Hoa Hướng Dương Nhuốm Máu: Nền Dân Chủ của Đài Loan Nguy Nan

31/03/14, 09:00 Trung Quốc

Phong trào Sinh viên Hoa Hướng Dương đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của truyền thông quốc tế. Ngày 25 tháng Ba, Tạp chí khoa học xã hội Mỹ đã đưa bài về sự kháng nghị của các sinh viên trong cuộc phản đối chống hiệp nghị thương mại mậu dịch “hộp đen” tại Đài Loan – nước được coi có nền dân chủ chính trị ổn định nhất châu Á, đã bị rơi đàn áp bạo lực bởi lực lượng cảnh sát. Các học giả bày tỏ nỗi nghi ngại rằng điều này có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ nền dân chủ của châu Á.

Tạp chí “Tiêu Chuẩn Thái Bình Dương” (Pacific Standard) – trụ sở chính tại Hoa Kỳ, phát hành hai tháng một lần – đã đăng bài viết có tiêu đề “Asia Watches as Taiwan’s Democracy Faters” (tạm dịch: Nền dân chủ của Đài Loan trong tình trạng nguy khốn – toàn bộ châu Á đều đang chú ý), đề cập đến các cuộc biểu tình yêu cầu Tổng thống Mã Anh Cửu dừng hiệp định thương mại gây tranh cãi với Trung Quốc. Ngày 23 tháng Ba, cuộc biểu tình được mở rộng tại Hành Chính Viện (Chính Phủ Đài Loan). Tuy nhiên, cuộc biểu tình dân chủ gặp phải sự đàn áp bạo lực từ phía cảnh sát với vòi rồng, dùi cui. Khoảng 150 người bị thương trong cuộc đụng độ. Hiện tại, trọng tâm của các cuộc tranh luận trong nội bộ Đài Loan đang xoay quanh vấn đề lạm dụng quyền lực chính trị và quan hệ hai bờ Trung-Đài. Tuy nhiên, các chuyên gia chính trị đã tiên liệu trước “đây là một bước ngoặt trong sự sống còn của nền dân chủ trong khu vực phải đối mặt”.

“Quá trình hòa bình dân chủ hóa”

Bài báo viết: “Mặc dù vẫn còn là một nền dân chủ non trẻ, nhưng nền dân chủ tại Đài Loan được coi là mạnh nhất trong khu vực”.  Dafydd Fell – Phó chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu Đài Loan thuộc Đại học Quốc gia London cho biết: “Tại đây có tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do bầu cử hội đồng đầy sức sống và tính cạnh tranh được đề cao. Sau khi hai đảng cầm quyền, Đài Loan được hưởng một quá trình dân chủ hóa một cách hòa bình. Đài Loan trên trường ngoại giao quốc tế, có người nói rằng: “quyền lực mềm” là tài sản quan trọng nhất của nền dân chủ”. [ghi chú từ dịch giả: hiểu từ nguyên nghĩa thì quyền lực mềm ở đây được hiểu là cách nắm quyền lực dựa trên những nhu cầu của người dân chứ không giống như cách nắm quyền lực ở trung quốc]

Kharis Templeman, người chủ trì kế hoạch dân chủ Đài Loan (Đại học Stanford), cho biết: “Trong các quốc gia nói tiếng Trung Quốc, Đài Loan được coi là nơi tiên phong thi hành nền chính trị dân chủ. Điều này có nghĩa rằng tình trạng chính trị của các sự kiện Đài Loan sẽ được theo dõi chặt chẽ tại nhiều nước láng giềng, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc thảo luận đang diễn ra sôi nổi về việc Hồng Kông đã sẵn sàng hay chưa để thực hiện cuộc bầu cử hoàn toàn dân chủ nhân dịp này. Phe Bảo thủ  từ chối dân chủ sẽ chỉ vào Đài Loan và nói: “Dân chủ chẳng khác nào sự hỗn loạn”, “ngay cả sinh viên cũng chiếm Lập Pháp Viện”, “Quá dân chủ là sẽ đi đời nhà ma “, và v..v…”

“Hồng Kông hâm mộ những thành tích của Đài Loan”

Dựa vào sự quan sát của Dafydd Fell , người dân trên thế giới đều bày tỏ sự hỗ trợ cho các cuộc biểu tình sinh viên thông qua các website mạng xã hội, đặc biệt tại Hồng Kông. Người dân Hồng Kông đặc biệt coi trọng những thành tựu dân chủ mà Đài Loan đạt được. Đối với giới quan sát Trung Hoa, cuộc biểu tình này có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, phản ứng và cảm xúc lẫn lộn. Các nơi khác như Thái Lan, Philippines, Singapore, và thậm chí Thổ Nhĩ Kỳ, có thể cũng đều quan tâm đến Đài Loan.

Bài viết thẳng thắn nhận định, cuộc khủng hoảng của nền dân chủ ở Đài Loan bị khống chế bởi “sự kiểm soát về chính trị và kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc như một bóng ma lờ mờ ám ảnh”. Dafydd Fell nói thẳng: “Việc ký kết hiệp định thương mại với Đảng Cộng Sản Trung Quốc hay cùng với Singapore hoặc New Zealand là hai việc hoàn toàn khác nhau. Trung Cộng cũng không che giấu mưu đồ thông qua các dự án kinh tế để hợp nhất lãnh thổ”.

Cuối cùng, bài viết với ngụ ý sâu xa nghiêm túc nhắc nhở, rất nhiều người Đài Loan cảm thấy tự hào về chính phủ dân chủ của mình,  rằng đây chính là sự khác biệt với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, sau khi một bức ảnh học sinh bị đánh đập máu chảy đầy mặt lan truyền qua mạng Internet, thì “giấc mơ màu hồng của nền dân chủ ở Đài Loan đã dần dần biến mất”.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?