Nói Lời Tích Cực

16/03/14, 20:21 Đọc & Suy ngẫm

Năm năm trước, một người hàng xóm giới thiệu với tôi về lối sống tối giản. Đó là một cuộc nói chuyện ngắn ngủi, chỉ vẻn vẹn trong một vài câu.

“Dwell on the beauty of life. Watch the stars, and see yourself running with them.” —Marcus Aurelius *Shutterstock

“”Suy ngẫm về vẻ đẹp của cuộc sống. Ngắm nhìn những vì sao, và thấy mình đang chạy cùng với chúng. “-Marcus Aurelius * Shutterstock

Tôi đã làm việc gần như cả ngày để dọn dẹp nhà để xe và tôi bắt đầu than phiền với cô ấy về thời gian và công sức của việc sở hữu một ngôi nhà. Cô ấy đáp lại đơn giản rằng “Đó là lý do tại sao con gái tôi là một người sống theo cách tối giản. Nó nói rằng tôi không cần phải sở hữu tất cả những thứ này”. Vào lúc đó, điều ấy giống như một ý tưởng đột phá: hãy sống với ít vật chất hơn và chỉ sở hữu những vật dụng cần thiết cho cuộc sống và mục đích mà thôi.

Cảm tưởng đó là lần đầu tiên có người khuyên tôi hãy sở hữu ít vật dụng hơn. Tôi đã thực hiện điều đó ngay lập tức. Sống theo triết lý tối giản và động lực của nó đã trở thành một trong những cảm hứng lớn nhất trong cuộc sống của tôi. Và tôi thầm biết ơn cuộc nói chuyện ngắn ngủi đó với cô hàng xóm của tôi, June.

Hay là tôi?

Tôi thường nhắc đến cuộc hội thoại đó như là lần đầu tiên có người khuyên tôi sống với ít vật chất hơn – lần đầu tiên có một người nói với tôi rằng tôi không cần phải sở hữu mọi thứ. Nhưng tôi không chắc điều đó có đúng không. Thật ra, giờ đây khi nhìn lại cuộc sống trước kia của mình, tôi có thể thấy cũng có rất nhiều người đang cố gắng đưa ra lập luận tương tự.

  • Các nhà môi trường học cảnh báo về tiêu thụ và xả rác quá mức, và những tác động tiêu cực của nó tới môi trường.

  • Các nhà tư vấn tài chính cảnh báo về việc mua sắm nhiều hơn khả năng chi trả và những hậu quả tới điểm số tín dụng của chúng ta.

  • Những lời khuyên trong tôn giáo cảnh báo về chủ nghĩa duy vật và những ảnh hưởng tiêu cực tới tín ngưỡng của tôi.

  • Cha mẹ tôi liên tục đề cập đến việc cần thiết phải mua sắm ít hơn và không nên tiêu xài quá khả năng.

Thực tế, đã có rất nhiều người đều nói với tôi về ý tưởng sống ít vật chất hơn – thậm chí cả từ khi còn trẻ. Nhưng nhìn lại, mỗi người trong số đó đều luôn luôn nhấn mạnh đến những hậu quả tiêu cực của chủ nghĩa duy vật hơn là lợi ích tích cực của chủ nghĩa tối giản. Nói đơn giản hơn, họ đều cảnh báo tôi về tác hại của việc chạy theo vật chất hơn là khuyên nhủ tôi hãy sống tối giản. Và đó là một sự khác biệt lớn (ví dụ, tôi chưa từng vướng mắc vào bất kỳ điều nào trong số những lời cảnh báo của họ).

Thường thì chúng ta cần phải cân nhắc cả mặt tích cực và tiêu cực của một quyết định trong khi tìm kiếm một phương thức sống hiệu quả. Và cho dù chúng ta đang nói đến cuộc sống của con cái, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc là những người rất thân thiết của chúng ta, chúng ta vẫn nên thảo luận về cả hai khía cạnh này thật cởi mở.

Nhưng tôi đã nỗ lực để làm chủ những cuộc nói chuyện của mình bằng cách tập trung hết sức vào các khía cạnh tích cực của sự thay đổi trong cuộc sống, hơn là những lời cảnh báo về mặt tiêu cực. Với rất nhiều lý do khác nhau, tôi thấy điều này có tác dụng rất lớn trong cả văn viết và văn nói.

  • Mọi người luôn luôn thích nghe một câu chuyện “tin-tốt-lành”

  • Mọi người thích được nhận lời mời và thường bỏ qua những lời cảnh báo

  • Mọi người đang kiếm tìm hi vọng và câu trả lời

Nguyên tắc nói tích cực này là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao sự giản đơn. Nhưng nó cũng quan trọng trong tất cả và bất kỳ tương tác nào mà chúng ta muốn mở rộng sự ảnh hưởng trong cuộc sống của chúng ta và của cả những người khác. Hãy nắm lấy nó.

Bạn sẽ thấy tầm ảnh hưởng của mình nhiều hơn trước. Và thái độ của cá nhân bạn đối với cuộc sống cũng sẽ được cải thiện

Joshua Becker là người  sáng lập và biên tập của “Becoming Minimalist”, nơi ông đã truyền cảm hứng cho mọi người để sống ý nghĩa hơn bằng cách sở hữu ít vật chất hơn.

*Tranh phong cảnh trên Shutterstock 

 

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời