuối ngày dần khuất bóng sau đường chân trời, họ sẽ tập trung lại thành hàng, vừa cầm ngọn nến trên tay vừa thiền định trong tiếng nhạc êm dịu.

Một buổi thắp nến tưởng niệm những nạn nhân bị bức hại đến chết và kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công tổ chức tại Washington, Mỹ năm 2013. (Ảnh qua Minh Huệ)

Tuy nhiên năm nay, đại dịch Vũ Hán đã khiến người dân thế giới phải ẩn mình trong nhà, vì vậy các học viên Pháp Luân Công đã quyết định tổ chức một buổi thỉnh nguyện trực tuyến để đánh dấu dịp này.

Theo đó vào ngày 23/4 vừa qua, hơn 1.000 người học Pháp Luân Công trên hàng chục bang của nước Mỹ, và những học viên ở Anh, Đài Loan, Malaysia… đã cùng tham gia thắp nến thỉnh nguyện qua một nền tảng mạng xã hội trực tuyến để kỷ niệm 21 năm cuộc thỉnh nguyện.

Một gia đình tham gia buổi thắp nến trực tuyến vào ngày 23/4/2020 để tưởng niệm cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. (Ảnh: Trung tâm Thoái Đảng)

Đây là năm đầu tiên họ tổ chức sự kiện thỉnh nguyện trực tuyến. Vào lúc 8h tối, các màn hình máy tính lần lượt sáng lên với những ánh nến lung linh. Các học viên Pháp Luân Công hy vọng thông qua hoạt động này có thể giúp vạch trần sự đàn áp tàn bạo vẫn đang diễn ra trong thời gian cách ly xã hội ở Trung Quốc.

Yi Rong, người tổ chức sự kiện và là chủ tịch Trung tâm Thoái đảng có trụ sở tại New York cho biết đây là dịp để tưởng nhớ đức tin không lay chuyển của những người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc. 

“Chúng tôi không muốn ngày này trôi qua một cách mờ nhạt“, cô Yi nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Epoch Times.

Hình ảnh một số người tham gia buổi thắp nến trực tuyến vào ngày 23/4/2020 để kỷ niệm cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. (Ảnh qua Epoch Times)

Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa chấn động Trung Nam Hải 

Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn thuộc trường phái Phật gia. Từ cuối những năm 1990, môn tu luyện đã được truyền khắp Trung Quốc thu hút khoảng 70-100 triệu người theo học.

Vào ngày 25/4/1999, hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã đến Văn phòng Quốc Vụ viện tại Trung Nam Hải (Bắc Kinh) để thỉnh nguyện. Lý do là vì 2 ngày trước đó ở Thiên Tân, cảnh sát đã bắt bớ và đánh đập các học viên Pháp Luân Công, hành vi đó được cho là đã vi phạm chính sách quốc gia là không được can thiệp và đàn áp khí công.

Các học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện rất ôn hòa, trật tự, lý tính và khiêm tốn. Vì yêu cầu đề ra đã được Thủ tướng Chu Dung Cơ tiếp nhận và xử lý, đến gần tối hôm đó, đoàn người dần dần tản đi, không để lại một mảnh giấy nhỏ nào trên mặt đất. Cuộc “thỉnh nguyện 25/4” được gọi là cuộc khiếu nại “quy mô lớn nhất, lý tính và hòa bình nhất, tốt đẹp nhất” trong lịch sử Trung Quốc. Sự kiện này đã gây chấn động đến thế giới.

Tuy nhiên theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, cuối cùng, chính quyền Trung Quốc đã không chấp nhận cuộc kháng cáo của họ. ĐCSTQ vô thần coi lượng lớn người học Pháp Luân Công là mối đe dọa đối với sự cai trị của họ, nên đã phát động một cuộc đàn áp quy mô toàn quốc vào tháng 7/1999 nhằm xóa bỏ môn tu luyện. Tính đến thời điểm hiện tại, hàng ngàn người được xác nhận đã chết vì cuộc bức hại, tuy nhiên con số thực tế được cho là cao hơn nhiều.

Sự lựa chọn sinh tử

Trong số những người tham dự sự kiện thỉnh nguyện trực tuyến ngày 23/4 có Tang, một học viên Pháp Luân Công quê ở Quảng Châu, Trung Quốc, bắt đầu tu luyện từ năm 1996. 

Khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999, Tang đang là sinh viên mới tốt nghiệp vừa nhận được một lời mời làm việc hấp dẫn. 

Vì trải nghiệm nhiều lợi ích sức khỏe và tinh thần từ môn tu luyện, anh đã sốc khi thấy mình trở thành mục tiêu của cuộc đàn áp quy mô toàn quốc mặc dù không gây hại bất kỳ điều gì cho xã hội.

Anh đã bị bắt giam trong một nhà tù. Ngày đầu tiên, cai ngục tra tấn, đánh đập vào vùng thắt lưng của anh. Mỗi cú đánh đều khiến anh thét lên trong đau đớn.

Trong nhiều năm cho đến khi trốn khỏi Trung Quốc vào năm 2015, Tang đã bị bắt 8 lần, trải qua hơn 6 năm sống sau song sắt vì kiên định không từ bỏ đức tin. 

Một trong những trải nghiệm đau đớn của anh là một lần bị 4 hoặc 5 tù nhân đè xuống một tấm gỗ và bơm một thứ chất lỏng qua chiếc ống dày thọc từ mũi xuống dạ dày anh. Họ liên tục kéo ống ra rồi lại đẩy vào khiến máu từ mũi anh chảy ra không ngớt. Một số chất trong thứ chất lỏng đó đã khiến bụng anh đau rát.

Đây là một trong những phương thức tra tấn thể xác nhằm buộc anh phải chịu khuất phục, Tang cho biết.

Hình ảnh tái hiện cảnh một nữ học viên Pháp Luân Công bị bức thực. (Tranh: Falun Art)

Đối mặt với áp lực cực đại trong trại giam, mỗi người tu luyện Pháp Luân Công đều phải đưa ra quyết định khó khăn cho mình. Kiên định với đức tin hay từ bỏ để không bị hành hạ…

Trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất, khi mỗi phút trôi qua dài tựa một năm, Tang cho biết một ý nghĩ đã giúp anh vượt qua tất cả.

“Chân Thiện Nhẫn không sai. Dẫu thử thách có lớn đến đâu, tôi vẫn lấy những nguyên lý này làm chỉ đạo cho cuộc đời mình”, Tang nói.

Năm 2015, anh đã trốn thoát đến New York. Không lâu sau, anh gia nhập Trung tâm phục vụ Thoái đảng, hàng ngày gọi điện cho người Trung Quốc khuyên họ thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để không phải chịu hậu quả chung khi Đảng này phải trả giá cho những tội ác của mình.

Qua phong trào này, trong 16 năm qua đã có hơn 354,8 triệu người Trung Quốc thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ.

Đề cập đến việc ĐCSTQ che giấu tình hình dịch Vũ Hán gần đây, Tang nhận định virus này có thể đáng sợ, nhưng điều đáng sợ hơn là chính quyền Trung Quốc sẵn sàng đẩy hàng triệu người dân vào vòng nguy hiểm để duy trì quyền lực của mình.

Shao Changyong cũng là một trong những học viên Pháp Luân Công có mặt trong buổi thỉnh nguyện lịch sử năm 1999. Khi đó anh đang là một sĩ quan quân đội đầy hoài bão, anh biết mình có thể mất tất cả sự nghiệp và cả các đặc quyền liên quan khi tham gia cuộc kháng cáo hơn 10.000 người trước cơ quan đầu não của Đảng ở Bắc Kinh.

Tuy nhiên giờ đây “khi nhìn lại quá khứ 21 năm trước, đó vẫn là một hành động đáng trân trọng nhất trong cuộc đời tôi”, Shao nói.

Thùy Linh (Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?